Aung San Suu Kyi: Cứu tinh của dân tộc Miến

0:00 / 0:00

Đã hơn 2 thập kỷ qua, mỗi khi nhắc đến tên Aung San Suu Kyi, tất cả mọi người trên thế giới đều khâm phục và kính trọng. Bà luôn xuất hiện trước công chúng trong bộ trang phục thật giản dị, nét mặt dịu dàng. Nhưng người phụ nữ nhỏ bé này ý chí thật mạnh mẽ và trái tim giàu lòng nhân ái. Người dân Miến Điện đã xem bà như một vị cứu tinh, một nữ anh hùng trong những câu chuyện huyền thoại của dân tộc Miến Điện.

Đem lòng từ bi chinh phục bạo lực

Theo Wikipedia, bà Aung San Suu Kyi sinh ngày 19 tháng 6 năm 1945. Cha của bà là ông Aung San, vị tướng đã lãnh đạo cuộc chiến chống lại sự cai trị của Anh và giành lại độc lập cho Miến Điện năm 1947. Ông đã bị ám sát bởi đối thủ của mình trước 6 tháng khi được nhìn thấy đất nước độc lập. Lúc đó, bà Suu Kyi mới vừa 2 tuổi. Mẹ bà là bà Khin Kyi đã được nhân dân Miến Điện tin cậy và là một nhân vật chính trị nổi bật trong chính phủ Miến Điện mới vừa hình thành. Bà Khin Kyi trở thành Đại Sứ Miến Điện tại Ấn Độ năm 1960. Bà Suu Kyi đi theo mẹ sang Ấn Độ sinh sống. Bà đã tốt nghiệp Đại Học tại Delhi, tốt nghiệp trường St Hugh’s College, Oxford, và Đại Học London. Bà kết hôn với ông Michael Aris, một học giả nghiên cứu về Tây Tạng sinh sống tại Anh. Bà sinh ra hai người con trai.

Ngày 31 tháng 3 năm 1988, mẹ bà bị bịnh nghiêm trọng. Bà đã trở về nước chăm sóc mẹ. Mẹ bà qua đời vào ngày 27 tháng 12. Vào những tháng năm này, đất nước Miến Điện đang rơi vào cảnh hỗn loạn, người dân đang cần đến bà. Bà đã hy sinh hạnh phúc của riêng mình để và lo cho sự an nguy của đất nước.(*)

Trong cuộc trao đổi với Ngài Ashin Kheminda, người trụ trì ngôi chùa Miến Điện- Mingarama Vihava, tại thành phố Silver Spring, Maryland, nhà sư cho biết, bản thân ông và người dân Miến Điện rất ngưỡng mộ bà và xem bà như một nữ anh hùng. Ông nói:

"Đối với tôi, tôi kính trọng bà một cách sâu sắc. Bà đã làm tất cả cho đất nước. Bà yêu nước sâu đậm nên đã hy sinh cả cuộc đời mình cho đất nước. Hiện nay, bà vẫn tiếp tục làm việc và cho đến khi bà từ giã cuộc đời.Tất cả những gì bà làm đều vì nhân dân và đất nước Miến Điện."

Miến Điện là đất nước Phật Giáo lâu đời. Có hơn 85% dân số theo đạo Phật. Nhưng đất nước bị cai trị bởi bàn tay sắt của quân đội trong một thời gian khá dài khiến cho dân chúng lầm than, đói khổ và lạc hậu. Tình trạng bạo lực diễn ra khắp nơi. Chính quyền Miến Điện thẳng tay đàn áp những nhà tu hành xuống đường tranh đấu cho quyền tự do của nhân dân Miến Điện.

Bà cố gắng thay đổi đường lối chính sách của một chính quyền quân phiệt trở thành một chính quyền tự do, dân chủ vì dân và lo cho dân.<br/> - Nhà sư Ashin <br/>

Trong mối tương quan lực lượng giữa chính quyền có bộ máy cai trị sắt máu, có quân đội, súng ống, còn bà Suu Kyi chỉ là một phụ nữ tay yếu chân mềm. Nhưng bà đã dám chống lại sức mạnh của vũ khí bằng hành động bất bạo động, bằng lòng nhân từ, kiên nhẫn và ý chí. Sức mạnh nào đã giúp cho bà vượt qua tất cả những trở lực này? Nhà sư Ashin giải thích như sau:

“Bà là một Phật Tử, bà học giáo lý của Phật nên hiểu và thấm nhuần được triết lý của nhà Phật là đem lòng từ bi để cư xử với mọi người. Bà đã sử dụng sức mạnh của lòng từ bi, tử tế để chinh phục bạo lực. Bà cố gắng thay đổi đường lối chính sách của một chính quyền quân phiệt trở thành một chính quyền tự do, dân chủ vì dân và lo cho dân. Đó là lý do bà đã thắng.”

Những ngày trong tháng 8 năm 1988, nhiều cuộc biểu tình của người dân Miến Điện diễn ra liên tục. Chính quyền quân phiệt đã dùng bạo lực và thẳng tay đàn áp. Hàng ngàn người đã bị giết. Ngày 15 tháng 8, lần đầu tiên, bà Suu Kyi, đã có hành động chính trị là gửi bức thư ngỏ cho chính phủ, yêu cầu thành lập Ủy Ban Tư Vấn độc lập để chuẩn bị bầu cử tự do, đa đảng.
Ngày 24 tháng 9, Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ (NLD) được thành lập, bà được bầu làm Chủ Tịch. Chủ trương của đảng bà là tranh đấu bất bạo động. Tháng 12, bất chấp lệnh cấm của chính phủ, bà Suu Kyi đã đi công diễn khắp nơi kêu gọi người dân Miến Điện tranh đấu cho tự do dân chủ. Trong cuộc tổng tuyển cử năm 1990, đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ do bà lãnh đạo đã giành được 59% số phiếu và chiếm 81% số ghế trong Quốc Hội. Nhưng một số thành viên chủ chốt trong đảng bà đã bị bắt giam, và bà đã bị chính quyền quân phiệt quản thúc tại gia trước khi cuộc bầu cử diễn ra. Bà bị quản thúc và bị tù gần 21 năm và trở thành vị nữ anh hùng, người tù chính trị nổi bật nhất thế giới về ý chí, lòng nhân ái và sự kiên định.

Thần tượng của người dân Miến

Bà Aung San Suu Kyi đến khu vực dự án mỏ đồng đang gây bất mãn cho người dân Miến tại tỉnh Monywa phía bắc Myanmar vào 14 tháng 3 năm 2013. AFP photo
Bà Aung San Suu Kyi đến khu vực dự án mỏ đồng đang gây bất mãn cho người dân Miến tại tỉnh Monywa phía bắc Myanmar vào 14 tháng 3 năm 2013. AFP photo (Bà Aung San Suu Kyi đến khu vực dự án mỏ đồng đang gây bất mãn cho người dân Miến tại tỉnh Monywa phía bắc Myanmar vào 14 tháng 3 năm 2013. AFP photo)

Tấm lòng yêu nước của bà đã khiến cho nhân dân Miến Điện kính trọng và xem bà như một vị cứu tinh của dân tộc. Nhà sư Ashin đã kể lại giao ước của bà trước khi chấp nhận làm vợ ông Michael Aris:

"Bà làm một chuyện thật đáng khâm phục là khi bà đang bị quản thúc tại căn nhà riêng ở Rangoon, Miến Điện cũng là thời gian chồng bà bị bịnh ung thư và qua đời. Hai đ ứa con của bà còn rất nhỏ đang sống tại Anh quốc. Nhưng bà đã không trở về để chôn cất chồng. Câu chuyện tình của bà cũng thật ly kỳ. Bà đã có một giao ước với chồng. Trước khi cưới nhau, bà nói với chồng rằng một ngày nào đó người dân và đất nước Miến Điện cần đến bà thì xin ông hãy cho bà trở về giúp đất nước bên cạnh người dân Miến Điện. Và năm 1988, bà gác lại hạnh phúc riêng tư để hy sinh cho đại cuộc."

Không phải chỉ có nhân dân Miến Điện ngưỡng một bà mà ngay cả những người trên thế giới cũng xem bà Suu Kyi như thần tượng. Bà Kiều Mỹ Duyên, tác giả của tập hồi ký “Chinh Chiến Điêu Linh” kể lại câu chuyện về người dân Miến Điện lưu vong tôn kính bà Suu Kyi:

"Chúng tôi có đi họp những hội nghị NGO. Những tổ chức phi chính phủ. Những tổ chức này gồm có những quốc gia ở Á Châu, và những quốc gia ở Âu Châu. Chúng tôi cũng đi họp nhiều lần thì chúng tôi có gặp một hội từ thiện của phi chính phủ đại diện của những người Miến Điện lưu vong trên thế giới. Họ yêu chuộng tự do. Họ gởi tiền về giúp cho những người dân nghèo của họ và thần tượng của họ là bà dân biểu Suu Kyi bây giờ. Bà được người dân Miến Điện ngưỡng mộ vô cùng. Họ đi họp ngoài giờ đi họp hay đi ăn cơm hay ngoài giờ sinh hoạt chung với các quốc gia thì người trong phái đoàn Miến Điện mặc những chiếc áo có in hình thần tượng của họ rất là dễ thương. Người dân Miến Điện yêu chuộng tự do họ mong ước chính quyền của họ không còn chế dộ độc tài, quân phiệt."

Bà Suu Kyi còn có những hành động phi thường khác khiến cho nhiều người khâm phục. Bà Kiều Mỹ Duyên nói tiếp:

Trước khi cưới nhau, bà nói với chồng rằng một ngày nào đó người dân và đất nước Miến Điện cần đến bà thì xin ông hãy cho bà trở về giúp đất nước bên cạnh người dân Miến Điện.<br/> - Nhà sư Ashin <br/>

"Chúng tôi ngưỡng mộ bà như một thần tượng thế giới. Bà được mời qua bên Trung Quốc thuyết trình nhưng bà không đi tại vì bà đi là bà biết bà không có trở về. Bởi vì họ không cho bà về, bà lưu vong luôn nên bà gởi một cái video để bà nói về những sự tranh đấu của bà và đảng phái của bà. Và khi chồng bà mất ở bên Ăng-lê bà cũng không trở về. Cái tình cảm gia đình nó lớn lắm, tình chồng vợ sâu sắc lắm nhưng bà không về. Vì bà về chôn chồng bà thì nó sẽ không cho bà trở lại Miến Điện, bà không có còn là người tranh đấu ngay trong nước. Cho nên lòng can đảm, ý chí kiên cường của một người phụ nữ mảnh mai chúng tôi rất là ngưỡng mộ. Bà chịu cực, chịu khổ ở trong nước để tranh đấu cho nhân Miến Điện có dân chủ và nhân quyền."

Tại sao chính quyền quân phiệt Miến Điện sau mấy chục năm cai trị họ phải thay đổi đường lối một cách nhanh chóng trong thời gian gần đây. Họ đã nhường bước cho một vị thống thống dân sự là ông Thein Sein, một tướng lãnh đã rời quân đội lên nắm quyền vào ngày 30 tháng 3 năm 2011. Nhất là hành động trả tự do cho bà Suu Kyi, tháo bỏ hàng rào kẽm gai,bao quanh nhà bà.

Nhà Sư Ashin cho biết, cuộc cách mạng hoa sen, hoa nhài diễn ra tại những nước Ai Cập, Lybia và các nước Trung Đông đã làm cho chính quyền quân phiệt lo sợ cho số phận của họ:

"Miến Điện một ngày nào đó cũng sẽ diễn ra một n ổi dậy giống như những cuộc cách mạng lật đổ chế độ Sadam Husen, Lybia, Syria…và nhiều nước tại Trung Đông. Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ là ông John McCain đã đến Miến Điện nói với chính phủ Miến Điện rằng với đường lối cai trị như thế thì rồi một ngày nào đó dân chúng cũng sẽ nổi dậy chống các ông. Hãy nhìn vào đó mà cố gắng thay đổi. Và họ đã thức tỉnh, trả tự do cho bà Suu Kyi cũng như hàng ngàn tù chính trị khác. Họ đang cố gắng thay đổi Miến Điện thành một nước dân chủ".

Thế giới ngưỡng mộ

Tổng thống Mỹ Barack Obama ôm lãnh đạo đối lập Myanmar Aung San Suu Kyi sau cuộc họp tại nơi cư trú của bà ở Yangon vào ngày 19 tháng 11 năm 2012. AFP photo
Tổng thống Mỹ Barack Obama ôm lãnh đạo đối lập Myanmar Aung San Suu Kyi sau cuộc họp tại nơi cư trú của bà ở Yangon vào ngày 19 tháng 11 năm 2012. AFP photo (Tổng thống Mỹ Barack Obama ôm lãnh đạo đối lập Myanmar Aung San Suu Kyi sau cuộc họp tại nơi cư trú của bà ở Yangon vào ngày 19 tháng 11 năm 2012. AFP photo)

Sau 20 năm bị giam giữ, trong cuộc bầu cử quốc hội bổ sung hồi tháng 4-2012, Đảng NLD giành chiến thắng áp đảo khi chiếm được 43 ghế trong quốc hội và bà đã được bầu làm Nghị Sĩ Quốc Hội. Ngày 19 Tháng 9 năm 2012, bà Suu Kyi đã được Quốc Hội Hoa Kỳ trao tặng huy chương vàng, và Tổng Thống Obama tặng bà Huân Chương Tự Do, một huy chương danh dự dân sự cao nhất tại Hoa Kỳ. (**)

Ngày 8-3 vừa qua, tại Yangoon, hàng trăm đại biểu Đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ (NLD) đối lập tập trung về tham dự đại hội đảng đầu tiên sau một thời gian hơn 21 năm bị chính quyền quân sự trấn áp. Đảng NLD đã bỏ phiếu bầu các vị trí lãnh đạo đảng và bà Suu Kyi đã tái đắc cử Chủ Tịch. Số lượng các thành viên cũng tăng từ 7 lên thành 15 người, trong đó có 4 phụ nữ. Bà cũng kêu gọi sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ và khuyến khích những người trẻ tuổi tham gia.

Đại hội lần này là để xây dựng lực lượng lãnh đạo chủ chốt và các phương hướng hành động để chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử năm 2015. Người dân Miến Điện đang mong chờ bà trở thành Tổng Thống trong cuộc bầu cử này. Qua cuộc trao đổi, nhà sư Ashin cho biết:

"Ngay bây giờ chúng tôi muốn bà trở thành Tổng Thống. Nhưng Hiến Pháp vẫn chưa cho phép. Đảng của bà đang cố gắng để thay đổi Hiến Pháp để đến năm 2015, bà có thể ra ứng cử. Nhưng hiện nay, chúng tôi đang lo rằng lúc đó Đảng bà chiến thắng nhưng Hiến Pháp vẫn chưa cho phép thì bà vẫn chưa thể ra ứng cử. Bởi vì bà là thần tượng của nhân dân Miến Điện. Những gì bà nói thì mọi người đều lắng nghe. Bà rất quan tâm đến phụ nữ, khuyến khích phụ nữ và trẻ em gái nâng cao trình độ học vấn và tham gia vào hoạt động xã hội và chính trị."

Bà là một trong những phụ nữ lãnh nhiều giải thưởng tranh đấu cho tự do nhân quyền do nhiều tổ chức quốc tế trao tặng. Trong đó có giải thưởng Nobel Hoà Bình năm 1991. Nhưng mãi đến 2 thập kỷ sau bà mới nhận được giải thưởng này vào ngày 16 tháng 6 năm 2012, tại Navy. Phát biểu tại buổi lễ bà nói rằng: "Những người bị áp bức và bị cô lập ở Miến Điện cũng là một phần của thế giới. Họ đã được thế giới công nhận…"

Bà nói tiếp rằng "Một lần nữa, Giải Nobel Hoà Bình đã mở ra một cánh cửa trong trái tim tôi. Nó đã lôi cuốn tôi trở lại với cộng đồng thế giới. Tôi không còn cảm thấy cô đơn và bị lãng quên." Bà cũng nhắc nhở thế giới đừng quên những người tù lương tâm khác ở Miến Điện hay khắp nơi trên thế giới. Bà cho rằng cho dù hòa bình là một mục tiêu không thể đạt được ngay trên đất nước Miến Điện "Nhưng nó là một trong những mục tiêu mà chúng tôi phải tiếp tục cuộc hành trình, đôi mắt của chúng tôi cố định nó như là một du khách đ i trong sa mạc, đô i mắt của anh phải nhìn về ngôi sao dẫn đườ ng để dẫn dắt anh đến sự cứu rỗi."

Ông Thorbjorn Jagland, Chủ tịch Ủy Ban Nobel Na Uy, đã khen ngợi và cảm ơn bà. Ông nói: "Sự can đảm, sự kiên trì và sức mạnh của bạn và c uộc đ ời của bạn là một thông điệp gởi đến cho tất cả chúng t a". (***)

Tài liệu tham khảo: Quý vị nào muốn biết thêm chi tiết và kiểm chứng nội dung xin vào các website dưới đây:

(*)http://en.wikipedia.org/wiki/Aung_San_Suu_Kyi#2009:_International_pressure_for_release_and_2010_Burmese_general_election

(**) http://www.bbc.co.uk/news/world-asia-19651683

(***) http://www.nytimes.com/2012/06/17/world/asia/aung-san-suu-kyi-accepts-nobel-peace-prize.html?_r=0

Những tài liệu liên quan:

http://www.nobelprize.org/nobel_prizes/peace/laureates/1991/kyi-lecture.htmlOpens in new window ]

http://news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pacific/3009014.stmOpens in new window ]

"http://www.nytimes.com/2012/06/17/world/asia/aung-san-suu-kyi-accepts-nobel-peace-prize.html.