Thấy gì sau “tuần lễ tồi tệ” của tiền đồng việt nam

Tính cho đến cuối tuần rồi, đồng nội tệ được nhiều chuyên gia cho là có một tuần tồi tệ nhất trong vòng 2 tháng qua.

0:00 / 0:00

Cụ thể là Ngân hàng nhà nước đã hạ tỷ giá quy đổi giữa đồng Việt Nam và đô la 4 lần trong vòng một tuần. Vậy vì sao Nhà nước lại thực hiện việc này và từ giờ đến cuối năm, tỷ giá dự kiến sẽ ra sao?. Vũ Hoàng tìm hiểu và trình bày.

Tiến đồng mất giá nguyên nhân xa gần

Theo giá niêm yết khi đóng cửa hôm cuối tuần rồi, tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ là 20.953 đồng trên 1 đô la, tiền đồng giảm 0,5% so với đầu tuần và được coi là mức giảm nhiều nhất kể từ hơn 2 tháng nay. Sự can thiệp này của Ngân hàng Nhà nước được đánh giá là nhằm giảm sức ép do thâm hụt thương mại tăng và các khoản nợ đô la đáo hạn lên tiền đồng.

Về nguyên tắc cơ bản trong thương mại quốc tế, khi đồng tiền của một nước mất giá (hay xuống giá) nghĩa là hàng hoá nước đó rẻ hơn một cách tương đối so với hàng hoá các nước khác. Điều này đồng nghĩa là hàng hoá Việt Nam sẽ trở nên rẻ hơn và cạnh tranh hơn, dẫn đến việc xuất khẩu gặp thuận lợi.

Về nguyên tắc cơ bản trong thương mại quốc tế, khi đồng tiền của một nước mất giá (hay xuống giá) nghĩa là hàng hoá nước đó rẻ hơn một cách tương đối so với hàng hoá các nước khác. Điều này đồng nghĩa là hàng hoá Việt Nam sẽ trở nên rẻ hơn và cạnh tranh hơn, dẫn đến việc xuất khẩu gặp thuận lợi.<br/>

Từ đó, cải thiện phần nào tình trạng nhập siêu của Việt Nam. Hiện tượng này cũng được nhìn thấy qua cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, khi Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc ấn định không đúng tỷ giá thực, khiến hàng hoá Trung Quốc rẻ, tràn ngập trên thị trường Hoa Kỳ và làm điêu đứng nhiều doanh nghiệp của Mỹ.

Lý do thứ hai mà Ngân hàng Nhà nước quyết định hạ giá đồng Việt Nam là nhằm giảm áp lực các khoản nợ đô la đến kỳ trả nợ, thường rơi vào dịp cuối năm. Vì thông thường khi các doanh nghiệp vay đô la từ các ngân hàng để trả tiền nhập khẩu hoặc thanh toán các khoản mua hàng trả chậm từ bên người bán nước

Bộ tài chính Việt Nam. RFA
Bộ tài chính Việt Nam. RFA (RFA)

ngoài, cuối năm là thời điểm đáo hạn. T.S Nguyễn Minh Phong, trưởng phòng Nghiên cứu, Viện Phát triển - Kinh tế xã hội Hà Nội cho biết:

Nhưng từ nay đến cuối năm vẫn có những dấu hiệu áp lực tăng tỉ giá Việt Nam theo nghĩa, nếu các khoản vay ngoại tệ của các doanh nghiệp Việt Nam tới hạn cuối năm phải trả và qui mô này tăng rất nhanh, rất mạnh từ đâu năm tới nay so với dư nợ tín dụng bằng nội tệ, thì nó sẽ tạo ra áp lực mua ngoại tệ rất lớn để trả nợ và điều này sẽ gây ra những đột biến về cung cầu. Nếu không chủ động và không có nguồn thực sự thì sẽ gây ra những biến động áp lực tăng tỷ giá.

Ngoài ra T.S Nguyễn Minh Phong cũng giải thích thêm nhu cầu về đồng đô la cũng tăng lên bởi thông thường vào dịp cuối năm, các doanh nghiệp phải tăng cường tìm kiếm đô la để nhập khẩu phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh vào dịp Tết. Vì thế, nguồn đô la nếu không đủ thì áp lực này cũng sẽ tạo ra một sự chênh biệt và sẽ gây ra áp lực lên tỉ giá.

các doanh nghiệp Việt Nam tới hạn cuối năm phải trả và qui mô này tăng rất nhanh, rất mạnh từ đâu năm tới nay so với dư nợ tín dụng bằng nội tệ, thì nó sẽ tạo ra áp lực mua ngoại tệ rất lớn để trả nợ và điều này sẽ gây ra những đột biến về cung cầu.

T.S Nguyễn Minh Phong

Bên cạnh đó, tỷ giá giữa đồng VN và đô la tăng là do nhiều doanh nghiệp cần đô la để thu gom mua vàng từ nước ngoài, trong đợt sốt vàng vừa qua, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến đồng đô la trở nên khan hiếm.

Trong một bài phỏng vấn gần đây trên báo Nhịp Cầu Đầu Tư, T.S Võ Trí Thành, phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng tỉ giá tại Việt Nam có nhiều sức ép do lạm phát cao hơn nhiều các nước đối tác thương mại, nên đồng tiền mất giá nhanh hơn; thâm hụt thương mại còn lớn, tạo áp lực đến thị trường ngoại hối, vì thế dẫn đến tình trạng mất cân bằng cung cầu ngoại tệ.

Không thể chủ quan khi muốn khống chế tỷ giá tiền đồng

Cũng xin nhắc lại, ông Nguyễn Văn Bình khi mới lên giữ chức Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hồi cuối tháng 8 có cam kết là sẽ khống chế tỷ giá không để đồng Việt Nam mất giá hơn 1% so với đồng đô la Mỹ, sau khi đồng Việt Nam mất giá đến 9% hồi đầu năm nay.

nhu cầu về đồng đô la cũng tăng lên bởi thông thường vào dịp cuối năm, các doanh nghiệp phải tăng cường tìm kiếm đô la để nhập khẩu phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh vào dịp Tết

T.S Nguyễn Minh Phong

Đô la Mỹ và tiền đồng
Đô la Mỹ và tiền đồng. RFA (RFA)

Nhưng xem chừng lời tuyên bố này rất khó trở thành hiện thực. Mới chỉ sau hơn 2 tháng, tỷ giá đã tăng liên tục, mặc dù chưa đến mức 1% nhưng xem ra ngưỡng này có thể bị phá bất kỳ lúc nào. Với những giả định tuyệt đối, thì khả năng này có thể thực hiện được, tuy nhiên, còn nhiều nhân tố mà Việt Nam không thể làm chủ được, chắc chắn sẽ tác động đến giá trị đồng nội tệ. T.S Nguyễn Minh Phong phân tích:

Yên tâm với 1% thì điều này chúng tôi chỉ cho là đúng với những giả định rất căn bản. Thứ nhất là tất cả hệ thống ngân hàng bình ổn, không có những hiện tượng về nợ quá hạn quá lớn. Thứ hai là các đồng tiền trên thế giới ổn định một cách căn bản như hiện nay, nếu các đồng tiền khác thay đổi thì đồng tiền Việt Nam rất khó để không thay đổi theo, không có chuyện ổn định được và thứ ba là giả định không có thiên tai, địch hoạ biến động lớn.
Cho nên, theo chúng tôi, tuyên bố trên phải dựa trên rất nhiều những tiền đề căn bản mà những tiền đề này không hoàn toàn do Việt Nam làm chủ. Chúng tôi cho rằng không thể chủ quan đối với vấn đề tỷ giá của Việt Nam từ giờ cho đến cuối năm.

Có thể nhận thấy, chuyện đồng tiền lên xuống giá chỉ là một hiện tượng phản ánh những dao động trong nền kinh tế. Tuy nhiên, với những diễn biến hiện nay, có thể nhìn nhận "tuần lễ tồi tệ" của đồng Việt Nam vẫn chưa phải là "tuần lễ tồi tệ" cuối cùng<br/>

Nhiều nhà phân tích kinh tế cho rằng khi Ngân hàng Nhà nước cố ép tỷ giá dưới mức dao động 1%, Việt Nam sẽ rất dễ rơi lại tình trạng 2 giá của đồng đô la: một là của thị trường chính thức, khi tỉ giá bị “nén” lại và hai là của thị trường tự do, thể hiện đúng giá trị thực của đồng tiền. Và rồi chuyện các doanh nghiệp mua đô la sẽ lại gặp phải khó khăn khi hạch toán khoản chênh lệch giữa giá đô la niêm yết và giá trị thực của nó là điều có thể tiên đoán được. Đây là thách thức lớn “một nền kinh tế có 2 dòng máu” mà Chính phủ đang cố gắng dẹp bỏ suốt thời gian qua, giờ đang quay trở lại.

Có thể nhận thấy, chuyện đồng tiền lên xuống giá chỉ là một hiện tượng phản ánh những dao động trong nền kinh tế. Tuy nhiên, với những diễn biến hiện nay, có thể nhìn nhận “tuần lễ tồi tệ” của đồng Việt Nam vẫn chưa phải là “tuần lễ tồi tệ” cuối cùng. Việc không thể chủ quan với tỷ giá như T.S Phong nhận xét hẳn sẽ còn được nhắc đến nhiều trong thời gian tới. Với những thay đổi như vậy, chuyện điều hành “ép” tỷ giá của ông thống đốc Bình sẽ càng khiến thị trường tiền tệ rơi vào vòng khó kiểm soát hơn.

Theo dòng thời sự: