Phiên xử phúc thẩm Blogger Trương Duy Nhất

0:00 / 0:00

Phiên xử phúc thẩm chủ nhân trang blog ‘Một góc Nhìn Khác’, ông Trương Duy Nhất, theo đúng kế hoạch diễn ra hôm nay tại Tòa án Nhân dân Tối cao Thành phố Đà Nẵng.

Kết quả

Y án sơ thẩm hai năm tù giam kể từ ngày bắt đối với nhà báo tự do- blogger Trương Duy Nhất là tuyên bố của hội đồng xét xử phiên phúc thẩm hôm nay 26 tháng 6 tại Tòa án Nhân dân Tối cao Thành phố Đà Nẵng.

Luật sư Trần Vũ Hải bào chữa cho ông Trương Duy Nhất cho biết về kết quả, tiến trình phiên phúc thẩm và phát biểu của thân chủ ông tại tòa:

Phiên tòa kết thúc rất nhanh, bắt đầu lúc khoảng 8 giờ đến 10 giờ kém 15 đã kết thúc. Họ đã y án sơ thẩm 2 năm tù. Ông Trương Duy Nhất và luật sư khi đi sâu vào những vấn đề 12 bài báo: tại sao viết, nội dung thế nào, có xâm phạm lợi ích của Nhà nước, có bôi nhọ hay không; kể cả phần xét hỏi và tranh luận, thì (Hội đồng xét xử) phiên tòa không cho nói và họ tìm cách dọa nếu ‘bị cáo’ và luật sư cứ nói thì họ mời ra ngoài. Thậm chí có một số cảnh sát đến bên cạnh tôi nhắc nhở và cũng muốn đẩy ra ngoài.

Một số bạn bè của Trương Duy Nhất cũng được dự phiên tòa ở phòng báo chỉ chỉ xem trên màn hình thôi; nhưng những lời nói của chúng tôi khi đề cập đến 12 bài báo đó đều tắt tiếng. Tức họ tìm mọi cách không cho nói về 12 bài đó; nếu có nói cũng không cho ai nghe cả. Chúng tôi không hiểu tại sao, và họ tìm cách rút ngắn phiên tòa một cách bất hợp lý.

Nhà văn Phạm Xuân Nguyên, một thân hữu của ông Trương Duy Nhất được vào dự tòa từ phòng báo chí cho biết:

Phiên tòa kết thúc rất nhanh, bắt đầu lúc khoảng 8 giờ đến 10 giờ kém 15 đã kết thúc. Họ đã y án sơ thẩm 2 năm tù. Ông Trương Duy Nhất và luật sư khi đi sâu vào những vấn đề 12 bài báo: tại sao viết, nội dung thế nào, có xâm phạm lợi ích của Nhà nước, có bôi nhọ hay không; kể cả phần xét hỏi và tranh luận, thì (Hội đồng xét xử) phiên tòa không cho nói

Luật sư Trần Vũ Hải

Lần trước chỉ hạn chế thôi, chỉ có vợ con anh Nhất được vào; lần này vợ con anh Nhất, một số người trong gia đình và có thêm 3 người bạn bè của Nhất là nhà văn Thái Bá Lợi, nhà văn Trần Chí Trung ( hai anh ở Đà Nẵng và Hội Anh) và tôi Phạm Xuân Nguyên từ Hà Nội vào. Nhưng chúng tôi không được vào phòng xử án chính mà phải vào phòng cho báo chí. Chúng tôi xem xử qua màn hình, nhưng màn hình lúc có lúc không; tức là lúc tranh tụng gay gắt chỉ có hình mà không có tiếng.

Từ 7g sáng đã có nhiều người dân đến tập trung trước cổng tòa án để chờ vào dự phiên tòa công khai xét xử blogger Trương Duy Nhất, nhưng hầu như không ai được vào trừ 3 người: luật sư, vợ và con của anh Trương Duy nhất (Blog Ntuongthuy)
Từ 7g sáng đã có nhiều người dân đến tập trung trước cổng tòa án để chờ vào dự phiên tòa công khai xét xử blogger Trương Duy Nhất, nhưng hầu như không ai được vào trừ 3 người: luật sư, vợ và con của anh Trương Duy nhất (Blog Ntuongthuy) ((Blog Ntuongthuy) )

Ngăn chặn

Dù một số thân nhân và bạn bè của ông Trương Duy Nhất được vào dự phiên phúc thẩm như vừa nêu, nhưng có trường hợp cũng bị ngăn chặn là đối với nhà hoạt động xã hội dân sự Nguyễn Văn Thạnh tại Đà Nẵng. Trrên trang facebook của bản thân, anh này nói rõ ‘hôm nay đi dự phiên xử nhà báo, blogger Trương Duy Nhất. Khẩu hiệu cho hôm nay: Mở miệng không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm của công dân, Chính quyền cần tôn trọng góc nhìn khác.’

Tuy nhiên trên đường đến dự phiên phúc thẩm anh đã bị công an chặn lại xét hỏi giấy tờ. Vào lúc 8:40 sáng khi ở đồn công an phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng anh cho biết như sau:

Trên đường đi, công an giao thông chặn xe đưa về đồn. Ở đồn thì công an phường làm việc nên tôi chưa đến vị trí tòa được. Tôi đang làm việc với một công an tên Phong. Đầu tiên họ dừng xe tôi, tôi hỏi lý do họ không nói chỉ nói đến chỗ kiểm tra phải dừng. Họ yêu cầu kiểm tra giấy tờ, thiếu giấy kiểm tra xe máy tôi không mang theo. Đúng ra họ phải lập biên bản phạt tại chỗ nhưng họ không chịu. Họ nói có lện phải đưa về đồn. Tôi phản đối nhưng không được và họ chở tôi về đồn nói ở đó sẽ viết giấy phạt khoảng 10 phút. Ở phường, công an phường yêu cầu tôi cung cấp thông tin hồ sơ lý lịch cá nhân và cho tới bây giờ vẫn chưa xong.

Chừng ba tiếng đồng hồ sau anh Nguyễn Văn Thạnh mới được cho ra khỏi đồn công an.

Bản thân luật sư Trần Vũ Hải vào chiều trước phiên phúc thẩm cũng còn gặp trở ngại như lời kể của ông:

Trên đường đi, công an giao thông chặn xe đưa về đồn. Ở đồn thì công an phường làm việc nên tôi chưa đến vị trí tòa được. Tôi đang làm việc với một công an tên Phong...Ở phường, công an phường yêu cầu tôi cung cấp thông tin hồ sơ lý lịch cá nhân và cho tới bây giờ vẫn chưa xong

Nguyễn Văn Thạnh

Hôm qua họ còn ngăn cản không cho tôi sao văn bản phiên tòa sơ thẩm; nhưng tôi đấu tranh cuối cùng họ cũng phải cho phép.

Kiến nghị của luật sư

Trước phiên phúc thẩm xử nhà báo tự do- blogger Trương Duy Nhất diễn ra gần 10 ngày, luật sư Trần Vũ Hải gửi cho Tòa phúc phẩm Tòa án Nhân dân Tối cáo tại Đà Nẵng bản kiến nghị số 5.

Các blogger đến ủng hộ tinh thần cho Trương Duy Nhất. Ảnh FB Hồ Ly Tiên
Các blogger đến ủng hộ tinh thần cho Trương Duy Nhất. Ảnh FB Hồ Ly Tiên (Ảnh FB Hồ Ly Tiên )

Nội dung bản kiến nghị đề nghị đại diện Viện Kiểm sát và hội đồng xét xử phúc thẩm phải làm rõ 12 bài viết đăng trên blog Một Góc Nhìn Khác của ông Trương Duy Nhất mà tòa sơ thẩm kết án ông. Vấn đề được đặt ra là những bài viết đó có thực sự xâm hại đến lợi ích Nhà nước hay không.

Tiếp đến luật sư yêu cầu tòa phúc thẩm triệu tập những người tham gia ký Kết luận Giám định ngày 24 tháng 11 năm 2013 mà tòa sơ thẩm căn cứ để kết tội ông Trương Duy Nhất. Việc triệu tập này nhằm làm rõ có phải giám định viên là hợp lệ, có thẩm quyền hay không.

Điều 258 mơ hồ!

Nhà báo tự do- blogger Trương Duy Nhất, chủ nhân trang blog ‘Một góc nhìn khác’ là một trong những người có tiếng khác tại Việt Nam như nhà văn Phạm Viết Đào, blogger Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh bị bắt theo điều 258, Bộ Luật Hình sự Việt Nam là ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà Nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.

Nhà văn Phạm Xuân Nguyên nói về tính mơ hồ và vi phạm quyền con người của điều 258 này:

Điều khoản (258) này là điều khoản gây nguy hiểm, nó sẽ có tác động đến vấn đề nhân quyền của Việt Nam, nhất là trong hoàn cảnh VN vừa được Hội đồng Nhân quyền của Liên hiệp quốc kiến nghị hơn 200 điều khoản, trong đó có những điều liên quan đến Điều 258 Bộ Luật Hình sự

Nhà văn Phạm Xuân Nguyên

Chúng tôi thấy rằng điều khoản đó là một điều khoản rất mơ hồ, rất dễ dùng nó để khép tội mà không có những chứng lý cụ thể, những cơ sở cụ thể. Nó thiên về cảm tính, định tính nhiều hơn định lượng. Ngay tại tòa cả Trương Duy Nhất và luật sư Trần Vũ Hải đều nói xâm phạm lợi ích của Nhà Nước thì cụ thể như thế nào, rồi làm ảnh hưởng đến uy tín của lãnh đạo, của đất nước thì ảnh hưởng ra sao. Rồi giám định 12 bài viết gồm 11 bài của anh và một bài anh đăng trên trang của anh thì giám định ra sao, theo phương pháp nào. Những vấn đề đó đặt ra đã không được tranh tụng trước tòa, cả sơ thẩm và phúc thẩm. Cho nên điều khoản này là điều khoản gây nguy hiểm, nó sẽ có tác động đến vấn đề nhân quyền của Việt Nam, nhất là trong hoàn cảnh Việt Nam vừa được Hội đồng Nhân quyền của Liên hiệp quốc kiến nghị hơn 200 điều khoản, trong đó có những điều liên quan đến Điều 258 Bộ Luật Hình sự.

Ngày diễn ra phiên phúc thẩm 26 tháng 6 là trọn một năm một tháng nhà báo- blogger Trương Duy Nhất bị bắt. Thân nhân và thân hữu của ông này đều hy vọng ông sẽ được trả tự do ngay tại phiên phúc thẩm vì những bài viết trên trang blog của ông không hề làm phương hại ai mà trái lại còn có lợi cho đất nước vì nói lên sự thật. Tuy nhiên thực tế phiên xử phúc thẩm không như mong đợi của nhiều người.