Lệnh bắt các bloggers trước cuộc biểu tình

Tin cho biết nhà thơ Bùi Chát đã bị tạm giữ tại phi trường Tân Sơn Nhất khi ông chuẩn bị ra Hà Nội vào chiều 5/6, là hôm diễn ra cuộc tuần hành chống Trung Quốc xâm phạm lãnh hải tại Hà Nội và Sài Gòn.

0:00 / 0:00

Trước đó, một số blogger như Người Buôn Gió, Mẹ Nấm cũng đã bị công an tạm giữ.

Sợ tiếng nói của những người yêu nước

Khánh An hỏi chuyện Mẹ Nấm, người vừa được trả tự do sau 24 giờ bị tạm giữ, để tìm hiểu thêm về vụ việc.

Cho đến tối hôm qua, 6/6, vẫn chưa có tin tức gì từ blogger Người Buôn Gió kể từ khi anh này bị mất liên lạc với bạn bè kể từ hôm 4/6 khi anh đang trên đường vào Sài Gòn tham dự sự kiện Ngày truyền thông công giáo được tổ chức tại Dòng Chúa Cứu Thế.

Trước đó, bạn bè nhận được tin nhắn từ điện thoại của anh rằng anh đã vào đến Sài Gòn, đang ở công an quận Tân Bình. Thế nhưng bạn bè tìm đến thì không có tin tức gì về anh.

Cũng cùng thời điểm này, blogger Mẹ Nấm, tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, cũng bị công an TPHCM mời làm việc kể từ chiều ngày 4/6, ngay sau khi chị từ nhà blogger Hồ Lan Hương ra với lý do ban đầu là lỗi lấn lane xe. Chị kể:

blogger Mẹ Nấm, tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, cũng bị công an TPHCM mời làm việc kể từ chiều ngày 4/6, ngay sau khi chị từ nhà blogger Hồ Lan Hương ra với lý do ban đầu là lỗi lấn lane xe.<br/>

-Có hai anh cảnh sát giao thông chạy lên ép xe vô lề đường. Mình cũng đứng lại hỏi rất bình thường thôi, Quỳnh hỏi: “Tôi đang chạy xe bình thường mà sao anh dừng xe tôi?”. Nó kêu là: “Lỗi lấn lane”. Thấy nói lấn lane, Quỳnh mắc cười quá, bảo:

“Anh ơi, đoạn tôi đang đi vẽ đường đứt khúc nè, tức là tôi có thể tạm thời lấn lane nếu gặp chướng ngại vật trên đường dành cho xe máy. Mà nếu anh nói tôi lấn lane thì anh cho tôi coi hình. Thứ hai, anh chạy anh ép tôi từ ngoài vô trong thì anh là người lấn lane chứ không phải tôi”. Rồi nó kêu: “Không nói nhiều, đưa giấy tờ xe cho coi” thì bạn (của Quỳnh) không có giấy tờ xe bởi vì xe mượn. Mình cũng đang thử xem coi có phải nó chặn mình vì thằng kia (an ninh) gọi điện thoại không nên Quỳnh mới nói: “Thôi, mày đứng lại đây đi, tao đi taxi về chứ trời nắng, đứng làm chi 2 đứa, nộp phạt xong rồi đi”.

Thằng cảnh sát giao thông thấy vậy thì gọi điện, một thằng khác chạy tới, mặc đồ thường phục thôi, nói là “Tôi có cái đơn tố cáo xe đang đi là xe gian, xe bị mất cắp. Giờ đề nghị về phường giải quyết”. Mình mới nói: “Anh nói vô lý quá, đầu tiên anh dừng tôi với lý do lấn lane, giờ chuyển qua xe gian, sao mà nhanh vậy?”. Nó mới nói: “Tui không có nói nhiều với chị!”. Quỳnh nói: “Xin lỗi anh, anh là ai?”, tại vì thấy nó mặc thường phục thì mình phải hỏi. Nó nói nó là cảnh sát hình sự. Mình mới nói là: “Anh đưa thẻ cho tui coi, thẻ đâu?”. Nó đưa cái thẻ màu đỏ đỏ. Mình mới nói: “Hình đâu? Cho tui coi hình!”, nó cho coi hình mà để xa xa thôi mà mình biết cái thẻ đó là thẻ an ninh chứ không phải thẻ cảnh sát hình sự.

Blogger Mẹ Nấm đã bị tạm giữ suốt đêm đến chiều hôm sau, tức 5/6, sau khi cuộc biểu tình đã chấm dứt, mới được công an TPHCM đưa ra tận nhà ga để mua vé về Nha Trang.<br/>

Không đồng ý với cách mời làm việc trên, blogger Mẹ Nấm đã công khai hỏi thẳng lý do chị bị bắt có phải do liên quan đến vụ biểu tình vào ngày hôm sau không, nhưng không được trả lời.

-Lúc đó là 5 chiếc xe mô tô bồ câu trắng của cảnh sát giao thông và một chiếc xe có còi hụ nữa, nhiều người người ta bu lại rồi, mình thấy vậy nói luôn: “Anh mời tôi về làm việc vì lý do mai tôi đi biểu tình chống Trung Quốc đúng không? Anh nói lý do đó tui về, nghe còn hợp lý, còn đằng này anh nói tôi đi xe gian sao lý do đó nó trẻ con quá!”. Bắt đầu mấy người kia xì xào rồi vì trên xe Quỳnh có mấy tờ giấy cứng trắng, Quỳnh định ghi khẩu hiệu mà Quỳnh chưa ghi. Thế là Quỳnh trèo lên xe ngồi nó chở về phường.

Sau khi về đồn công an, blogger Mẹ Nấm liên tục bị tra hỏi những thông tin liên quan đến vụ biểu tình.

-An ninh qua hỏi, có giấy trên xe thì Quỳnh cũng nói giấy đó Quỳnh định viết khẩu hiệu giơ lên biểu tình. Nó hỏi Quỳnh sao có một mình mà cầm nhiều vậy. Quỳnh nói: “Tôi định sáng mai ra đó ai không có giấy thì cầm giơ lên cho nó khí thế, chứ hô thì nó ồn, mất trật tự. Ảnh hỏi: “Phương thức biểu tình làm sao?”, Quỳnh nói là: “Tôi cứ cầm bảng tôi giơ lên khoảng 5 phút, nếu người ta ra đuổi tôi thì tôi đi xuống, đi xuống xong thì tôi đi lên”. Nó mới nói: “Có biết biểu tình này là của Việt Tân không?. Quỳnh nói: “Anh nói vậy là anh không

Blogger Mẹ Nấm, Người Buôn Gió và Bùi Chát
(Trên xuống) Blogger Mẹ Nấm, Người Buôn Gió và Bùi Chát. RFA file (RFA file)

theo dõi tình hình rồi, biểu tình này đầu tiên là của tụi Nhật Ký Yêu Nước. Tôi không biết nó là ai nhưng tôi thấy cái này đúng đắn, mà không vi phạm pháp luật. Biểu tình chưa được cho phép nhưng cũng đâu có cấm đâu”.

Blogger Mẹ Nấm đã bị tạm giữ suốt đêm đến chiều hôm sau, tức 5/6, sau khi cuộc biểu tình đã chấm dứt, mới được công an TPHCM đưa ra tận nhà ga để mua vé về Nha Trang.

Ngăn chặn tuần hành chống Trung Quốc tạo phản ứng ngược?

Riêng với trường hợp blogger Người Buôn Gió, giới blogger tỏ ra lo ngại vì thời hạn 24 giờ đã qua, tính cho đến tối hôm qua 6/6, nhưng vẫn chưa có ai có tin tức gì về anh.

Thêm vào đó, nhiều trường hợp các blogger tương đối có tầm ảnh hưởng khác cũng bị răn đe bằng nhiều cách để không tham gia vào cuộc biểu tình. Blogger Hồ Lan Hương cũng là một ví dụ. Blogger Mẹ Nấm kể:

-Chị bảo là nó tới nhà nó tống chồng chị - là người Hàn Quốc – lên xe và bảo là hôm nay chỉ là làm công tác tư tưởng, nếu ông chồng để bà vợ đi biểu tình thì nó sẽ trục xuất ông này về Hàn Quốc.

-Chị bảo là nó tới nhà nó tống chồng chị - là người Hàn Quốc – lên xe và bảo là hôm nay chỉ là làm công tác tư tưởng, nếu ông chồng để bà vợ đi biểu tình thì nó sẽ trục xuất ông này về Hàn Quốc.

Blogger Hồ Lan Hương

Một nguồn tin thân cận cũng xác nhận với Đài Á Châu Tự Do vào chiều hôm qua rằng nhà thơ Bùi Chát, đồng sáng lập nhà xuất bản Giấy Vụn, người vừa được trao giải Quyền Tự Do Xuất Bản của Hiệp hội Xuất bản Quốc tế trao vào tháng 4, cũng bị công an bắt tại phi trường Tân Sơn Nhất vào chiều 5/6 và đưa về số 4 Phan Đăng Lưu. Cho đến tối hôm qua (6/6) vẫn chưa có tin tức về ông này.

Cuộc biểu tình chống Trung Quốc hôm 5/6 tại 2 thành phố lớn Hà Nội và TPHCM đã được sự hưởng ứng mạnh mẽ của hàng ngàn trí thức, văn nghệ sĩ, thanh niên, học sinh, sinh viên trong cả nước. Đây cũng là lần đầu tiên một cuộc tuần hành được kêu gọi công khai trên mạng đã diễn ra trên thực tế với quy mô lớn, khiến cho nhiều người trong cuộc cảm thấy có niềm tin hơn vào quá trình đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam.

Hồng Anh, một bạn trẻ đã tham gia biểu tình tại Hà Nội, nhận xét:

Không chỉ bức xúc và buồn, nhiều công dân bắt đầu đặt câu hỏi về lập trường của chính phủ Việt Nam trong vấn đề giải quyết tranh chấp trên biển Đông sau khi chính họ mục kích bạn bè, người thân bị bắt giữ chỉ vì dám bày tỏ lòng yêu nước.

Hồng Anh

-Ít nhất là cuộc (tuần hành) đi qua các dãy phố là dân người ta cũng biết, cũng đánh động người ta được là biểu tình về cái gì. Cái thứ hai là chính quyền nói chung cũng tạo điều kiện cho một chút thôi. So với (biểu tình) năm 2007, năm nay đỡ hơn, nhưng có một cái là chính quyền ngăn chặn chỗ Đại sứ quán Trung Quốc. Năm 2007 còn đứng ở chỗ Đại sứ quán Trung Quốc được nhưng bây giờ nó dập ngay từ chỗ đấy nên phải đi tuần hành. Nhưng chính hiệu ứng đi quanh Hà Nội lại là một cái rất hay vì nó tuyên truyền rộng hơn. Thứ hai, dân bao nhiêu năm nay mới nhìn thấy có một cái dân chủ mà, nên nhìn vào cũng phấn khởi hơn.

Tuy nhiên, việc những người yêu nước, dám bày tỏ chính kiến đối với những hành động ngang ngược của Trung Quốc lại bị cơ quan an ninh ngăn chặn, cản trở, bắt giữ đã khiến cho nhiều người trong dư luận bức xúc. Bạn Hồng Anh nói tiếp:

-Nói chung, theo em, nếu mà bắt kiểu này thì thứ nhất, về nhân quyền, là không ổn. Thứ hai, chỉ làm cho dân trong nước như bọn em hay quan tâm đến chuyện thông tin bên ngoài cảm thấy bức xúc với buồn thôi!

Không chỉ bức xúc và buồn, nhiều công dân bắt đầu đặt câu hỏi về lập trường của chính phủ Việt Nam trong vấn đề giải quyết tranh chấp trên biển Đông sau khi chính họ mục kích bạn bè, người thân bị bắt giữ chỉ vì dám bày tỏ lòng yêu nước.

Theo dòng thời sự: