Xử Điếu Cày là tự phủ nhận quan điểm về chủ quyền Lãnh hải, Lãnh thổ

Cựu bộ đội Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, được mang ra xét xử tối danh “trốn thuế,” trong khi dư luận cả trong và ngoài nước đều biết rằng Điếu Cày bị bắt là vì tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc liên quan đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

0:00 / 0:00

Bối cảnh vụ xử Điếu Cày diễn ra vào ngày mùng 10 tháng 9, được giới quan sát cho là “tế nhị,” và “xử nặng Điếu Cày là Việt Nam tự phủ nhận quan điểm về lãnh thổ, lãnh hải của mình đối với Trung Quốc.”

Thời điểm “tế nhị”

Blogger Điếu Cày, tức ông Nguyễn Văn Hải, một cựu bộ đội, sẽ được mang ra xét xử vào buổi sáng ngày 10 tháng Chín sau gần 5 tháng bị tạm giam với tội danh “trốn thuế.”

Ngày giờ xét xử Điếu Cày được ấn định 4 ngày trước thời điểm mà nhiều cuộc biểu tình trong và ngoài nước có thể diễn ra theo lời kêu gọi được lan truyền trên Internet.

Ngày 14 tháng Chín năm nay đánh dấu 50 năm cố thủ tướng miền Bắc Việt Nam, Phạm Văn Đồng, ký công hàm gởi thủ tướng Trung Quốc khẳng định tôn trọng tuyên bố của Bắc Kinh về lãnh hải Trung Quốc. Thời điểm xét xử Điếu Cày lại diễn ra chỉ một thời gian ngắn sau khi phía Việt Nam chính thức phản đối bài viết trên một trang mạng Trung Quốc, trình bày kế hoạch quân sự tấn công Việt Nam.

Ngày 14 tháng Chín năm 1958, tức là cách đây đúng 50 năm, cố thủ tướng miền Bắc Việt Nam, Phạm Văn Đồng, ký công hàm cam kết tôn trọng quyết định lãnh hải của Trung Quốc.

Theo thông tin chúng tôi được biết, có tất cả 4 luật sư, cùng 1 luật sư khác sẵn sàng thay thế khi cần thiết, tham gia bào chữa cho Điếu Cày.

Trong số các luật sư này, có 4 người từ Sài Gòn, và 1 người từ Hà Nội.

Trong cuộc nói chuyện với đài Á Châu Tự Do, người con trai của ông Điếu Cày nói rằng từ ngày ông bị bắt đến nay, gia đình chưa thăm nuôi vì phải đợi “cách cung” xong:

“Khi vừa bắt bố, họ nói là nhà con phải “cách cung,” tức là kết thúc bản lấy lời khai của cơ quan điều tra, mới được thăm nuôi. Họ vừa cách cung cách đây 1 tháng, mà phiên toà cũng sắp mở nên gia đình quyết định là để phiên toà mở xong mới gặp chứ không làm giấy xin gặp trước.”

Vụ án “lạ”

Nhiều luật sư, ngay từ đầu, đã bày tỏ tình cảm với Điếu Cày. Trong số này, có luật sư Lê Trần Luật. Trong một lần phát biểu trên Á Châu Tự Do, luật sư Lê Trần Luật nói rằng ông mong muốn bào chữa cho Điếu Cày vì “tình cảm và sự cảm kích một người yêu nước.”

(Video: Thanh niên sinh viên Việt Nam biểu tình phản đối Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa-Trường Sa)

Trên quan điểm luật pháp, ông Lê Trần Luật nhận định, rằng khởi tố vì tội trốn thuế từ việc cho thuê nhà là rất lạ:

“Lạ vì bản thân tôi chưa làm vụ nào như thế. Thứ nữa, là vấn đề tội trốn thuế thông thường phải được cơ quan xử lý về thuế lo trước. Cơ quan ngày phải có nghĩa vụ thông báo cho người nộp thuế trước khi có những biện pháp hành chánh. Công việc này được ghi rõ trong Luật Thuế.”

“Việc này đã được ghi rõ trong luật thuế!” Luật Thuế Việt Nam còn ghi rõ nhiều điều khác. Chẳng hạn, bản tin của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới công bố hồi trung tuần tháng Tám viết rằng, chính quyền cáo buộc Điếu Cày tội trốn thuế trong 10 năm liên quan đến 1 bất động sản cho thuê.

Trên thực tế, công ty thuê mướn địa điểm này của Điếu Cày ký thoả thuận là họ chịu tất cả các khoản thuế liên quan. Luật pháp Việt Nam thừa nhận tính hợp pháp của một thoả thuận như vậy!

Luật sư Lê Công Định, một trong số những luật sư bào chữa cho Điếu Cày, cũng khẳng định:

“Thông tin đó hoàn toàn chính xác. Trong các hợp đồng anh Hải cho Công Ty Mắt Kính Hà Nội thuê, có ghi rất rõ là bên thuê phải đóng thuế. Do đó, nếu cơ quan pháp luật vẫn cố tình truy tố anh Hải về tội trốn thuế, thì tôi nghĩ rằng họ đã bỏ lọt tội phạm.

Lẽ ra Công Ty Mắt Kính Hà Nội là một đồng phạm rất quan trọng. Nhưng tại sao bỏ lọt người này mà truy tố người kia? Rõ ràng là có động cơ khác không bình thường.”

Mốc 14 tháng 9

Giới quan sát tại Việt Nam cho rằng việc xét xử Điếu Cày nằm trong tình huống chính trị tế nhị mà chính quyền Việt Nam hiện đang đối mặt.

Có ý kiến cho rằng, chính quyền không muốn ra án nặng với Điếu Cày, cho dầu là án không liên quan trực tiếp đến chính trị.

Lý do là vì, xử nặng Điếu Cày tức là tự mâu thuẫn với phản ứng chính thức của Việt Nam liên quan đến bài báo Trung Quốc có nội dung dùng quân sự xâm lược Việt Nam.

Xử nặng Điếu Cày tức là tự mâu thuẫn với phản ứng chính thức của Việt Nam liên quan đến bài báo Trung Quốc có nội dung dùng quân sự xâm lược Việt Nam. Xử nặng Điếu Cày chỉ 4 ngày trước ngày 14 tháng Chín có thể tạo nên các cuộc biểu tình chống Trung Quốc.

Xử nặng Điếu Cày chỉ 4 ngày trước ngày 14 tháng Chín có thể tạo nên các cuộc biểu tình chống Trung Quốc.

Tưởng cũng nên nhắc lại, ngày 14 tháng Chín năm 1958, tức là cách đây đúng 50 năm, cố thủ tướng miền Bắc Việt Nam, Phạm Văn Đồng, ký công hàm cam kết tôn trọng quyết định lãnh hải của Trung Quốc.

Quyết định lãnh hải ngày 4 tháng Chín, 1958 của Trung Quốc có nội dung khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Những ngày gần đây, trên mạng Internet, người ta thấy có lời kêu gọi biểu tình đúng vào ngày 14 tháng Chín, trước toà Đại Sứ Trung Quốc tại Hà Nội.

Cũng cần phải nhắc lại một sự kiện quan trọng, là gần đây ông Lê Dũng, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Việt Nam, đã đưa ra lời phản kháng chính thức đối với bài báo mạng víêt về một kế hoạch “dùng quân sự xâm lược Việt Nam” mà một số trang mạng Trung Quốc đăng tải.

Bài báo vạch ra một kế hoạch quân sự theo đó Trung Quốc muốn tiến chiếm Việt Nam thì chỉ cần 31 ngày. Bản tin BBC viết rằng, ông Dũng nói Bắc Kinh cần “có hành động ngăn chặn các bài viết nội dung xấu,” và rằng thông tin như vậy “không thích hợp, đi ngược lại xu hướng hoà bình.”

Về phía người dân Việt, một nhà báo trong nước, không muốn được nêu tên, nói với đài Á Châu Tự Do rằng “Đã phản đối thì không nên tự phủ định những phản đối ấy.”

Nhà báo thêm rằng, việc xử nặng một người chống Trung Quốc trong khi Nhà nước cũng phản đối ý hướng xâm lược của người Trung Quốc, thì điều đó tương tự với ý nghĩa “Việt Nam tự phủ nhận những phản kháng chính thức đối với Trung Quốc trong vụ Hoàng Sa và Trường Sa.”