Và trong mấy năm gần đây, sinh hoạt này trở lại và ngày càng phát triển.
Giới trẻ đến với Thư Pháp
Hẳn nhiều người đều nhớ một vài đoạn trong bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên, nhất là đoạn:
‘Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông Đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
’
Người đọc có thể nắm được ý tiếc nuối của tác giả đối với một sinh hoạt văn hóa truyền thống bị mai một bởi quá trình Tây hóa trước đây.
Tuy vậy trong những năm gần đây khi đến tại Khu Văn Miếu ở Hà Nội hay Nhà Văn hóa Thanh niên tại Sài Gòn vào những ngày giáp Tết, người ta thấy không khí tấp nập của hoạt động viết chữ thư pháp phục vụ Tết nguyên đán. Không chỉ có những ông đồ già mặc áo dài khăn đống, mà nhiều bạn trẻ cũng trong bộ đồ truyền thống nhoài người viết chữ, còn có cả một số ‘bà đồ’ nữa.
Ngoài ra suốt trong năm có những nơi vẫn bày bán các tranh chữ thư pháp cho khách hàng. Đủ mọi thành phần trong xã hội tìm đến với những địa chỉ quen thuộc đó và mỗi dịp xuân về.
Em thấy đó là nét cổ truyền cần phải giữ vì bị phai nhạt đi. Em thấy Tết đến mỗi gia đình nên có một chữ thư pháp để có ý nghĩa hơn.
Bạn Vân, sinh viên

Bạn sinh viên tên Vân, từ quê lên Hà Nội trọ học, trước khi về quê ăn tết cũng ghé qua khu phố thư pháp tại Văn Miếu và cô cho biết thực tế của bản thân những người trẻ như cô khi đến với thư pháp vỉa hè vào mỗi dịp tết đến:
Em thấy đó là nét cổ truyền cần phải giữ vì bị phai nhạt đi. Em thấy Tết đến mỗi gia đình nên có một chữ thư pháp để có ý nghĩa hơn.
Nhà thư pháp đồng thời cũng là một nhà giáo lớn tuổi tại Sài Gòn, ông Hoàng Tâm Đức, trình bày về hiện trạng của hoạt động thư pháp trong nước:
Năm nay mạnh hơn, phát triển hơn: không chỉ viết trên liễn nữa mà còn viết trên nhiều vật liệu khác nhau.... Có nhiều mẫu mã hay. Năm rồi tôi cũng viết trên bình sứ. Nay biến hóa hơn và thể hiện ra nhiều thứ.
Truyền thông trong nước cho biết ngoài hai phố thư pháp nhộn nhịp hằng năm vào độ xuân về ở Hà Nội và Sài gòn trong mấy năm qua, thì trong năm nay tại thành phố Cần Thơ sinh hoạt này cũng không kém phần sôi động, thu hút được nhiều người.
Năm nay mạnh hơn, phát triển hơn: không chỉ viết trên liễn nữa mà còn viết trên nhiều vật liệu khác nhau.... Có nhiều mẫu mã hay. Năm rồi tôi cũng viết trên bình sứ. Nay biến hóa hơn và thể hiện ra nhiều thứ.
ông Hoàng Tâm Đức
Một giáo viên dạy Sử tại Nghệ An nói về tình hình còn thưa thớt về thư pháp tại quê ông:
Ngoài đường quốc lộ 1 cũng có bán chữ thư pháp theo dạng ảnh. Trước đây đi học tôi thấy có một cậu sinh viên rất mê viết thư pháp và để tặng thôi. Nay có in chữ thư pháp trên các tờ lịch.
Hiểu chữ hay duy chỉ theo ‘phong trào’

Có thể nói mỗi người mua sản phẩm có chữ thư pháp trên đó đều có những lý do riêng của họ. Ngoài ý nghĩa truyền thống lâu nay, chữ được thỉnh về chưng trong nhà nhằm nói lên nguyện vọng của chủ nhân, nay người ta còn sử dụng chữ thư pháp như là một quà tặng cho người khác như một tấm thiệp, một món quà với ý nghĩa riêng nào đó.
Theo nhà thư pháp Hoàng Tâm Đức thì thư pháp gần đây đã được phần nào công nghiệp hóa với việc tranh thư pháp được vẽ trên nhiều loại chất liệu khác nhau chứ không chỉ trên giấy, trên liễn như truyền thống lâu nay:
Những người trẻ như chúng em không hiểu hết nghĩa phải nhờ người khác giải thích cho. Chỉ có những người ngoài 40 thì họ hiểu và mua. Rồi mỗi đối tượng mua cũng có mục đích khác nhau.
Bạn Vân, sinh viên
Nay chữ thư pháp không chỉ còn bằng vẽ nữa mà được dập bằn khuôn in lên những vật dụng hằng ngày.
Dù có phần phát triển và được nhiều người tìm đến nhất là vào dịp Tết, nhưng chính những người ‘xin’ chữ về đó đôi khi cũng chỉ hiểu một cách sơ sài về nội dung chữ viết đó. Bạn sinh viên tên Vân thú nhận:
Những người trẻ như chúng em không hiểu hết nghĩa phải nhờ người khác giải thích cho. Chỉ có những người ngoài 40 thì họ hiểu và mua. Rồi mỗi đối tượng mua cũng có mục đích khác nhau.
Theo vị giáo viên dạy sử tại Nghệ An, thì dường như việc mua chữ thư pháp về chưng trong nhà cũng mang tính phong trào; thậm chí còn có người đến với thư pháp như là cách che lấp những thói hư, tật xấu trong cuộc sống hằng ngày:
Có lẽ người ta thấy lạ, cái gì có mang tính nghệ thuật, dù có người cũng muốn có chữ tâm... nhưng tâm nên để trong lòng. Xã hội Việt Nam cũng có người tốt nhưng thói hư tật xấu thì nhiều lắm nên có người mua để che dấu sự thật làm như mình là người phúc đức đó mà...
Một giáo viên
Có lẽ người ta thấy lạ, cái gì có mang tính nghệ thuật, dù có người cũng muốn có chữ tâm... nhưng tâm nên để trong lòng. Xã hội Việt Nam cũng có người tốt nhưng thói hư tật xấu thì nhiều lắm nên có người mua để che dấu sự thật làm như mình là người phúc đức đó mà...
Một khi không hiểu được tường tận chữ viết đem về chưng trong nhà thì việc sống đúng theo nội dung của chữ trong suốt thời gian một năm cũng là điều không tưởng.
Dù còn có những hạn chế, thế nhưng sinh hoạt thư pháp đã khởi sắc trở lại trong đời sống người Việt. Nét văn hóa tốt đẹp này đang được một số nhà thư pháp tâm huyết cố gắng duy trì qua chính hoạt động tích cực của họ, qua việc tham gia vào các câu lạc bộ thư pháp tại nhiều tỉnh thành trong cả nước để trao đổi và truyền bá lại cho những đội ngũ kế thừa trẻ có đam mê và năng khiếu.