Kêu gọi hủy bỏ dự án thủy điện Sê San II của EVNI ở Campuchia

Công ty Cổ phần Điện lực Việt Nam quốc tế (EVNI) đã chính thức đầu tư khai thác dự án đập thủy điện hạ lưu Sê San 2 tại Campuchia.

Người dân bản xứ và các mạng lưới bảo vệ môi trường cho rằng dự án này là mối đe dọa trên dòng chính sông Mekong và dẫn tới việc tái định cư hàng ngàn người dân. Họ kêu gọi chính phủ Campuchia và Việt Nam hủy bỏ dự án thủy điện vừa nói. Từ Campuchia, thông tín viên Quốc Việt có bài tường trình như sau:

Liên minh ngư dân Campuchia, Mạng lưới Bảo vệ sông Sê San, Srê Pôk và Sê Kông và nhiều Tổ chức Bảo vệ môi trường của Campuchia vừa có thông cáo báo chí rằng họ đệ trình một bức thư lên Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi hủy bỏ việc xây dựng đập thủy điện hạ lưu Sê San 2.

Đập thủy điện hạ lưu Sê San 2 có công suất 400MW, công trình do Công ty Cổ phần Điện lực Việt Nam quốc tế (EVNI) thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Hoàng gia (Royal Group) Campuchia lên kế hoạch xây dựng tại tỉnh Stung Treng, với tổng kinh phí dự kiến 800 triệu USD.

Liên minh ngư dân Campuchia, Mạng lưới Bảo vệ sông Sê San, Srê Pôk và Sê Kông và nhiều Tổ chức Bảo vệ môi trường của Campuchia vừa có thông cáo báo chí rằng họ đệ trình một bức thư lên TT. Campuchia Hun Sen và TT. Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi hủy bỏ việc xây dựng đập thủy điện hạ lưu Sê San 2.<br/>

Sê San 2 ảnh hưởng nghiêm trọng đến dân trong vùng

Theo thông cáo ra ngày 30/3, nếu đập hạ lưu Sê San 2 được xây dựng thì sẽ dẫn đến việc tái định cư 5 ngàn người dân. Con đập cũng sẽ ảnh hưởng đến 100 ngàn người ở tỉnh Stung Treng, Ratanakiri và tỉnh Mondulkiri

Bản đồ các đập thủy điện trên sông Sê San trong lãnh thổ Việt Nam. Source Cty TĐ Yaly
Bản đồ các đập thủy điện trên sông Sê San trong lãnh thổ Việt Nam. Source Cty TĐ Yaly (Source Cty TĐ Yaly)

cùng với hàng ngàn cư dân cư trú gần lưu vực sông Mekong sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ các tác động của dự án về nghề cá ở Campuchia, bao gồm hồ Tonle Sap và chi lưu sông Mekong và những khu vực khác của Việt Nam, Lào và Thái Lan.

Ông Om Savath, Giám đốc Công đoàn Bảo tồn tài nguyên cá của Campuchia cho biết ông lo lắng về kế hoạch xây dựng thủy điện trên. Con đập sẽ gây ra lũ lụt tàn phá tài nguyên, cướp đi nguồn khí carbon không thể phục hồi và thay đổi dòng chảy gây ảnh hưởng đến môi trường sinh sống của các loài cá nước ngọt. Đồng thời cũng làm giảm các cơ hội xây dựng các khu du lịch, làm thiệt hại tới nền kinh tế trong vùng, đặc biệt là nền kinh tế của những gia đình hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Chúng tôi tin rằng nếu một nhánh đập tại Stung Treng có thể xây dựng thì các con đập khác cũng có thể xây dựng. Khi gộp chung tất cả con đập nhỏ lại thì tác động mà chúng gây ra vô cùng thảm khốc. Do đó, chính phủ Việt Nam và Campuchia nên quan tâm tới việc nghiên cứu để hoãn lại việc xây dựng.

Ông Om Savath

Ông Om Savath nói:

“Liên minh Cá và Mạng lưới bảo vệ các dòng sông muốn các nhà đầu tư cung cấp thông tin thêm liên quan dự án đập thủy điện Sê San 2. Dự án này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân địa phương mà còn có thể làm giảm 6 đến 8% lưu lượng phù sa trên sông Mekong trong đó cũng có Việt Nam. Chúng tôi tin rằng nếu một nhánh đập tại Stung Treng có thể xây dựng thì các con đập khác cũng có thể xây dựng. Khi gộp chung tất cả con đập nhỏ lại thì tác động mà chúng gây ra vô cùng thảm khốc. Do đó, chính phủ Việt Nam và Campuchia nên quan tâm tới việc nghiên cứu để hoãn lại việc xây dựng. Chúng tôi thật sự muốn được hủy bỏ dự án. Còn nếu chính phủ không đi đến quyết định hủy bỏ dự án này thì cũng phải hõan lại để tham vấn thêm.”

Thủy điện hại nhiều hơn lợi?

Sông Mekong bắt nguồn từ Tây Tạng chảy qua 6 quốc gia gồm Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Sông Mekong là dòng sông rất dồi dào và đa dạng sinh học, đứng thứ hai trên giới sau sông A-ma-zôn. Sông Sê San là một trong những sông con quan trọng nhất đổ vào sông Mekong nguồn thủy sản, nguồn nước và phù sa. Sông Mekong đang được nhìn nhận với hai luồng quan điểm khác nhau về lợi ích kinh tế và môi trường.

Ông Kỷ Quang Vinh, Chánh văn phòng công tác Biến đổi khí hậu, thành phố Cần Thơ cho biết công trình thủy điên theo kiểu xây đập là một công nghệ sai lầm hơn 130 năm phát hiện. Thủy điện chỉ đóng góp tối đa khoảng 20% khối lượng điện trên thế giới nhưng nó lại tàn phá hầu hết các con sông trên thế giới, đặc biệt làm ảnh hưởng đến chế độ nước. Có nghĩa, mùa khô thì khô bất thường. Mùa nước, nước ngập lụt thất thường không giống như quy luật tự nhiên. Khiến đến mùa vụ nông dân thay đổi và chi phí sản xuất sẽ tăng lên. Thêm vào đó, việc xâm nhập mặn từ bờ biển lấn sâu vào đất trong mùa khô sẽ làm ảnh hưởng nặng đến đất nông nghiệp.

<i>Dĩ nhiên, không chỉ Việt Nam bị ảnh hưởng, đồng bằng sông Cửu Long cũng bị ảnh hưởng. Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực sản xuất lương thực để ăn trong nước và đồng thời cung cấp cho 145 quốc trên thế giới.</i> <br/>

Ông Kỷ Quang Vinh nói:

“Dĩ nhiên, không chỉ Việt Nam bị ảnh hưởng, đồng bằng sông Cửu Long cũng bị ảnh hưởng. Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực sản xuất lương thực để ăn trong nước và đồng thời cung cấp cho 145 quốc trên thế giới. Như vậy, không chỉ ảnh hưởng đến Việt Nam mà ảnh hưởng đến những nước sử

Nhà máy thủy điện Sesan 4 trên sông Sê San trên địa phận VN ( Tây tỉnh Pleiku)
Nhà máy thủy điện Sesan 4 trên sông Sê San trên địa phận VN ở phíaTây tỉnh Pleiku. Source EVN (Source EVN)

dụng nông sản, sử dụng gạo, sử dụng thủy sản của Việt Nam.

Tôi nghĩ đây là vấn đề cả thế giới nên quan tâm, nhất là trong giai đoạn thế giới ở trên 7 tỷ người. Sắp sửa lên tới 9 tỷ người nên nhu cầu về điện trong tương lai có lẽ không nhất thiết bằng nhu cầu thực phẩm. Vấn đề điện, chắc chắn chúng ta có nguồn khác để thay thế nhưng vấn đề thực phẩm thì chắc chắn chúng ta phải dùng thực phẩm, phải dùng nước. Do đó, chúng tôi thấy rằng không chỉ không nên xây dựng đập thủy điện ở dòng chính mà cũng không nên xây dựng ở dòng phụ.

Có người nói, xây dựng thủy điện có lợi về mặt kinh tế nhưng nếu họ tính đủ về mặt môi trường thì chưa chắc có lợi. Tại vì khi xây dựng một công trình thì 50 năm sau hay 100 năm sau, công trình này sẽ bị xuống cấp, bị lỗi thời và lúc đó phải phá đi và tiêu chi phí gấp đôi. Thêm vào đó là chi phí dẫn đường điện vì thủy điện không thể xây dựng trong thành phố.”

Trong khi đó, phó Chủ tịch Ủy hội Mekong Campuchia là ông Sing Ny Ny khẳng định rằng dự án thủy điện hạ lưu Sê San 2 đã thông qua nhiều cơ quan ban ngành liên quan cả Campuchia lẫn Việt Nam. Kỹ sư Công ty Cổ phân Điện lực Việt Nam quốc tế (EVNI) chịu trách nhiệm đánh giá điều kiện địa hình, khí hậu và thủy văn của dự án.

Hiện nay có rất nhiều nước trên thế giới xây dựng thủy điện và họ hưởng được rất nhiều lợi ích từ các con đập. Campuchia sẵn sàng mở rộng hợp tác với các công ty nước ngoài để đầu tư khai thác các dự án thủy điện.

Phó Chủ tịch Ủy hội sông Mekong

Báo cáo tham vấn dự án do EVNI thực hiện được Bộ Công nghiệp Mỏ và Năng lượng, Bộ Môi trường Campuchia và các ngành liên quan của Campuchia – Việt Nam phổ biến tại cuộc họp năm ngoái nhằm thông qua tiến trình đền bù và tái định cư cho người dân ở khu vực dự kiến xúc tiến dự án xây dựng.

Kết quả nghiên cứu tham vấn của EVNI được Bộ Môi trường Campuchia thông qua. Sau đó đã chuyển lên Thủ tướng xem xét. Ông Sing Ny Ny phát biểu:

“Chính phủ Hoàng gia căn cứ vào tiến trình nghiên cứu tham vấn được thông qua tại cuộc họp, chính phủ phê duyệt giao trách nhiệm cho Bộ Công nghiệp Mỏ và Năng lượng thành lập Ban đền bù tái định cư và Nhóm công tác để làm việc với người dân địa phương. Bộ Công nghiệp Mỏ và Năng lượng chuyển dự án lên Quốc hội và được thông qua. Do đó, tôi nghĩ rằng dự án thủy điện hạ lưu Sê San 2 đã nằm ngoài quyền hạn các ban ngành liên quan…”

Phó Chủ tịch Ủy hội sông Mekong còn nói rằng hiện nay có rất nhiều nước trên thế giới xây dựng thủy điện và họ hưởng được rất nhiều lợi ích từ các con đập. Campuchia sẵn sàng mở rộng hợp tác với các công ty nước

Sông Sê San mùa mưa 2011 - Ảnh Chinhphu.vn
Sông Sê San mùa mưa 2011 - Ảnh Chinhphu.vn (Ảnh Chinhphu.vn)

ngoài để đầu tư khai thác các dự án thủy điện. Chẳng hạn như các con đập trên sông Sê San giáp tỉnh Tây Nguyên, nếu chính phủ không xây đập thì đó là một sự mất mát rất lớn khi dòng sông bị khủng hoảng. Một số nước khác có đầy đủ lượng điện sử dụng, đóng góp nâng cao đời sống người dân là do công trình xây dựng đập thủy điện. Và tất cả các công trình đều được tham gia nghiên cứu, đánh giá chặt chẽ từ giới chuyên gia, kỹ sư môi trường.

Một nghiên cứu do Ủy hội sông Mekong (MRC) tiến hành ước tính tổng giá trị nghề cá trong lưu vực sông Mekong là từ 5,6 triệu đến 9,4 triệu USD. Do đó, đập thủy điện hạ lưu Sê San 2 có thể dẫn tới tổn thất khoảng từ 520 đến 874 triệu USD/năm, đặc biệt tác động đến các đối tượng nghèo.<br/>

Se San 2 gây tổn thất trên 800 triệu đô la/năm

Theo thông cáo, đập thủy điện hạ lưu Sê San 2 sẽ làm sản lượng cá của toàn bộ lưu vực sông Mekong giảm 9,3%. Có trên 56 loài cá có nguy cơ bị đe dọa. Điều này có nghĩa là thu nhập từ nguồn cá vào khoảng 800 triệu/năm sẽ bị mất và lượng tổn thất này tương đương với 816 triệu USD chi phí xây dựng đập. Một nghiên cứu do Ủy hội sông Mekong (MRC) tiến hành ước tính tổng giá trị nghề cá trong lưu vực sông Mekong là từ 5,6 triệu đến 9,4 triệu USD. Do đó, đập thủy điện hạ lưu Sê San 2 có thể dẫn tới tổn thất khoảng từ 520 đến 874 triệu USD/năm, đặc biệt tác động đến các đối tượng nghèo.

Ông Kỷ Quang Vinh nhận xét:

“Hiện nay chỉ có con sông Mekong thôi tương đối còn nguyên vẹn. Tại vì ở Thượng nguồn đã bị Trung Quốc làm một số đập. Thành ra tôi nghĩ vấn đề còn cái gì bảo vệ cái đó là điều cần thiết. Theo chúng tôi nghĩ cũng như quan điểm chung, việc xây dựng thủy điện chắc chắn có nhiều hại hơn lợi. Trường hợp Sông Tranh 2 cho thấy chỉ một tích động đất thì có thể thay đổi cấu trúc của con đập. Sự thay đổi cấu trúc của con đập này, mặc dù mình khắc phục nó nhưng cũng chưa chắc khắc phục được 100%. Cho nên việc quản lý vận hành vẫn phải tốn kém rất nhiều so với dự kiến ban đầu.”

Việc triển khai nghiên cứu, đầu tư dự án hạ lưu Sê San 1, Sê San 2 và Sê San 5 nằm trung khuôn khổ hợp tác của chính phủ Campuchia và Việt Nam trên cơ sở biên bản ghi nhớ (MOU) được ký vào tháng 8 năm 2007 giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Bộ Công nghiệp Mỏ và Năng lượng Campuchia. Trong dự án hạ lưu Sê San 2, Bộ Công nghiệp Mỏ và Năng lượng Campuchia có văn bản chính thức mua 50% sản lượng điện, điện lượng trung bình 1.998kWh/năm.

Theo dòng thời sự: