Campuchia: 173 người bị buộc tội hình sự vì phản đối việc cưỡng chế đất

Tại Campuchia, vấn đề chính quyền cưỡng chế đất cho công ty tư nhân và một số gia đình có quyền lực để phát triển dự án vẫn gây tranh cãi tại xứ này.

0:00 / 0:00

Nhiều người dân bị chính quyền sử dụng bạo lực và bắt bớ giam cầm khi phản đối chính quyền thi hành công vụ. Từ Campuchia, thông tín viên Quốc Việt có bài tường trình sau đây.

Sử dụng tòa án để đe dọa dân

Theo báo cáo của Tổ chức Nhân quyền ADHOC, một tổ chức nổi tiếng về quan sát tình hình nhân quyền và vụ tranh chấp đất đai tại Campuchia, thì có đến 173 dân làng xứ này đang bị cáo buộc hình sự và giam cầm vì tranh chấp đất đai với công ty tư nhân.

Báo cáo vừa được công bố hôm qua, ngày 13/11, tính từ tháng Giêng đến tháng 9 năm 2011, có 173 người dân bị buộc tội hình sự, 49 người bị giam giữ, 28 người phải vào tù, 21 người được tòa án cho tại ngoại và có khoảng 124 người khác chạy bỏ nhà cửa vì gặp rắc rối trước chính quyền địa phương sau khi họ khiếu nại bảo vệ đất đai và nhà cửa.

Lãnh đạo chương trình quyền đất đai của tổ chức Nhân quyền ADHOC ông Ouch Leng nhận định rằng hầu hết các công ty tư nhân và những người có quyền lực tại đây nhận được đất tô nhượng kinh tế từ chính phủ đều biết trước những diện tích đất để phát triển có ảnh hưởng đến đời sống và nhà cửa dân, tuy nhiên chính phủ vẫn cấp giấy phép cho các công ty tư nhân bất chấp sự phản đối của dân.

Các công ty nhận được đất tô nhượng kinh tế từ chính phủ phải có trách nhiệm giải quyết những vấn đề vướng mắc hay ảnh hưởng cho cộng đồng tuy nhiên công ty thường sử dụng tòa án để làm công cụ đe dọa dân. Tòa án cáo buộc dân một cách trắng trợn sau khi nhận được đơn khiếu nại từ công ty.

Ông Ouch Leng

Công an cảnh sát Campuchia phối hợp công ty tư nhân dùng xe xúc đất phá hủy nhà dân để lấy đất. RFA
Công an cảnh sát Campuchia phối hợp công ty tư nhân dùng xe xúc đất phá hủy nhà dân để lấy đất. RFA (RFA)

Những tỉnh thường xảy ra vụ tranh chấp đất đai nhiều nhất là tỉnh Kamong Thom, Preah Vihear, Battam Bang, Kampong Speu, Mondolkiri và tỉnh Ratanakiri. Theo ông thì những người dân bị bắt bớ và giam cầm, phần lớn bị cáo buộc về tội danh cố ý làm hư hại tài sản cá nhân, phá hoại tài sản, sử dụng bạo lực, kích động gây rối, giết người và bất tín nhiệm…v.v.

Ông Ouch Leng cho biết thêm,

“chúng ta thấy phần lớn người dân bị cáo buộc về tội hình sự liên quan vụ tranh chấp đất đai là do các công ty tư nhân có quyền lực kiện họ ra tòa. Các công ty nhận được đất tô nhượng kinh tế từ chính phủ phải có trách nhiệm giải quyết những vấn đề vướng mắc hay ảnh hưởng cho cộng đồng tuy nhiên công ty thường sử dụng tòa án để làm công cụ đe dọa dân. Tòa án cáo buộc dân một cách trắng trợn sau khi nhận được đơn khiếu nại từ công ty. Ngược lại, khi người dân kiện công ty về việc ủi rừng và phá hoại nhà cửa, thì tòa án không thụ lý.”

Liên quan vấn đề này, Phó công tố viên của tòa án sở thẩm thủ đô Phnom Penh Ek Chheng Hout nói rằng tòa án Phnom Penh luôn xử lý bất cứ khi nào có người nộp đơn khiếu nại. Tất cả mọi thư từ khiếu nại đều được tiến hành điều tra và xử lý trong vòng hai tháng.

Theo báo cáo của ADHOC năm 2010, tòa buộc tội hình sự chống lại 306 người dân, 128 người bị bắt giữ, 52 người bị tù trong khi có 149 người chạy bỏ nhà cửa vì vụ tranh chấp đai tương tự.

Video: Cảnh sát Campuchia dùng xe ủi đất đập phá nhà dân

Theo dòng thời sự: