Ba ngày trước khi tổng thống Hoa Kỳ đón tiếp chủ tịch nước Việt Nam tại Nhà Trắng, một phái đoàn khoảng 20 người Việt đã tới Washington hôm thứ Hai 22 để gặp Ủy Hội Quốc Tế Mỹ Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới cũng như gặp Bộ Ngoại Giao, qua đó yêu cầu tổng thống Obama nêu vấn đề tự do tôn giáo và nhân quyền đang bị chà đạp ở trong nước khi thảo luận cùng ông Trương Tấn Sang ngày 25 tới đây.
Tình hình tôn giáo ở Việt Nam
Sau buổi vận động, đại diện hai trong sáu tổ chức tôn giáo, mục sư Y Hin Nie, Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ và ông Trần Manh Rinh, Liên Đoàn Khmer Kampuchia Krom, trả lời phần phỏng vấn do Thanh Trúc thực hiện.
Mục Sư Y Hin Nie: Sáng hôm nay sáu tôn giáo chính thức tại Việt Nam, Công Giáo, Phật Giáo, Cao Đài, Ba Hai, Cồn Dầu, Tin Lành và Khmer Krom Phật Giáo Theravada, chúng tôi cùng nhau lên tiếng kêu gọi tổng thống Obama, sẽ gặp ông Trương Tấn Sang, nói vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Tôi đại diện Giáo Hội Tin Lành Đấng Christ, rất cần là Hà Nội thả tất cả tín đồ, mục sư, truyền đạo, không bắt bớ hoặc hạn chế vì tất cả họ đều đi tìm đức tin và tự do tín ngưỡng tại Việt Nam.
Ông Trần Manh Rinh: Tôi là Trần Manh Rinh, thuộc tổ chức Khmer Kampuchia Krom Federation, tức Liên Đoàn Khmer Kampuchia Krom. Hôm nay chúng tôi đến gặp Ủy Hội Tôn Giáo Hoa Kỳ , gặp ông Scott Flipse để trình bày thêm về những vấn đề có liên quan đến người Khmer Krom, nhất là ngày 16 tháng Năm vừa qua,cộng sản đã bắt nhà sư chùa Pi Chóp tên Lý Chanda, bắt hoàn tục, đánh đập xong bỏ ngoài đường rồi kêu gia đình lại lấy về.
Sáng hôm nay sáu tôn giáo chính thức tại Việt Nam, Công Giáo, Phật Giáo, Cao Đài, Ba Hai, Cồn Dầu, Tin Lành và Khmer Krom Phật Giáo Theravada, chúng tôi cùng nhau lên tiếng kêu gọi tổng thống Obama, sẽ gặp ông Trương Tấn Sang, nói vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam
Mục sư Y Hin Nie
Chúng tối đã báo cáo với Bộ Ngoại Giáo Hoa Kỳ cũng như Ủy Hội Quốc Tế Mỹ Về Tự Do Tôn Giá. Lần này chúng tôi đến đây nhằm mục đích bổ sung thêm vì một số người hiện nay đang bị khủng bố về mặt tinh thần, kêu lên kêu xuống, hỏi lên hỏi xuống,không thể làm gì được, hăm dọa cho tới nỗi một số người không thể chịu đựng đước đã trốn qua Thái lan. Đó là vấn đề chúng tôi đến đây để cập tình hình của chùa Pi Chóp và chùa Tà Seth.
Thanh Trúc: Thưa mục sư Y Hin Nie, ông nói có nhiều người Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ ở Tại Việt Nam bị bắt đi, xin ông cho biết thêm chi tiết?
Mục sư Y Hin Nie: Trong Hội Thánh ở Việt Nam đang có nhiều mục sư truyền đạo và tín đồ đang ở trong tù, từ ba trăm đến bốn trăm. Tại sao có như vậy? Có khi họ bắt nửa đêm rời không trả lại, bây giờ gia đình muốn tìm người đó thì không thấy. Có một số người thì họ cứ điều tra tại xã , ấp, đến nỗi họ không có được tự do ở Việt Nam mới chạy đi Thái Lan. Cho nên chúng tôi rất cần Ủy Ban Tôn Giáo ở Hoa Kỳ lên tiếng và giúp đỡ người từ Thái Lan có thể được tị nạn tại nước thứ ba để có một đời sống như con người mà tất cả mọi người đều cần.
Thanh Trúc: Thưa ông Trần Manh Rinh, ông nghĩ sao về hai cuộc vận động hôm nay, nhất là cuộc nói chuyện với tiến sĩ Scott Flipse tại Ủy Hội Quốc Tế Mỹ Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới?
Chúng tôi đến Bộ Ngoại Giáo và cũng gởi lời y hết về tình hình đã xảy ra. Nếu mà người Mỹ tin Chúa thì phải làm thế nào để Việt Nam có được tự do tôn giáo trong những điều họ có thể làm được
Mục sư Y Hin Nie
Ông Trấn Manh Rinh: Rất bổ ích, ông Scott Flipse đã đưa ra một số khuyến khích một số chỉ dẫn, coi như rất nhiều vấn đề mà người bên ngoài có thể làm được. Ông đã giúp chỉ dẫn những con đường mà mình phải làm, ví dụ liên hệ với các dân biểu các nghị sĩ, liên hệ với phóng viên quốc tế, các đài phát thanh quốc tế chẳng hạn. Có những cái mà Ủy Hội có thể làm được, có những cái không làm được, ông Scott Flipse khuyến khích tiếp xúc với Bộ Ngoại Giao như thế nào để có lợi và đốc thúc Bộ Ngoại Giao bằng cách nào. Đó là những điều tốt mà Ủy Hội về tự do tôn giáo đã khuyên.
Thanh Trúc:Thưa mục sư Y Hin Nie, sau đó thì phái đoàn sáu tôn giáo được đại diện Bộ Ngoại Giao tiếp kiến và lắng nghe. Cảm tưởng của ông ra sao trong cuộc gặp đó?
Mục sư Y Hin Nie: Chúng tôi đến Bộ Ngoại Giáo và cũng gởi lời y hết về tình hình đã xảy ra. Nếu mà người Mỹ tin Chúa thì phải làm thế nào để Việt Nam có được tự do tôn giáo trong những điều họ có thể làm được.
Thanh Trúc: Dưới mắt chính phủ Việt Nam thì người Khmer Krom theo đạo Phật và người Thượng theo đạo Tin Lành là những thành phần thích chống đối, việc đòi hỏi tự do tín ngưỡng chẳng qua chỉ là cái cớ để phá hoại an ninh và trật tự xã hội?
Mục sư Y Hin Nie: Bây giờ trong cái sự tổ chức của Hội Thánh có gọi là Vienamese Baptist Church hoặc Emmanuel Presbyterian Church, đó là tất cả mọi người nêu ra đức tin của họ, là bản chất đặt họ với Chúa chứ không phải là đặt để trình bày chính trị hay là chống nhà nước. Đó là vấn đề sai lầm, vu khống cho Hội Thánh.
Ông Trần Manh Rinh: Một lần nữa chúng tôi xin nói lại là chúng tôi chỉ đòi hỏi nhân quyền, tự do tôn giáo và nhất là tự do của người dân bản địa. Chúng tôi là người dân bản địa ở tại vùng đồng bằng sông Cửu Long hàng ngàn năm, trước khi cộng sản Việt Nam thành lập chính quyền. Cho nên chúng tôi là người bản địa mà đến ngày hôm nay cộng sản chưa công nhận chúng tôi là người bản địa.
Đó là cái chúng tôi cần tranh đấu. ở đâu cũng vậy, người ta có quyền đấu tranh cho dân tộc, không có nghĩa là ly khai không có nghĩa là chống chính phủ. Chúng tôi đòi hỏi nhà nước phải để cho dân tộc chúng tôi có quyền thành lập tôn giáo riêng biệt không dưới sự khống chế của nhà nước . Đó là sự đòi hỏi của chúng tôi, còn chánh phủ nghĩ đòi hỏi đó là chống hay không chống đó là do chánh phủ chứ không phải do chúng tôi.
Thanh Trúc: Chân thành cảm ơn hai vị đã trả lời những câu hỏi của chúng tôi.