Campuchia: Hàng ngàn người mang kiến nghị đến Bộ Ngoại giao

Tại Phnom Penh, sáng ngày 16/11, hàng trăm cảnh sát ngăn chặn không cho các tổ chức dân sự và thường dân từ các nước ASEAN đến đưa kiến nghị thư lên Bộ Ngoại giao và lãnh đạo các nước ASEAN.

0:00 / 0:00

Khoảng 200 cảnh sát chống bạo động và nhiều an ninh mặc thường phục của chính phủ Phnom Penh đã chặn đường đoàn biểu tình của hơn 2.000 thường dân và các tổ chức dân sự ASEAN đi trình kiến nghị thư đến Bộ Ngoại giao Campuchia kêu gọi các nhà lãnh đạo ASEAN cải thiện và can thiệp những vấn đề bất công đang xảy ra tại đất nước của họ.

Cảnh sát trưởng Phnom Penh, Trung tướng Chuon Sovann trực tiếp chỉ đạo lực lượng cảnh sát cho chặn lại, không để đoàn biểu tình từ các nước ASEAN tiến vào gần trụ sở Bộ Ngoại giao với lý do rằng sẽ ảnh hưởng không tốt đến không khí của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN.

Hơn 2.000 thường dân và các tổ chức dân sự ASEAN đi trình kiến nghị thư đến Bộ Ngoại giao Campuchia kêu gọi các nhà lãnh đạo ASEAN cải thiện và can thiệp những vấn đề bất công đang xảy ra tại đất nước của họ

Trung tướng Chuon Sovann nói: "Campuchia là một quốc gia có pháp luật, chúng tôi có thể cho phép đoàn biểu tình đến bày tỏ ý kiến và kiến nghị lên Quốc hội. Đoàn biểu tình nên nhớ họ đang cầm cờ ASEAN và cờ các nước thành viên của ASEAN trong tay. Hội nghị ASEAN với các nước đối tác sắp diễn ra tuy nhiên hành

Cảnh sát chống bạo động chặn đường đoàn biểu tình tiến gần trụ sở Bộ Ngoại giao Campuchia. Photo Quốc Việt, RFA
Cảnh sát chống bạo động chặn đường đoàn biểu tình tiến gần trụ sở Bộ Ngoại giao Campuchia. Photo Quốc Việt, RFA (Photo Quốc Việt, RFA)

động biểu tình không được cho phép trước sẽ làm ảnh hưởng đến danh dự Campuchia. Tôi nghĩ rằng đoàn biểu tình đã có quyền lợi đầy đủ bày tỏ ý kiến và nên kiến nghị tại Quốc hội.”

Mặc dù có sự tranh cãi giữa đoàn biểu tình và Cảnh sát trưởng Phnom Penh nhưng cuối cùng đoàn biểu chấp thuận chuyển hướng sang trình kiến nghị thư lên Quốc hội; bởi Đại diện văn phòng Cao ủy Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc tại Campuchia can thiệp.

Nội dung thư kiến nghị là kêu gọi chính phủ quan tâm hơn nữa đến lao động di cư trong khối ASEAN; có chính sách cụ thể bảo vệ người đồng tính trong khu vực; chấm dứt các hoạt động cưỡng chế đất và cấp đất tô nhượng trong khu vực ASEAN; chấm dứt hành động sử dụng tòa án kết tội các nhà hoạt động nhân quyền và đất đai; kêu gọi chính phủ các nước ASEAN có chính sách và soạn thảo luật cụ thể để bảo vệ mỏ, thủy

Cảnh sát trưởng Phnom Penh, ông Chuon Sovann đàn phám với đại diện đoàn biểu tình.Photo Quốc Việt, RFA
Cảnh sát trưởng Phnom Penh, ông Chuon Sovann đàn phám với đại diện đoàn biểu tình.Photo Quốc Việt, RFA (Photo Quốc Việt, RFA)

điện và môi trường; kêu gọi ứng phó với biến đổi khí hậu và an ninh lương thực.

Hội nghị ASEAN với các nước đối tác sắp diễn ra tuy nhiên hành động biểu tình không được cho phép trước sẽ làm ảnh hưởng đến danh dự Campuchia.

Trung tướng Chuon Sovann

Đặc biệt, họ kêu gọi ASEAN tôn trọng quyền dân tộc thiểu số và hoãn việc chấp thuận Bản Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN.

Được biết, Diễn đàn nhân dân ASEAN và Hội thảo thường dân ASEAN đã diễn ra từ ngày 13 đến ngày 16/11. Diễn đàn này bị chính quyền Phnom Penh quấy rối khiến họ phải di dời nơi tổ chức nhiều lần.

Đoàn Việt Nam tham dự Diễn đàn có năm đại biểu là đại diện của các tộc thiểu số đến từ tỉnh Bắc Kạn. Các đại diện Việt Nam đã tham gia trình bày, thảo luận các vấn đề như môi trường, biến đổi khí hậu và những khó khăn của dân tộc thiểu số.

Theo dòng thời sự: