Khoảng 300 người dân từ khu vực hồ Boeung Kak và làng Thmar Kaul bị cưỡng chế nhà đã cố gắng vượt rào cản của hàng trăm cảnh sát chống bạo động để được diễu hành trên đường phố mang kiến nghị thư đến Thủ tướng Hun Sen.
Sự việc này xãy ra sau khi Thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố hôm ngày 26/11 rằng chính phủ Phnom Penh sẽ giúp giải quyết các tranh chấp đất đai, mặc dù có các tổ chức dân sự và đảng phái chính trị cùng tham gia can thiệp nhưng tuyệt đối không phải do động cơ chính trị.
Thư kiến nghị của khoảng 100 người dân đã được mang đến văn phòng Hội đồng Bộ trưởng. Nội dung thơ kiến nghị cho biết họ là đại diện của 756 gia đình ở hồ Boeung Kak thuộc quận Daun Penh không được đền
bù và tái định cư thỏa đáng; và là dân sinh sống tại làng Thmar Kaul, phường Chom Chao gần sân bay quốc tế Phnom Penh kêu gọi Thủ tướng can thiệp và trả tự do cho hai nhà hoạt động đất đai đang bị giam cầm.
Nhà cửa của chúng tôi bị bơm cát ngập. Bây giờ có 16 hộ gia đình phải kê nhà lên ở đỡ vì ngập cát. Chúng tôi xin Thủ tướng bồi thường để có tiền xây nhà trong thành phố cho con được học. Nhưng chúng tôi thường bị cảnh sát đàn áp và bắt bỏ tù khi đi đòi hỏi đất đai…
Bà Sơn Thị Kê
Trong số 756 gia đình vừa nói, có khoảng 20 gia đình là người Việt đang sinh sống ở khu vực trên kể từ thập niên 70. Hầu hết gia đình người Việt có giấy tờ và giấy phép sử dụng đất hợp lệ nhưng họ bị Tập đoàn Shukaku san lấp nhà và cưỡng chế bằng bạo lực.
Bà Sơn Thị Kê, đại diện người dân hồ Boeung Kak thuộc Quận Daun Penh, thủ đô Phnom Penh nói với RFA:
“Cảnh sát chặn ba đoạn không để chúng tôi đến Hội đồng Bộ trưởng để trình kiến nghị thư đến Thủ tướng. Chị, em viết đơn kiến nghị lên Thủ tướng để cho biết người dân đang khổ, đang bị đàn áp nhưng chúng tôi bị ngăn cản.
Nhà cửa của chúng tôi bị bơm cát ngập. Bây giờ có 16 hộ gia đình phải kê nhà lên ở đỡ vì ngập cát. Chúng tôi xin Thủ tướng
bồi thường để có tiền xây nhà trong thành phố cho con được học. Nhưng chúng tôi thường bị cảnh sát đàn áp và bắt bỏ tù khi đi đòi hỏi đất đai…”
Ban đầu, cảnh sát không cho phép người dân mang kiến nghị thư đến Thủ tướng nhưng sau đó Cố vấn Phó Thủ tướng, Bộ trưởng cấp cao phụ trách văn phòng Hội đồng Bộ trưởng Campuchia Sok An là ông Bun Uy đồng ý nhận thư kiến nghị của dân. Ông cho biết sẽ trình kiến nghị thư lên ông Hun Sen.
Vụ tranh chấp quanh khu hồ Boeung Kak rộng 126,85ha bắt đầu từ năm 2007 khi Campuchia cho Tập đoàn Shukaku do một nghị sĩ đảng Nhân dân Campuchia làm chủ và Công ty Trung Quốc Hồng Quân thuê trong vòng 99 năm để thực hiện một dự án xây căn hộ cao cấp.
Còn dân làng Thmar Kaul là những người nằm trong diện 182 hộ gia đình bị chính quyền giải tỏa để mở rộng đường băng duy nhất của sân bay Phnom Penh hồi tháng 7. Trước đó, 8 người dân bị bắt giữ do đặt ảnh Tổng thống Mỹ Barack Obama lên mái nhà và kêu cứu.
Theo dòng thời sự:
- Phụ nữ Campuchia tuần hành phản đối cưỡng chế nhà bằng bạo lực
- Hơn 200 người biểu tình khiếu nại đất đai tại Phnom Penh
- Sử dụng tòa án để dọa dân khiếu nại
- Phụ nữ Campuchia còn chịu nhiều áp bức
- Phnom Penh: cưỡng chế nhà dân bằng bạo lực
- Thủ Tướng Hun Sen quyết định cấp đất cho dân cư ở hồ Boeung Kak
- Người Việt tại Campuchia đăng ký bầu cử bất hợp pháp?
- Tổ chức Khmer Krom kiến nghị chính phủ VN về vấn đề nhân quyền
- Chung quanh cuộc bầu cử thượng viện và xã ở Campuchia
- Người Khmer Krom ở An Giang, Cần Thơ khiếu kiện đòi đất
- Cambodia kỳ thị người Khmer Krom?