LS Khanh cũng gởi đến nhiều nhà lãnh đạo quốc gia qua trung gian các tòa đại sứ ở Canada một kế hoạch quốc tế mà ông cho là có thể giải quyết trong hòa bình vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông mà ông gọi là Biển Nam Trung Hoa.
Việt Long phỏng vấn LS Vũ Đức Khanh về những đề tài này.
Giải pháp liên minh
Việt Long: Thưa Luật sư Vũ Đức Khanh, trong bài báo trên Asia Sentinel của Hongkong thì ông đề nghị rằng nước Mỹ đừng tự cô lập và quá chăm chú vấn đề chính trị nội bộ để mà nhìn về phía Đông, trong khi chúng ta đều biết rằng Ngoại Trưởng Mỹ mới công bố chính sách gọi là "Thế Kỷ Châu Á của Hoa Kỳ", các nhân vật quốc phòng và ngoại giao Mỹ cũng liên tục xác định chính sách đặt trọng tâm vào Châu Á, như vậy ông có đề nghị gì cụ thể hơn cho hành động của Mỹ mà khác hơn những việc mà các nhà lãnh đạo chính sách của Hoa Kỳ đã làm, thưa ông?
Vấn đề thứ hai nữa là tôi mong muốn Hoa Kỳ tỏ rõ bằng một hành động cụ thể là đi tới thành lập một liên minh về vấn đề an ninh và quốc phòng cho khu vực.
LS Vũ Đức Khanh<br/>
LS Vũ Đức Khanh: Tôi cho rằng những lời nói hoặc những cuộc tập trận chung hiện tại giữa Hoa Kỳ và các quốc gia trong khu vực là chưa đủ để cho tất cả các quốc gia trong khu vực vững tin vào sự trở lại của Hoa Kỳ. Sự phồn thịnh của Hoa Kỳ cũng như vai trò của Hoa Kỳ không những cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương mà cho toàn thế giới là Hoa Kỳ cần phải vượt qua sự tự cô lập mình mà tiến đến những liên minh với những quốc gia có cùng chung một quyền lợi với Hoa Kỳ. Tôi đặc biệt nêu hai vấn đề:
Vấn đề thứ nhứt là tôi đề nghị với chính phủ Obama nên thiết lập một cơ chế mới với Trung Quốc mà tôi tạm thời gọi đó là “Hội nghị thượng đỉnh G2” là hội nghị chỉ có Hoa Kỳ và Trung Quốc để quyết định vận mạng của khu vực cũng như của một số vấn đề liên quan đến thế giới.
Vấn đề thứ hai nữa là tôi mong muốn Hoa Kỳ tỏ rõ bằng một hành động cụ thể là đi tới thành lập một liên minh về vấn đề an ninh và quốc phòng cho khu vực. Đó là liên minh mà tạm thời có thể gọi là “Liên Minh Á Châu-Thái Bình Dương” để có thể kết hợp vấn đề an ninh và quốc phòng cho khu vực.
Việt Long: Ngoài những việc làm của Ngoại Trưởng Clinton và cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert Gates hồi năm ngoái thì Mỹ cũng đã thúc đẩy sự hình thành một liên minh hàng hải bao gồm Úc - Ấn – Nhật – Nam Hàn với mục đích dường như để khống chế tham vọng đại dương cùa Trung Quốc. Thưa ông, một liên minh như vậy có gì khác so với "Liên minh Châu Á-Thái Bình Dương" mà theo ý kiến của ông, như ông vừa nói?
LS Vũ Đức Khanh: Vâng. Tôi nghĩ rằng chẳng hạn như là tuần tới Tổng Thống Obama sẽ tới Canberra để trao đổi về một số vấn đề quan trọng, và mới đây đại sứ của Hoa Kỳ tại Canberra cũng có trả lời cho phóng viên của Đài ABC về chuyến đi của Tổng Thống Obama.
Tôi thiết nghĩ rằng ở khu vực phía Nam của Thái Bình Dương thì Hoa Kỳ đang cố gắng thành lập một liên minh gọi là “Liên minh trục 3” giữa 3 quốc gia là Hoa Kỳ, Ấn Độ và Úc. Và ở phía Bắc của Thái Bình Dương, chúng ta có thể tạm gọi là Đông Á, là gồm có Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Hàn, và trong đó Nhật Bản cũng có đề nghị là nên thành lập một trục giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ.Tôi thiết nghĩ rằng đó là những bước đi rất là tốt, nhưng mà nó vẫn còn tính cách cục bộ, chưa phải là một bước đi có tính cách tổng quát và toàn bộ của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Tôi nghĩ rằng trong một liên minh mới có thể tạm thời gọi tên tiếng Anh là APFO tức là Asia Pacific Fiji Organization. Đó là một liên minh bao gồm Á Châu và Thái Bình Dương, trong đó có Bắc và Nam Thái Bình Dương và cũng cả hai bên bờ biển Thái Bình Dương.
Thật sự ra tôi không thấy rằng lời đề nghị của tôi nằm ngoài chiến lược chung của tất cả các quốc gia trong khu vực Châu Á nói riêng và các quốc gia kể cả hai bên bờ Thái Bình Dương. Đây là một ý tưởng cũng chẳng mới mẻ gì mà tôi thiết nghĩ rằng nó đã đến lúc và đến thời điểm mà Hoa Kỳ cần phái đóng một vai trò chủ động hơn trong vấn đề thiết lập một liên minh về vấn đề an ninh và quốc phòng cho tất cả quốc gia trong khu vực.
Việt Long: Vâng. Thưa LS Vũ Đức Khanh, những ý kiến mà ông nêu ra là của riêng ông hay là có một tổ chức nào đứngchung với ông để mà đề xướng lên hay không? Và trong giới học giả, chuyên gia, chính trị gia thì có một ý kiến nào đồng thuận và ủng hộ những đề nghị của ông hay không?
Tôi nghĩ rằng trong một liên minh mới có thể tạm thời gọi tên tiếng Anh là APFO tức là Asia Pacific Fiji Organization. <br/>
LS Vũ Đức Khanh
LS Vũ Đức Khanh: Thứ nhứt, đây chỉ là những ý kiến của cá nhân. Tôi không đại diện bất cứ một tổ chức, một tập thể nào hết. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu và đưa ra những quan điểm này thì tôi có tiếp xúc với rất nhiều giới học giả cũng như là những người có quan tâm chung về vấn đề Biển Đông, trong đó có cả chính phủ Canada. Tôi đã có những lá thứ từ Văn Phòng Thủ Tướng Canada cũng như của Ngoại Trưởng Canada là ông John Baird mới đây cũng đã trả lời những ý kiến của tôi về vấn đề Biển Đông. Sắp tới có thể đề tài Biển Đông sẽ được thảo luận trong một tiểu bang của Quốc Hội Canada về vấn đề đối ngoại.
Tôi mong muốn rằng tất cả các quốc gia khác cũng nêu vấn đề Biển Đông để làm sao giải quyết vấn đề Biển Đông trong một tình thế hòa bình.
Việt Long: Xin cảm ơn LS Vũ Đức Khanh. Tôi là Việt Long của Đài Á Châu Tự Do từ Washington. Kính chào quý thính giả.
LS Vũ Đức Khanh: Kính chào anh Việt Long
Theo dòng thời sự:
- Nên giải quyết tranh chấp Biển Đông như thế nào?
- Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần 3 ở Hà Nội
- Biến biển Đông thành "Vùng hòa bình, tự do, hữu nghị và hợp tác"
- Thế kỷ Á châu của Hoa Kỳ
- Mỹ tăng cường quan hệ với Châu Á – TBD
- Hoa kỳ chú trọng đến tình hình Châu Á hơn Trung Đông?
- Hoa Kỳ cam kết duy trì hiện diện tại Châu Á–Thái Bình Dương