Thanh Trúc có mặt tại chỗ để tường trình, được đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, ông Ngô Đức Thắng, dành cho một buổi phỏng vấn ngắn như sau:
Tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt
Đại Sứ Ngô Đức Thắng:
Sau ba mươi nhăm năm mối quan hệ của hai nước đã phát triển rất mạnh, trở thành mối quan hệ hữu nghị và hợp tác trên nhiều mặt và ngày càng được củng cố không những trên góc độ quan hệ song phương mà trong khuôn khổ các hợp tác khu vực và trên thế giới.
Thanh Trúc:
Thưa ông, nếu nói về mặt kinh tế, Thái Lan đứng nhất thế giới về sản xuất và xuất khẩu gạo, Việt Nam đứng hạng nhì thế giới về sản xuất và xuất khẩu gạo. Theo ý ông đại sứ, hai nước có gặp một sự cạnh tranh gay gắt về mặt đó không, hai nước nên cộng tác với nhau để giữ vững vị trí thứ nhất và thứ nhì, hay là như thế nào?
Trong lãnh vực kinh tế thì bao giờ cũng có hai mặt, hợp tác và cạnh tranh. Nhưng mà chúng tôi cũng rất vui mừng để có thể nói giữa Việt Nam và Thái Lan về mặt hợp tác là nổi trội.<br/>
Đại Sứ Ngô Đức Thắng:
Trong lãnh vực kinh tế thì bao giờ cũng có hai mặt, hợp tác và cạnh tranh. Nhưng mà chúng tôi cũng rất vui mừng để có thể nói giữa Việt Nam và Thái Lan về mặt hợp tác là nổi trội. Chúng tôi luôn luôn có chương trình hợp tác để mà hỗ trợ lẫn nhau trong lãnh vực xuất khẩu gạo để giữ vững thị trường của mình trên thế giới.
Thanh Trúc:
Thưa ông Đại Sứ, các nhà doanh nghiệp của Thái Lan khi qua đầu tư ở Việt Nam thường nói
rằng ở Việt Nam luật lệ còn đôi chỗ khó khăn cho họ, việc ghi danh hoặc xin giấy phép hoạt động còn chậm lụt. Thưa ông có từng nghe những lời đó không? Theo ông, Việt Nam nên làm thế nào để vui lòng người đến đẹp lòng người đi trong lĩnh vực đầu tư từ Thái Lan vào Việt Nam?
Đại Sứ Ngô Đức Thắng:
Tôi có nghe những lời phàn nàn như vậy và tôi cũng xin được nói rằng chúng tôi đang cố gắng làm hết sức mình để Việt Nam trở thành một điểm đến cho người đầu tư cũng như cho khách du lịch. Và không chỉ bằng nỗ lực của bản thân mình, chúng tôi cũng còn tham gia vào các tổ chức quốc tế, đặc biệt ở đây tôi xin được nêu như Tổ Chức Thương Mại Thế Giới, tổ chức ASEAN, là những tổ chức có những luật lệ theo tiêu chuẩn quốc tế để Việt Nam có thể tiếp cận với quốc tế cho nó phù hợp hơn.
chúng tôi đang cố gắng làm hết sức mình để Việt Nam trở thành một điểm đến cho người đầu tư cũng như cho khách du lịch. <br/>
Trong quá trình đó thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nhân cũng như cho các nhà du lịch đến Việt Nam.
Thanh Trúc:
Cũng trong tư cách đại diện cho Việt Nam ở tại Thái Lan, nếu có thể có ý kiến gì về những nhà đầu tư Việt Nam ở Bangkok mà đang gặp khó khăn hay thuận lợi gì đó thì ông có ý kiến như thế nào?
Đại Sứ Ngô Đức Thắng:
Về vấn đề này thì nhân dịp ba mươi lăm năm này chúng tôi cũng có cuộc gặp đại diện chính phủ và Bộ Ngoại Giao Việt Nam, chúng tôi cũng đã thống nhất với nhau là sẽ có những cuộc họp để trao đổi những vấn đề cụ thể, nhằm tăng cường sự kết nối về mặt giao thông vận tải, tạo thuận lợi cho hàng hóa, dịch vụ, và người quá cảnh qua biên giới giữa hai nước.
Xây dựng cộng đồng ASEAN
Thanh Trúc:
Cái nhìn xa hơn của ông về vị trí của hai nước? Việt Nam và Thái Lan, trong tư cách thành viên kỳ cựu của ASEAN, cần làm gì hơn để giữ vững sự ổn định cho khu vực ASEAN cũng như ổn định cho biển Đông?
Đại Sứ Ngô Đức Thắng:
Là hai nước thành viên của ASEAN chúng tôi có trách nhiệm là làm sao thực hiện được các cam kết của ASEAN, cụ thể trước mắt là Tầm Nhìn ASEAN 2015, tức là làm sao cho ASEAN trở thành một cộng đồng về mặt kinh tế, về mặt chính trị, an ninh cũng như vấn đề văn hóa và xã hội.
Thông qua việc hình thành cộng đồng đó thì sẽ tạo điều kiện cho thịnh vượng cũng như sự ổn định chung của từng nước cũng như của cả khối ASEAN.
Là hai nước thành viên của ASEAN chúng tôi có trách nhiệm là làm sao thực hiện được các cam kết của ASEAN, cụ thể trước mắt là Tầm Nhìn ASEAN 2015, tức là làm sao cho ASEAN trở thành một cộng đồng về mặt kinh tế, về mặt chính trị, an ninh cũng như vấn đề văn hóa và xã hội.<br/>
Còn riêng vấn đề biển Đông, đây là một vấn đề có liên quan tới nhiều nước. Chúng tôi hy vọng các nước ASEAN sẽ thống nhất với nhau về một cách tiếp cận chung để xứ lý vấn đề này trên nguyên tắc giải quyết hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế.
Vừa qua là buổi phỏng vấn đặc biệt đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, ông Ngô Đức Thắng, nhân dịp kỷ niệm ba mươi lăm năm bang giao hai quốc gia tại Bangkok.
Thái Lan là đối tác thương mại đứng hàng thứ năm của Việt Nam với tổng đầu tư trị giá gần mười tỷ đô la, chủ yếu đổ vào các công ty vừa và nhỏ.
Trong khi đó, đối với Bangkok, dù còn nhiều mặt yếu kém trong lãnh vực điện nước, nhưng với một lực lượng lao động hùng hậu 54 triệu người, giá công nhân tương đối rẻ, Việt Nam là đất nước có tiềm năng phát triển nhanh nhất khu vực, là điểm đến an toàn của đầu tư Thái Lan.
Trong khuôn khổ giao lưu nhân kỷ niệm năm thứ ba mươi lăm hữu nghị Thái Việt, sẽ có những buổi triễn lãm về con người và đất nước Việt Nam, bên cạnh những màn trình diễn văn nghệ truyền thống Việt Nam trong hai ngày thứ Tư và thứ Năm tại đại học Chulalongkorn ở Bangkok.