Bốn nhà hoạt động dân sự tới Geneva

0:00 / 0:00

Một trong những sự kiện quan trọng của chiến dịch lần này là phiên họp thông qua báo cáo về kiểm điểm định kỳ phổ quát của VN diễn ra tại hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào chiều 20 tháng 6. Trước khi diễn ra phiên họp kiểm điểm định kỳ của Việt Nam, Chân Như có cuộc nói chuyện với LS Trịnh Hữu Long, hiện đang có mặt tại Geneva.

Chân Như: Xin gởi lời chào đến LS Trịnh Hữu Long, được biết tại phiên họp vào ngày hôm nay 20/6 thì phía chính phủ V iệt N am sẽ phải trả lời trước hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc về việc họ đồng ý thực thi những khuyến nghị nào trong số 227 khuyến nghị của hơn 100 quốc gia thành viên, LS nghĩ VN sẽ nói gì và họ sẽ thực thi đươc bao nhiêu?

Luật sư Trịnh Hữu Long: Trong chu kỳ thứ nhất năm 2009, Việt Nam chỉ đồng ý 93 trên tổng số 123 khuyến nghị của các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc và những khuyến nghị đấy hầu hết rất là chung chung và không liên quan đến vấn đề nhân quyền- vấn đề rất là thiết yếu, đang bị vi phạm nghiêm trọng ở Việt Nam.

Lần này nhiều người nghĩ rằng trước sức ép ngày càng gia tăng của Trung Quốc trên biển Đông thì chính phủ Việt Nam sẽ có xu hướng dân chủ hóa nhiều hơn, nới rộng quyền tự do dân chủ ở trong nước hơn. Tuy nhiên, về phía cá nhân của tôi thì tôi thấy rằng Việt Nam cũng vẫn sẽ chấp nhận những khuyến nghị chung chung và từ chối những khuyến nghị liên quan đến các vấn đề nhân quyền nghiêm trọng ở Việt Nam.

Ví dụ như là trả tự do cho các tù nhân lương tâm, tự do hóa báo chí hoặc sửa đổi các điều luật vi phạm nhân quyền như điều 79, điều 88, điều 258 của bộ luật hình sự. Chúng ta biết ông Hoàng Chí Trung là một cán bộ cao cấp của bộ Ngoại giao có nói rằng họ sẽ từ chối khoảng 20% các khuyến nghị, tương đương với 45 khuyến nghị liên quan đến vấn đề chính trị “nhạy cảm.”

Chúng ta cũng có thể hiểu chính trị “nhạy cảm” ở Việt Nam là cái gì rồi.Vì thế tôi nghĩ rằng bất chấp sức ép từ phía Trung Quốc, hiện nay chính phủ Việt Nam vẫn chưa dứt khoát hướng đến dân chủ, tôn trọng các quyền tự do của người dân. Họ vẫn sẽ chỉ chấp nhận những khuyến nghị chung chung và từ chối những khuyến nghị mà liên quan đến các vấn đề chính trị “nhạy cảm”. Thông tin mà ông Hoàng Chí Trung, cán bộ ngoại giao đưa ra là Việt Nam sẽ từ chối khoảng 40,45 khuyến nghị có lẽ là thông tin gần với thực tế nhất.

Chân Như: Luật sư là người đã từng tham dự phiên điều trần kiểm điểm định kỳ phổ quát của Việt Nam vào ngày 5 tháng 2 vừa qua thì LS cũng đã chứng kiến phía Việt Nam đã đưa ra những thành tích mà họ đã đạt được, nên cũng như theo LS nói ban đầu thì V iệt N am sẽ từ chối 20% liên quan đến chính trị nhậy cảm vậy thì nhóm dân sự c ùng với LS sẽ cần phải làm gì hơn nữa trong cuộc vận động này?

Luật sư Trịnh Hữu Long: Cách làm của đoàn lần này thì vẫn giống với cách làm của chuyến đi UPR hồi tháng hai vừa rồi. Chúng tôi sẽ có hàng loạt những cuộc tiếp xúc với các cơ quan của Liên Hiệp Quốc và các phái bộ ngoại giao đồng thời với các tổ chức quốc tế về nhân quyền ở Thụy Sĩ. Chúng tôi đã thu thập các thông tin về những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam cũng như các chứng cứ kèm theo.

Chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin này cho các cơ quan Liên Hiệp Quốc cũng như các chính phủ ở nước ngoài để họ tiếp tục gây sức ép với Việt nam trong các cơ chế nhân quyền của quốc tế cũng như các cơ chế nhân quyền song phương giữa Việt Nam và các quốc gia này. Chúng tôi hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp cho chính phủ các nước, Liên hiệp quốc và các tổ chức quốc tế có một cái nhìn khách quan hơn về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Từ đó, họ sẽ có những chính sách xác thực hơn và hiệu quả hơn để cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Chân Như: Đ ược biết trong chiến dịch vận động lần này thì phái đoàn đã đại diện cho 10 tổ chức xã hội dân sự trong nước để lên tiếng với quốc tế về tình hình nhân quyền tại V iệt N am , lãnh nhận một sứ mạng nặng nề như thế thì nhóm dân sự cùng LS đã chuẩn bị những hành trang gì?

Luật sư Trịnh Hữu Long: Vâng, để có chuyến đi hai tuần này thì công tác chuẩn bị rất là nhiều. Chúng tôi may mắn đã được các cơ quan của Liên Hiệp Quốc mời tham gia phiên họp này. Thực ra chuyến đi này là một sự kiện nối tiếp các sự kiện khác liên quan đến cơ chế UPR. Như các quý khán thính giả của đài RFA cũng đã biết, sau chuyến đi UPR hồi tháng hai vừa rồi, chúng tôi đã có hàng loạt các chương trình, kế hoạch nhằm tiếp tục tham gia tiến trình UPR và thúc đẩy chính phủ tôn trọng các cam kết UPR.

Bên trong khuôn viên của Palace of Nations. Photo courtesy of vietnamupr.com
Bên trong khuôn viên của Palace of Nations. Photo courtesy of vietnamupr.com (Bên trong khuôn viên của Palace of Nations. Photo courtesy of vietnamupr.com)

Điển hình là hồi tháng năm vừa rồi, chúng tôi phối hợp với phái bộ ngoại giao của Liên minh châu Âu EU ở Việt Nam đã tổ chức một cuộc hội thảo về nhân quyền. Ở đây, liên minh EU đã mời một số các tổ chức dân sự độc lập ở Việt Nam tham gia và 15 tổ chức dân sự độc lập ở Việt Nam cũng đã cùng nhau ký vào bức thư hình chữ U và gởi cho các đại sứ quán của các nước ở Việt Nam về 10 vấn đề nhân quyền mà các tổ chức dân sự này sẽ theo đuổi trong vòng 4 năm tới theo cơ chế của UPR.

Một số vấn đề điển hình là xây dựng môi trường xã hội dân sự lành mạnh, sửa đổi các điều luật vi phạm nhân quyền, tự do báo chí hoặc sửa đổi hệ thống pháp luật để tiến tới bãi bỏ án tử hình. Chuyến đi này là một phần của những nỗ lực theo đuổi tiến trình UPR của chúng tôi.

Chân Như: S au khi phía VN thông qua báo cáo về kiểm điểm định kỳ phổ quát thì phái đoàn dân sự cùng LS sẽ có bài phát biểu trước hội đồng Liên Hiệp Quốc, thì xin LS có thể cho biết điểm chính của bài diễn văn sẽ là gì?

Luật sư Trịnh Hữu Long: Vâng, theo như cơ chế của Liên Hiệp Quốc thì các nhóm xã hội dân sự có thể tham gia phát biểu tại phiên họp của Liên Hiệp Quốc về UPR. Phái đoàn của chúng tôi cũng chuẩn bị bài phát biểu dài chừng khoảng hai phút. Trọng tâm của bài phát biểu này sẽ nêu bật lên các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng mà Việt Nam đã tiến hành trong thời gian vừa qua,đặc biệt là kể từ sau khi Việt Nam tham dự phiên điều trần ngày 5 tháng 2 năm 2014 vừa qua.

Chúng tôi đồng thời cũng kêu gọi Liên Hiệp Quốc, hội đồng nhân quyền và các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc tiếp tục quan tâm, chú ý nhiều hơn nữa đến những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam và phối hợp với các tổ chức dân sự độc lập ở Việt Nam để có thể có được bức tranh chi tiết và trung thực về nhân quyền ở Việt Nam. Từ đó họ có những đối sách cần thiết đối với chính phủ của Việt Nam trong quan hệ ngoại giao.

Chân Như: Và sau cùng thì ngoài sự kiện quan trọng như sự kiện ngày hôm nay tức là kiểm điểm định kỳ phố quát của Việt Nam , những hoạt động nào mà nhóm sẽ làm trong 2 tuần tới hay không?

Luật sư Trịnh H ữu Long: Trong vòng hai tuần tới thì chúng tôi sẽ dành một tuần ở Thụy Sĩ để gặp các cơ quan của Liên Hiệp Quốc cũng như là phái bộ ngoại giao của các tổ chưc quốc tế. Sau đó chúng tôi đến Bỉ để gặp cơ quan ngoại giao của liên minh châu Âu.

Tiếp đến là chúng tôi sẽ đến Ba Lan và Cộng Hòa Czech để gặp các chính phủ của các nước này để thúc đẩy họ quan tâm hơn nữa đến tình hình nhân quyền ở Việt Nam và tham gia nhiều hơn nữa tiến trình UPR để đặt chính phủ Việt Nam trước sức ép cần thiết nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Đấy là một số hoạt động chúng tôi sẽ tiến hành trong vòng hai tuần tới. Hy vọng quý khán thính giả của đài RFA sẽ thường xuyên theo dõi và ủng hộ chúng tôi trong tiến trình này.

Chân Như: Xin cám ơn phần chia sẻ của LS Trịnh Hữu Long, hiện đang có mặt tại Geneva.