[ Tải xuống - download Opens in new window ]
Bản báo cáo khuyến nghị rằng tình trạng ngược đãi trẻ em đang phổ biến ở vùng này và cho rằng tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng lâu dài lên đời sống xã hội.
Ngược đãi Trẻ em: ảnh hưởng và hậu quả
Báo cáo vừa ra đời của Qũy Nhi đồng LHQ – UNICEF có tên "Ngược đãi Trẻ em: mức độ thường thấy, phạm vi ảnh hưởng và hậu quả trong vùng Đông Á – Thái Bình Dương" bao gồm hơn 230 trang; chọn lọc khoảng 364 nghiên cứu của các cơ quan quốc tế, các tổ chức phi chính phủ trong thời gian từ đầu năm 2000 đến cuối năm 2010. Mục đích của việc chọn lọc này được ông Christopher de Bono, giám đốc truyền thông văn phòng khu vực Đông Á Thái Bình Dương của UNICEF cho biết là nhằm tìm ra những bản nghiên cứu có giá trị thông tin nhằm có một cách hiểu đúng đắn về tình hình.
Theo đó, mỗi quốc gia có mức độ ngược đãi đối với trẻ em khác nhau; tuy nhiên thậm chí quốc gia đối đãi với trẻ em tốt nhất trong khu vực cũng cho thấy rằng cứ trong 10 trẻ em thì đã có 1 em bị ngược đãi. Mức độ này ở một số nước lên đến trên 30%. Các dạng ngược đãi bao gồm lạm dụng thân thể, lạm dụng tình dục, lạm dụng cảm xúc (emotional abuse), bị bốc lột, bị bỏ bệ hoặc chứng kiến bạo hành gia đình. Về tình trạng lạm dụng thân thể, các nghiên cứu chia ra làm 3 mức độ: vừa phải, nghiêm trọng và rất nghiêm trọng. Báo cáo nói rằng kết quả những nghiên cứu trước đó cho thấy tình trạng này ngày càng tiến đến mức độ nặng hơn. Ông Christopher nói:
Một trong số đó là việc lạm dụng thân thể trẻ em ở mức nghiêm trọng có tỉ lệ từ 9% đến tỉ lệ 1 trên 4. Những lạm dụng này bao gồm cả việc đánh đập mà gây ra thương tích cho nên nó không phải là nhẹ
Ông Christopher
“Chúng tôi tìm thấy một số điều thú vị. Một trong số đó là việc lạm dụng thân thể trẻ em ở mức nghiêm trọng có tỉ lệ từ 9% đến tỉ lệ 1 trên 4. Những lạm dụng này bao gồm cả việc đánh đập mà gây ra thương tích cho nên nó không phải là nhẹ”.
Trong các dạng bị ngược đãi ở trẻ em, dạng ngược đãi về cảm xúc có vẻ như khó nhận thấy và ít được chú ý tại vùng Đông Á Thái Bình Dương. Dạng lạm dụng này được UNICEF định nghĩa là khi một đứa trẻ bị đặt vào tình huống bị khủng bố tinh thần, điều đó cũng có nghĩa là chúng bị lạm dụng cảm xúc. Tình trạng này được nói là đang gia tăng tại Trung Quốc. Còn đối với tình trạng lạm dụng lao động trẻ em, tại Việt Nam cũng xảy ra nhưng với một tỉ lệ khá thấp so với các nước láng giềng như Cambodia.
Một trong những kết quả nghiên cứu gây quan ngại đối với tình trạng trẻ em là vấn đề bạo hành và lạm dụng tình dục trẻ em. Theo một báo cáo được UNICEF trích dẫn, có 14 – 30% trẻ em cả nam và nữ trong khu vực này bị ép có quan hệ tình dục. Và các bản báo cáo cũng cho thấy thực trạng này tại Cambodia và Thái Lan có chuyển biến xấu hơn. Hậu quả, những trẻ em bị lạm dụng kiểu này sẽ bị trầm cảm và có vấn đề về thần kinh. Thậm chí, những nghiên cứu được UNICEF lược qua còn cho thấy các trẻ em này có thể tìm đến cái chết và có cách hành xử nguy hiểm. Điều đáng nói là những hậu quả nghiêm trọng này không chỉ xuất hiện nhất thời mà còn kéo dài trong cuộc đời các trẻ. Ông Christopher cho biết:
“Những trẻ em bị lạm dụng thường có sức khỏe kém hơn trẻ bình thường trong cả cuộc đời. Thậm chí có những trẻ em bị lạm dụng có thể tìm đến cái chết. Hậu quả là họ không thể cống hiến cho xã hội”.
Những trẻ em bị lạm dụng thường có sức khỏe kém hơn trẻ bình thường trong cả cuộc đời. Thậm chí có những trẻ em bị lạm dụng có thể tìm đến cái chết. Hậu quả là họ không thể cống hiến cho xã hội
Ông Christopher
...Những trẻ em bị lạm dụng thường có sức khỏe kém hơn trẻ bình thường trong cả cuộc đời. Thậm chí có những trẻ em bị lạm dụng có thể tìm đến cái chết. Hậu quả là họ không thể cống hiến cho xã hội. Ông Christopher
Ngoài mục đích hiểu sâu hơn về tình trạng ngược đãi trẻ em, bản báo cáo của UNICEF cũng nhằm gióng lên tiếng chuông cho các thành phần trong xã hội để ngăn chặn tình trạng này:
"Các nhóm công tác xã hội có thể nhận ra những trường hợp trẻ em nào bị lạm dụng. Còn cha mẹ có thể nói chuyện với trẻ em để giúp trẻ hiểu được hành động nào là không thích hợp khi người khác đối xử với chúng. Đây là cách có thể giúp trẻ em bảo vệ được mình", người đứng đầu mảng truyền thông vùng Đông Á Thái Bình Dương của UNICEF nói thêm.
Thống kê của UNICEF cho thấy vùng Đông Á Thái Bình Dương có khoảng gần 600 triệu trẻ em sinh sống và cần chú ý nhiều hơn để đưa ra những biện pháp bảo vệ cần thiết. Mặc dù báo cáo của LHQ không đi sâu vào chi tiết tình trạng của nước nào, bao gồm cả Việt Nam nhưng tình trạng trẻ em bị hãm hiếp, lạm dụng tình dụng và hành hạ đã được nói rất nhiều trong một thời gian dài. Về lâu dài tình trạng này sẽ có ảnh hưởng xấu đến nền văn hóa và sự phát triển xã hội.
Theo ông Christopher, những gì tốt nhất cho trẻ là không nên để xảy ra những sự ngược đãi và lạm dụng. Theo ông, để làm được điều này, cần rất nhiều điều trong đó bao gồm một hệ thống lao động tốt để giải quyết tình trạng trẻ em bị lạm dụng và các nhóm hoạt động xã hội chuyên nghiệp. Ngoài ra, còn phải có sự ủng hộ từ chính phủ và sự hiểu biết của gia đình.