Không mợ chợ cũng đông

0:00 / 0:00

Chủ nghĩa dân tộc cực đoan

Sau vài ngày treo cái biểu ngữ phân biệt chủng tộc: “Không đón tiếp người Nhật, Philippines, Việt Nam và chó”…. trước nhà hàng của mình, ông Wang đã rút nó xuống và không có lời xin lỗi nào. Sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam cũng lên tiếng muộn màng kết án hành động này.

Không rõ tại sao cơ quan đại diện cho chính phủ Trung Quốc lại không hay biết gì trong nhiều ngày một sự việc ồn ào như vậy, mà lại diễn ra ngay sát Tử Cấm Thành. Chị Mã Phối Liên, người gốc Phúc Kiến tại TP HCM nhận xét:

“Đó là một hành động không tốt. Em là người Việt gốc Hoa, mà ngay như nếu cái bảng hiệu đó không đề cập tới người Việt thì em cũng sẽ không bước chân vào.”

Hành động của ông chủ quán họ Hoàng được ông ta nói là do chính ý thức của ông, là tiếp theo một chuỗi những hành động được coi là chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang dâng cao tại Trung Quốc, cả từ phía chính phủ lẫn dân chúng.

Đó là một hành động không tốt. Em là người Việt gốc Hoa, mà ngay như nếu cái bảng hiệu đó không đề cập tới người Việt thì em cũng sẽ không bước chân vào. <br/> Mã Phối Liên

Việc in các vùng đất mà Trung Quốc có tranh chấp về chủ quyền với các nước láng giềng đã gây những phản ứng không hài lòng một cách chính thức về ngọai giao. Việc tranh chấp các hòn đảo nhỏ với người Nhật làm dấy lên phong trào đạp phá hàng hóa cùng cơ sở của người Nhật tại Trung Quốc. Tất cả những việc này, cùng giọng điệu lúc nào cũng căng thẳng chủ nghĩa dân tộc của tờ Hoàn Cầu Thời báo đã khiến hình ảnh Trung Quốc xấu đi, và việc này thấy rõ trong ngành du lịch.

Anh Long Quân một hướng dẫn viên đã từng làm việc nhiều năm ở Trung Quốc, và hướng dẫn nhiều đoàn khách Việt Nam đi thăm Trung Quốc nói:

"Do hành động của người Trung Quốc như vậy nên em xin phép với công ty là không làm công việc hướng dẫn khách đi tham quan Trung Quốc. Hai năm qua khách Việt Nam mình đi thăm Trung Quốc giảm rất nhiều."

Tấm bảng: Cửa hàng này không tiếp người Nhật Bản, Philippines, Việt Nam và chó - tại một nhà hàng ở khu du lịch Houhai - Bắc Kinh ngày 26 tháng 02 năm 2013. AFP PHOTO.
Tấm bảng: Cửa hàng này không tiếp người Nhật Bản, Philippines, Việt Nam và chó - tại một nhà hàng ở khu du lịch Houhai - Bắc Kinh ngày 26 tháng 02 năm 2013. AFP PHOTO.

Trong những năm gần đây, du lịch Trung Quốc là một quan tâm của nhìeu du khách Việt. Du khách Việt Nam thích khám phá những di tích lịch sử mà trong nền văn hóa của chúng ta, chúng ta ít nhiều quen thuộc. Nào là Tử Cấm Thành, Di Hòa Viên ở Bắc Kinh, nào là Hoàng Hoa Cương với mộ liệt sĩ Phạm Hồng Thái ở Quảng Châu, rồi chùa Hàn San gợi nhớ bài Đường Thi tuyệt vời của Trương Kế ngàn năm trước.

Ngoài những cổ tích thì đi du lịch Trung Quốc cũng là du lịch mua sắm, với quần áo đủ mẫu mã, với đào tiên đặc sản vùng Thập Tam Lăng, rồi cẩm thạch vùng Vân Nam…

Có thể so với nhiều quốc gia giàu có người Việt đi du lịch không nhiều, nhưng du khách Việt đã mang không ít ngọai tệ vào cho Trung Quốc. Nay vì làn sóng chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc ấy, người Việt đã không đi Trung Quốc nữa, Long Quân cho biết:

“Dân mình như vậy là không đi du lịch Trung Quốc, không đem tiền vô Trung Quốc xài nữa.”

Theo chị Nguyễn Thị Hiếu, giám đốc 1 cty lữ hành có nhiều khách Việt Nam đi Trung Quốc thì:

“Việc chính trị thì em không biết, nhưng rõ ràng dân mình đã tẩy chay. Cách đây hơn 1 năm thì tour đi Trung Quốc rất nhiều nhưng bây giờ so với cùng tháng ba năm ngoái thì số tour đi Trung Quốc của công ty em giảm đến 90%.”

Chị Diệp Lan Tinh, phụ trách khách Á Châu của công ty Du Lịch Quốc Tế Hoàn Vũ Bắc Kinh có trụ sở ở Bắc Kinh, chuyên tổ chức chương trình cho du khách đến từ Việt Nam cho biết:

Cách đây hơn 1 năm thì tour đi Trung Quốc rất nhiều nhưng bây giờ so với cùng tháng ba năm ngoái thì số tour đi Trung Quốc của công ty em giảm đến 90%. <br/> Nguyễn Thị Hiếu

“Khách giảm nhiều lắm anh ạ… khoảng hơn 50%.”

Và theo chị Lan Tinh thì hành động của chủ quán họ Hoàng là không tốt:

“Người Việt với người Trung Quốc nên thân thiện với nhau, sao người ta lại làm như thế!”

Vâng, du lịch là một nhịp cầu không chỉ để thúc đẩy kinh doanh mua bán, mà còn thúc đẩy các cộng đồng người hiểu biết và thân thiện với nhau. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan Trung Quốc đã khước từ nhịp cầu ấy. Chủ nghĩa ấy đôi khi làm cho Trung Quốc có những ứng xử rất ngộ nghĩnh. Khi bực bội người Nhật, họ bèn đình chỉ việc xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản, bất chấp cả các thông lệ thương mại bình thường. Người Nhật có lúng túng đôi chút, rồi thì họ sang các nước khác như Việt Nam, Ấn Độ… mà mua. Giận người Philippines, họ bèn phong tỏa mấy chục công-ten-nơ… chuối Philippines. Rồi thì cũng chẳng nghe nói gì nữa, chuối Philippines vẫn đầy các siêu thị… Mỹ. Cái chợ toàn cầu này đâu phải chỉ có duy nhất người khách Trung Quốc! Nay đến phiên người Việt, thay vì đem tiền sang tiêu xài ở Bắc Kinh hay Thượng Hải, họ sang Bangkok, Singapore… đầy nụ cười, vắng hẳn các câu nói hằn học và không có chó.

Trong một trao đổi với báo chí gần đây tân thủ tướng Nhật có nói rằng các hành động quá khích dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc rút cuộc sẽ gây thiệt hại cho chính họ mà thôi.