Chuyến thăm này, hai bên sẽ trao đổi quan điểm về việc thúc đẩy quan hệ đối tác cũng như tăng cường hợp tác song phương.
Cuộc gặp trước ngày khai mạc Hội nghị ASEAN- 20
Liệu chuyến thăm của ông Hồ Cẩm Đào có tác động đến vấn đề ở biển Đông, một vấn đề mà một số nước muốn đưa ra tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 20, sẽ diễn ra từ ngày 3 và 4 tháng 4, tại Campuchia hay không? Từ Campuchia, thông tín viên Quốc Việt có bài tường trình sau đây:
Theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao và hợp tác quốc tế Campuchia, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào sẽ bắt đầu chuyến thăm chính thức Campuchia kéo dài bốn ngày. Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông Hồ Cẩm Đào sẽ đến chào Nhà vua Norodom Sihamoni; rồi sẽ hội đàm với Thủ tướng Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin và Chủ tịch Thượng nghị viện Chea Sim.
Chuyến thăm này cho thấy quan hệ hợp tác song phương giữa Campuchia và Trung Quốc ngày càng sâu rộng và tốt đẹp. Về vấn đề biển Đông, Việt Nam và Trung Quốc đều là bạn tốt của Campuchia. Các quốc gia đều là bạn tốt của Campuchia
Ông Koy Kuong
Trong chuyến thăm này, Campuchia và Trung Quốc sẽ thúc đẩy cho việc đạt thỏa thuận thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và tăng cường hợp tác song phương giữa hai nước trong các lĩnh vực nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, tài chính và nguồn nhân lực.
Vẫn theo thông cáo, hai bên cũng dự kiến sẽ ký hai hiệp định hợp tác trong lĩnh vực kinh tế và thương mại. Sau khi kết thúc chuyến thăm của ông Hồ Cẩm Đào, hai nước sẽ ra tuyên bố chung.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao và hợp tác Quốc tế Campuchia là ông Koy Kuong cho biết nhân chuyến thăm này sẽ có nhiều thỏa thuận được ký kết, tuy nhiên nội dung cụ thể thì chưa thể bình luận trước.
Ông Koy Kuong phát biểu:
“Chuyến thăm này cho thấy quan hệ hợp tác song phương giữa Campuchia và Trung Quốc ngày càng sâu rộng và tốt đẹp. Về vấn đề biển Đông, Việt Nam và Trung Quốc đều là bạn tốt của Campuchia. Các quốc gia đều là bạn tốt của Campuchia.”
Thực tế, chính phủ Campuchia coi Bắc Kinh là nước đã và đang góp phần đáng kể giúp tái sinh và phát triển qua các chương trình viện trợ tài chính. Tháng 2/2012, chính phủ Trung Quốc đã trợ giúp cho Campuchia trang thiết bị trị giá 430 ngàn USD để tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN với tư cách là Chủ tịch luân phiên vào năm 2012. Đây là món quà mà phía Campuchia gọi là rất đúng lúc và hơn giá trị thực tế của nó vì nước này thực sự đang thiếu nhiều trang bị để tổ chức các cuộc họp quan trọng trong năm nay.
nhiều người dân Campuchia và giới quan sát tỏ ra nghi ngờ về động cơ đằng sau các chương trình viện trợ của Trung Quốc, nhất là khi Bắc Kinh không đặt ra bất cứ đòi hỏi nào.<br/>
Chính phủ Campuchia nhiều lần khẳng định rằng tình đoàn kết đặc biệt giữa hai nước sẽ ngày càng gắn bó trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị đến kinh tế, thương mại và đầu tư…v.v.
Tuy nhiên nhiều người dân Campuchia và giới quan sát tỏ ra nghi ngờ về động cơ đằng sau các chương trình viện trợ của Trung Quốc, nhất là khi Bắc Kinh không đặt ra bất cứ đòi hỏi nào.
Ý đồ của Trung Quốc tại Campuchia
Giám đốc điều hành Viện hợp tác và hòa bình Campuchia là ông Chheang Vannarith cho biết Trung Quốc đang hướng sự tập trung vào các nước trong khu vực Đông Nam Á nói chung và Campuchia nói riêng để duy trì vai trò kinh tế và ảnh hưởng chính trị trong khu vực ASEAN.
Chuyến thăm của ông Hồ Cẩm Đào sẽ làm dấy lên lo ngại và tác động đến tính trung lập của Campuchia khi đề cập đến nhiều vấn đề nhạy cảm, đặc biệt là vấn đề ở biển Đông vốn là nơi đang có tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt Nam và một số nước khác trong khối ASEAN. Ông tin rằng Bắc Kinh không muốn ASEAN lấy vấn đề tranh chấp biển Đông ra thảo luận tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần 20 hoặc không để thảo luận quá sâu rộng liên quan vấn đề thực thi tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) hay Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982.
Chuyến thăm của ông Hồ Cẩm Đào chỉ muốn bày tỏ sự quan tâm và tầm ảnh hưởng đặc biệt của Trung Quốc đối với ASEAN. Tuy nhiên sức ép chính trị, kinh tế của Trung Quốc như thế nào, thì phải chờ kết quả của Hội nghị ASEAN
.
ông Chheang Vannarith
Vẫn theo ông Chheang Vannarith, vấn đề biển Đông đều được ASEAN đưa ra thảo luận tại các Hội nghị, tuy nhiên vấn đề quan trọng là có kết quả khả quan hay không. Ông nói thêm Campuchia đang đứng trước một thách thức đầy khó khăn vừa đóng vai trò ngăn chặn tranh luận giữa ASEAN với Trung Quốc, vừa ủng hộ chính sách một Nhà nước Trung Quốc và tôn trọng đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc.
Ông nhận định thêm:
“Vấn đề tranh chấp biển Đông vẫn sẽ đưa ra thảo luận vì năm nay là kỷ niệm 10 năm mà các nước ASEAN ký kết Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và hy vọng Campuchia sẽ thúc đẩy để đạt được dự thảo Bộ quy tắc ứng xử (COC). Chuyến thăm của ông Hồ Cẩm Đào chỉ muốn bày tỏ sự quan tâm và tầm ảnh hưởng đặc biệt của Trung Quốc đối với ASEAN. Tuy nhiên sức ép chính trị, kinh tế của Trung Quốc như thế nào, thì phải chờ kết quả của Hội nghị ASEAN.”
Trong cuộc gặp gỡ đoàn báo chí Campuchia tại Bắc Kinh, ngày 19/3, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vị Dân phát biểu chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc tại Campuchia sẽ giúp nâng cao sự tin tưởng lẫn nhau và mở rộng hợp tác toàn diện giữa hai nước. Trung Quốc sẽ khuyến khích các công ty Trung Quốc thúc đẩy đầu tư và giúp xây dựng các đặc khu kinh tế tại Campuchia.
Chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc tại Campuchia sẽ giúp nâng cao sự tin tưởng lẫn nhau và mở rộng hợp tác toàn diện giữa hai nước. Trung Quốc sẽ khuyến khích các công ty Trung Quốc thúc đẩy đầu tư và giúp xây dựng các đặc khu kinh tế tại Campuchia<br/>
Đối với vấn đề tranh chấp biển Đông, người phát ngôn Lưu Vị Dân bày tỏ sự tin tưởng rằng các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ không thảo luận trên vấn đề này vì đây là vấn đề riêng. Chính sách nhất quán của Bắc Kinh là giữ gìn an ninh, hòa bình và là bạn tốt của tất cả các nước láng giềng. Theo đó, tranh chấp ở biển Đông cần để các bên liên quan giải quyết thông qua đàm phán hòa bình trong khuôn khổ song phương, hữu nghị đoàn kết.
Ông Lưu Vị Dân còn nhấn mạnh rằng vừa qua Campuchia đóng vai trò rất quan trọng trong vụ tranh chấp ở biển Đông giữa Trung Quốc với một số nước thành viên của ASEAN. Campuchia còn phản đối mạnh mẽ đối với những yêu cầu lấy vấn đề tranh chấp biển Đông ra thảo luận tại Hội nghị cấp cao ASEAN.
Trong vòng sáu năm qua, Thủ tướng Campuchia Hen Sen đã hơn 10 lần tới thăm Trung Quốc, nhiều hơn hẳn so với các quốc gia khác. Từ năm 2005 – 2011, Quốc vương Norodom Sihamoni đã gần 10 lần thực hiện chuyến thăm cấp quốc gia đến Trung Quốc, trong khi đó lãnh đạo Trung Quốc đã gần 10 tới thăm Campuchia.
Quan hệ ngoại giao song phương Campuchia và Trung Quốc từ khi được nối lại từ năm 1994 được cho là phát triển lên một gia đoạn mới. Các nhà quan sát chính trị Campuchia lo ngại về ảnh hưởng Trung Quốc ngày càng tăng tại xứ này.
Theo dòng thời sự:
- Biến biển Đông thành "Vùng hòa bình, tự do, hữu nghị và hợp tác"
- ASEAN thảo luận về tình hình Biển Đông
- Thách thức của Campuchia trong chức vụ Chủ tịch ASEAN
- Thành viên các nước ASEAN họp tại Campuchia
- ASEAN không muốn gây bất đồng với các nước trong khu vực
- Tranh chấp biển Đông: chủ quyền chưa hẳn là vấn đề
- Philippines kêu gọi ASEA hợp tác chặt chẽ hơn về Biển Đông
- Tàu Trung Quốc lại tuần tra trong vùng biển tranh chấp với Việt Nam
- Việt Nam-Trung Quốc tuyên bố cùng tìm giải pháp cho biển Đông
- Trung Quốc đã đạt được mục đích sau chuyến đi của TBT Nguyễn Phú Trọng?