Trung Quốc cho biết sẽ gửi 16 tàu chiến và 2 tàu ngầm đến tham dự cuộc tập trận. Cuộc tập trận này có ý nghĩa thế nào đối với hai nước Nga Trung và có ảnh hưởng gì trong khu vực? Việt Hà phỏng vấn giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về quốc phòng an ninh Đông Nam Á thuộc học viện Quốc Phòng Úc.
Nga muốn nhắc nhở uy thế tại Châu Á Thái Bình Dương
Việt Hà:
Thưa ông, xin ông cho biết bằng cuộc tập trận sắp tới, Nga và Trung Quốc muốn gửi ra thông điệp gì với các nước trong khu vực?
GS. Carl Thayer:
cuộc tập trận này gửi những thông điệp khác nhau đến từng nước trong khu vực. Tôi vừa mới ở Nga về và ông Putin có đọc một bài diễn văn nói rằng Thái Bình Dương là quan trọng, và một số các học giả nhận định rằng con gấu Nga đã thức dậy và đang trở lại trong khu vực. Nga đang muốn có một vai trò tích cực hơn ở vùng châu Á Thái Bình Dương. Nói về vai trò tích cực ở đây tôi muốn nói đến họ đã tham gia vào thượng đỉnh Đông Á. Vì vậy thông điệp mà Nga muốn gửi ra là họ đang là một người chơi trong khu vực mà các nước không nên bỏ qua. Nga là nước cung cấp vũ khí chính cho Trung Quốc bao gồm cả tàu ngầm kilo, máy bay chiến đấu, cho nên hai nước có quan hệ quốc phòng. Cả hai nước đều có quan hệ thông qua tổ chức hợp tác Thượng Hải và họ đã từng tập trận trên bộ trước kia, nhưng chưa bao giờ tập trận trên biển.
Đối với Trung Quốc thì phải nói đến biển Hoàng Hải, họ gửi 16 tàu ra đó và đó là lý do họ không muốn có hàng không mẫu hạm của Mỹ. Bằng cuộc tập trận này, Trung quốc muốn gửi ra thông điệp là các nước có thể vào biển Hoàng hải nếu họ được Trung Quốc mời vào, đó là vùng biển của họ, và họ muốn trưng cho các nước thấy sức mạnh của hải quân Trung Quốc đang sánh cùng với Nga.
...ông Putin có đọc một bài diễn văn nói rằng Thái Bình Dương là quan trọng, và một số các học giả nhận định rằng con gấu Nga đã thức dậy và đang trở lại trong khu vực. Nga đang muốn có một vai trò tích cực hơn ở vùng châu Á Thái Bình Dương.
giáo sư Carl Thayer
Việt Hà:
Còn đối với các nước Đông Nam Á vốn đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên biển Đông thì sao, thưa ông?
GS. Carl Thayer:
Đây là điểm đáng chú ý, Nga cũng là nhà cung cấp vũ khí chính cho Việt nam, bao gồm tàu ngầm dạng kilo, tên lửa chống tàu, và máy bay chiến đấu giống như họ trang bị cho TrungQuốc tất nhiên là Việt Nam có số lượng nhỏ hơn. Nhưng khi công ty dầu khí quốc gia Nga Gazprom bước vào thay thế chỗ cho BP thì cũng nảy sinh vấn đề với Trung Quốc vì Trung Quốc chỉ trích hành động này. Nhưng theo những gì tôi biết được từ các nhà nghiên cứu và phân tích bên Nga thì phía Nga sẽ xây dựng một đường ống dẫn khí đến Trung Quốc và thậm chí tới Nhật Bản, cho nên Nga ở thế mạnh hơn khi đối phó với Trung Quốc. Họ bán vũ khí cho Trung Quốc, rồi họ sẽ cung cấp cho Trung Quốc khí đốt. Vì vậy theo quan điểm của Nga thì Trung Quốc rất khó có thể có những hành động gì mạnh mẽ với Nga và bản thân Nga thì cũng khá im hơi lặng tiếng trong hàng loạt các vấn đề, họ im lặng trong diễn đàn khu vực. Nhiều người không để ý là họ thậm chí còn không gửi bộ trưởng quốc phòng tới hội nghị bộ trưởng quốc phòng khu vực, họ gửi người đứng ở vị trí thứ hai sau bộ trưởng và các nguồn tin thì nói là ông này chỉ ngủ trong các hội nghị mà không tham gia gì. Cho nên câu hỏi tiếp theo là vào thượng đỉnh đông Á sắp tới liệu Nga có bước lên lãnh trách nhiệm đối với an ninh khu vực hay không?
...theo những gì tôi biết được từ các nhà nghiên cứu và phân tích bên Nga thì phía Nga sẽ xây dựng một đường ống dẫn khí đến Trung Quốc và thậm chí tới Nhật Bản, cho nên Nga ở thế mạnh hơn khi đối phó với Trung Quốc. Họ bán vũ khí cho Trung Quốc, rồi họ sẽ cung cấp cho Trung Quốc khí đốt.
giáo sư Carl Thayer
Việt Hà:
Đây là lần đầu tiên hai nước Nga và Trung Quốc tập trận chung trên biển, theo ông tại sao hai nước lại chọn tập trận vào lúc này giữa lúc còn nhiều căng thẳng trong khu vực liên quan đến chủ quyền trên các biển?
GS. Carl Thayer:
tại sao lại vào lúc này thì tôi không thể đưa ra một câu trả lời cụ thể, vì điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi của năm hay là Trung Quốc đang lên kế hoạch, nhìn ra xung quanh và đưa ra một kế hoạch lâu dài với một loạt các vụ tập trận để cho thấy sức mạnh của mình cho các nước khác biết và để các nước thấy là họ không bị cô lập. Theo tôi thì họ đã lập kế hoạch tập trận cả năm nay rồi và không hẳn là để đối phó với những gì đang diễn ra trong khu vực.
Việt Hà:
theo ông thì cuộc tập trận này có thể làm tăng thêm những căng thẳng đang có trong khu vực không?
Cuộc tập trận diễn ra trong vùng biển của Trung Quốc và cũng không phải trong vùng gây đe dọa, trừ các nước như Nhật bản và Hàn Quốc, còn các nước Đông Nam Á thì chỉ im lặng mà theo dõi bởi vì Mỹ cũng có tập trận trong khu vực thì tại sao các nước khác không được tập trận.
giáo sư Carl Thayer
GS. Carl Thayer:
tôi không nghĩ như vậy, tôi nghĩ là báo chí đã thổi phồng quá mức vụ đảo Vành khăn liên quan đến tranh chấp về nguồn cá. Theo tôi thì Trung Quốc sẽ nói là các cuộc tập trận này là vì mục đích gìn giữ hòa bình trong khu vực. Nói như vậy thì Trung quốc không thể vừa tập trận với Nga xong thì lại quay lại và chỉ trích các cuộc tập trận của các nước khác trong khu vực.
Cuộc tập trận diễn ra trong vùng biển của Trung Quốc và cũng không phải trong vùng gây đe dọa, trừ các nước như Nhật bản và Hàn Quốc, còn các nước Đông Nam Á thì chỉ im lặng mà theo dõi bởi vì Mỹ cũng có tập trận trong khu vực thì tại sao các nước khác không được tập trận. Và Trung Quốc cũng đã từng tập trận với các nước khác như với hải quân Úc vào năm ngoái chẳng hạn cho nên cuộc tập trận lần này hoàn toàn bình thừơng và được chấp nhận theo luật pháp quốc tế. Nó không gây thêm căng thẳng cho những căng thẳng hiện đang có trong khu vực nhưng có thể làm người ta nhướn mày và tất nhiên là Nhật bản sẽ phải lo ngại nếu tàu chiến chạm vào vùng biển tranh chấp với nước này. Và Nam Hàn cũng lo ngại do căng thẳng với Bắc Hàn vì vụ chìm tàu hơn một năm về trước và nước này vẫn còn nghĩ về vai trò của Trung Quốc trong vụ chìm tàu này.
Việt Hà:
xin cảm ơn ông.