Tại nghị trường quốc hội trong tuần qua, vấn đề về dự án trồng mới 5 triệu hécta rừng đó trở nên một đề tài tranh luận khá sôi nổi.
Lý do vì sao?
Đây là đề tài của chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ này.
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn
Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn là đơn vị chủ trì dự án trồng mới năm triệu héc ta rừng triển khai trong giai đọan từ năm 1998 đến năm 2010 theo Nghị quyết Quốc hội số 08/1997/QH10. Chính phủ Việt Nam triển khai thực hiện dự án qua quyết định số 661/QĐ-TT ngày 29 tháng 7 năm 1998.
Vào sáng ngày 31 tháng 10 vừa qua quốc hội đuợc nghe báo cáo về dự án vừa nói của chính phủ, và Ủy ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường đưa ra báo cáo thẩm tra việc thực hiện dự án.
Theo báo cáo tổng kết Dự án trồng mới 5 triệu héc ta rừng tòan quốc thì trong thời gian qua đã thực hiện trồng được hơn 4 triệu 600 ngàn héc ta rừng trồng và khoanh nuôi tái sinh, tức đạt chừng 93,5% kế họach đề ra. Cụ thể rừng trồng được 2 triệu 450 ngàn héc ta, trong đó có gần 900 ngàn héc ta rừng phòng hộ, đặc dụng; 1 triệu 550 ngàn héc ta rừng nguyên liệu. Về diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng được hơn 1 triệu 280 ngàn héc ta. Diện tích cây công nghiệp và cây ăn trái được tính tổng cộng hơn 940 ngàn hécta.
tổng kết Dự án trồng mới 5 triệu héc ta rừng tòan quốc thì trong thời gian qua đã thực hiện trồng được hơn 4 triệu 600 ngàn héc ta rừng trồng và khoanh nuôi tái sinh, tức đạt chừng 93,5% kế họach đề ra.<br/>
Theo báo cáo của chính phủ Việt Nam thì diện tích rừng trên cả nước tiếp tục tăng từ khi khởi động dự án cho đến nay là hơn 10 triệu 400 ngàn hécta. Như vậy giúp cho độ che phủ rừng của Việt Nam tăng từ 32% lên gần 40%.
Tổng kinh phí chi ra cho dự án trong thời gian qua là 32 ngàn tỷ đổng.
Ông Nguyễn Đình Xuân, giám đốc Vườn Quốc gia Lò Gò- Xa Mát ở Tây Ninh và là một đại biểu quốc hội khóa 12 vừa qua, có một số đánh giá về Dự án trồng mới 5 triệu héc ta rừng của chính phủ Việt Nam như sau:
Trên thực tế diện tích cần giữ theo rừng đặc dụng và rừng phòng hộ tương đối tốt. Hiện nay có vấn nạn đối với rừng gọi là ‘rừng kinh tế’. Đó là diện tích rừng mà người ta nghĩ có thể làm kinh tế được. Trong đó nổi cộm là người ta cho đó là rừng nghèo, rừng kiệt và muốn chặt đi để trồng cây cao su hay cây nguyên liệu giấy như cây keo tai tượng.
Đó là một trong những quan ngại: rừng nghèo mà là rừng tự nhiên chỉ nghèo gỗ thôi, chứ về mặt đa dạng sinh học và phòng hộ vẫn còn rất tốt. Nếu phá đi trồng cây cao su thì độ che phủ không bằng, sẽ gây nguy cơ cho hạ nguồn như lũ lụt… Thứ hai dù rừng nghèo nhưng đó vẫn là kế sinh nhai cho người dân địa phương vào rừng lấy củi, cây thuốc nam, mây tre lá thiết yếu cho cuộc sống của họ. Họ chưa có giải pháp mà nói là trồng cây cao su sẽ tạo công ăn việc làm cho ngừơi dân địa phương. Nhưng thực tế mỗi hecta cà phê chỉ cần một lao động.
rừng nghèo mà là rừng tự nhiên chỉ nghèo gỗ thôi, chứ về mặt đa dạng sinh học và phòng hộ vẫn còn rất tốt. Nếu phá đi trồng cây cao su thì độ che phủ không bằng, sẽ gây nguy cơ cho hạ nguồn như lũ lụt… Thứ hai dù rừng nghèo nhưng đó vẫn là kế sinh nhai cho người dân địa phương vào rừng lấy củi, cây thuốc nam, mây tre
Ông Nguyễn Đình Xuân
Trong báo cáo tổng kết của chính phủ Việt Nam trình quốc hội khóa 13 tại kỳ họp thứ hai hiện nay thừa nhận một số hạn chế của quá trình thực hiện dự án. Đó là đời sống của người dân làm nghề rừng còn nhiều khó khăn, độ che phủ chưa đạt mục tiêu đề ra là 40%. Hiện nay vẫn còn đến hơn 2 triệu 800 ngàn hécta đất trống đồi núi trọc chưa được trồng cây trở lại. Và một thực tế mà dư luận vô cùng quan tâm là tình trạng gia tăng nạn chặt phá rừng tại nhiều địa phương.
Một cư dân sinh sống tại Tây Nguyên hòan tòan đồng tình với thừa nhận về tình trạng chặt phá rừng tự nhiên còn lại để trồng các lọai cây công nghiệp ở nơi từng được nhắc đến như là vùng núi rừng dày đặc
trước đây:
Nếu đi một vòng từ Lâm Đồng về đây người ta phá rừng hết, cả rừng thông đặc dụng của nhà nứơc cũng bị phá. Giá tiêu cao hiện nay người dân lại vào rừng để lấy cây chưa mục để làm trụ tiêu. Trồng cà phê cũng phá rừng. Kiểm lâm thì trang bị thô sơ nên không giữ được… Nói nhiều nhưng bất lực.
Ý kiến của các đại biểu quốc hội
Sau khi nghe báo cáo tổng kết do chính ông Cao Đức Phát, bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trình bày, nhiều vị đại biểu đã tỏ ra nghi ngờ, thậm chí có ý kiến cho rằng đó chỉ là những con số trên giấy, còn thực tế thì nguợc lại.
Truyền thông trong nước trích dẫn phát biểu của một số vị đại biểu quốc hội như của ông Trần Du Lịch dám khẳng định ông không tin những con số báo cáo quá đẹp như thế. Căn cứ mà đại biểu Trần Du Lịch đưa ra là không có mấy doanh nghiệp được giao đất trồng rừng đã thực hiện đúng yêu cầu đó, mà đa số các doanh nghiệp này trồng cây công nghiệp như cao su, hay có doanh nghiệp biến thành khu resort. Ông này khẳng định hầu hết những khu resort ven núi, ven rừng là đất giao lâm nghiệp. Đại biểu Trần Thị Diệu Thúy của thành phố Hồ Chí Minh cũng đồng ý với ý kiến của ông Trần Du Lịch cho rằng việc giao đất cho doanh nghiệp để họ trồng rừng mà lại mang ra khai thác làm thủy điện, du lịch …tức phá rừng có tổ chức và phá rừng có phép.
không có mấy doanh nghiệp được giao đất trồng rừng đã thực hiện đúng yêu cầu đó, mà đa số các doanh nghiệp này trồng cây công nghiệp như cao su, hay có doanh nghiệp biến thành khu resort. Ông này khẳng định hầu hết những khu resort ven núi, ven rừng là đất giao lâm nghiệp<br/>
Ông Trần Du Lịch còn nêu ra tình trạng báo cáo láo khác nữa liên quan đất nông nghiệp. Theo ông này cho biết thì có những khu biệt thự ở ngọai vi các thành phố ở Tây Nguyên rộng đến cả ngàn mét vuông; nhưng trên thực tế họ vẫn báo cáo đó là đất nông nghiệp, canh tác lúa.
Đại biểu Đinh Xuân Thảo của Hà Nội phản đối việc tính đất trồng cây cao su vào đất rừng. Theo ông này nếu tính như thế thì tòan bộ đất rừng của Việt Nam sẽ biến mất.
Trong khi báo cáo của chính phủ nói rằng độ che phủ rừng tòan quốc tăng từ 32% lên hơn 39%; thì tại nhiều địa phương từ khi triển khai dự án trồng mới 5 triệu hécta rừng, diện tích rừng lai giảm như Dak Lak giảm 6,6%, Bình Phước 10,6% …
Tại khu vực đông nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long, độ che phủ rừng chỉ ở mức chừng 2% mà thôi; trong khi đó thì chất lượng các rừng phòng hộ được nói chưa đạt yêu cầu, khả năng sinh trưởng của cây rừng tại đó cũng rất thấp.
đơn vị Thanh Hóa phát biểu lại chuyện nhiều địa phương đem các khu đất quan trọng đó cho nước ngòai thuê đến 50 năm, mà chính phủ trung ương dường như không biết; mãi đến khi báo chí lên tiếng mới hay.<br/>
Một quan ngại lớn khác được các vị đại biểu quốc hội nêu lại tại diễn đàn là thông tin về việc các tỉnh cho nước ngòai thuê đất rừng, trong đó có cả đất quốc phòng. Ngòai mối nguy an ninh quốc gia, những khu rừng đầu nguồn, có vi trí quan yếu về quốc phòng được giao cho người nước ngòai khai thác, quản lý lại được cho thuê với giá rẻ mạt.
Đại biểu quốc hội Lê Minh Thông, đơn vị Thanh Hóa phát biểu lại chuyện nhiều địa phương đem các khu đất quan trọng đó cho nước ngòai thuê đến 50 năm, mà chính phủ trung ương dường như không biết; mãi đến khi báo chí lên tiếng mới hay.
Báo cáo của chính phủ nói có gần 290 ngàn hécta đất lâm nghiệp được cấp cho các nhà đầu tư nước ngòai thuê để trồng rừng.
Quản lý lỏng lẻo
Truyền thông trong nứơc gần đây cho biết tình trạng phá rừng diễn ra ở mức độ đáng ngại tại nhiều địa phương nhất là ở khu vực Tây Nguyên. Lực lượng kiểm lâm quá mỏng không đủ sức ngăn chặn đội ngũ lâm tặc phá rừng được trang bị máy móc, phương tiện tốt và cả vũ khí bảo vệ; cũng như tính cách hung hăng của chúng.
Lực lượng kiểm lâm quá mỏng không đủ sức ngăn chặn đội ngũ lâm tặc phá rừng được trang bị máy móc, phương tiện tốt và cả vũ khí bảo vệ; cũng như tính cách hung hăng của chúng.<br/>
Truớc tình hình đó, bản thân một số nhân viên kiểm lâm tiếp tay và vào hùa với lâm tặc.
Một trong những biện pháp được đưa ra là nguời dân được giao đất, giao rừng để bảo tồn, phát triển, khai thác. Tuy nhiên số tiền trả cho người dân trong công tác này còn quá thấp.
Ông Nguyễn Đình Xuân trình bày một số biện pháp của chính phủ trong việc kêu gọi người dân tham gia giữ rừng:
Trên giấy tờ tôi thấy có một số thay đổi ví dụ như biện pháp gọi là ‘khai thác bền vững’, thay vì giữ bằng cách ‘ôm khư khư rừng’. Theo tôi đây là giải pháp tốt nhưng khó nhất là vấn đề kiểm sóat. Nếu khi cho người dân lấy đi cái này, cái kia trong rừng thì phải bảo đảm điều đó không vượt quá khả năng phục hồi của rừng; cũng như không được lạm dụng lấy vào những lọai ‘quí hiếm như gỗ chẳng hạn. Đó là điều khó nhưng phải được tiến hành. Chứ nếu giữ như giữ một két tiền sẽ dẫn đến gây xung đột với người dân vì họ nghèo.
Vừa rồi chính phủ có chính sách hổ trợ gạo cho dân vùng cao để họ giữ rừng. Ngòai ra còn cần có những chương trình khác như nông- lâm kết hợp, thủ công mỹ nghệ…
Chính tình trạng không còn rừng như trước để giữ nước và đất nên nhiều nơi từng phải hứng chịu những trận lũ lụt, đất chuồi dữ dội cướp đi bao mạng sống con người và gây thiệt hại vật chất lớn lao, xóa sạch công lao gây dựng …Một số quốc gia thấy rõ thảm họa đó và có nhiều biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn nạn phá rừng<br/>
Tại phiên họp hôm cuối tháng 10 vừa qua, chính phủ Việt Nam kiến nghị quốc hội cho phép kết thúc dự án trồng mới 5 triệu héc ta rừng. Cho thời gian tới, chính phủ Việt Nam muốn được giao việc phê duyệt, tổ chức thực hiện kế họach bảo vệ và phát triển rừng giai đọan 2011 đến 2020 với các mục tiêu cao hơn là tăng độ che phủ rừng lên 42-43% trong năm năm tới, và đến năm 2020 lên 44-45%.
Rừng lâu nay được ví như lá phổi của trái đất. Tuy nhiên do nhu cầu phát triển công nghiệp cũng như đất đai sinh sống và nhiều yếu tố khác, rừng tự nhiên ngày càng thu hẹp.
Chính tình trạng không còn rừng như trước để giữ nước và đất nên nhiều nơi từng phải hứng chịu những trận lũ lụt, đất chuồi dữ dội cướp đi bao mạng sống con người và gây thiệt hại vật chất lớn lao, xóa sạch công lao gây dựng …
Một số quốc gia thấy rõ thảm họa đó và có nhiều biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn nạn phá rừng, bảo tồn rừng tự nhiên đồng thời trồng mới rừng một cách khoa học, hợp lý.
Thực tế bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề như chính thừa nhận của các bị đại biểu quốc hội nêu ra tại nghị trường. Nếu cách làm trong lĩnh vực này không có biến chuyển thì hẳn nhiên những cảnh giác được đưa ra sẽ không còn bao xa.
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.
Theo dòng thời sự:
- Việt Nam mất 31 ngàn héc ta đất rừng mỗi năm
- Cảnh báo nguy cơ cháy rừng ở nhiều tỉnh
- Việt Nam có 5.600 hécta rừng bị cháy năm 2010
- Cảnh báo cấp 5: các khu rừng miền Bắc có nguy cơ bị cháy rất cao
- Các dự án trồng rừng sẽ phải được bộ quốc phòng, bộ công an thông qua
- Campuchia: Dân biểu kêu gọi ngưng phá hoại rừng