“Những vần thơ của Quỷ”
Cuộc biểu tình bạo động tấn công toà đại sứ Mỹ bắt đầu từ Ai Cập, nhanh chóng lan khắp thế giới Hồi giáo, chỉ vì một cuốn phim thô sơ chiếu trên hệ thống you tube. Cuốn “Innocence of Muslims” bị hầu khắp thế giới Hồi giáo lên án là báng bổ Đấng Tiên tri Mohammad của đạo Hồi.
Trước đây đã có tác phẩm The Satanic Verses của nhà văn người Anh Salman Rushdie xuất bản năm 1988 cũng gây náo động trong thế giới Hồi giáo, tác giả bị Ayatollah Hồi giáo Iran lên án tử hình, tác giả phải trốn lánh, nhờ giải phẫu thẩm mỹ thay đổi cả diện mạo, mãi đến gần đây mới "được tha". Tuy nhiên không vì
quyền sách bị lên án đó mà nổ ra những cuộc biểu tình bạo động lan rộng và dữ dội như lần này. Nguyên do vì đâu?
Quyển truyện “The Satanic Verses”, tạm dịch là “Những vần thơ của Quỷ” là quyển truyện hư cấu có giá trị văn chương, với những ẩn dụ trong hành động và ngôn ngữ của các vai trong truyện, không có mục đích chỉ trích hay báng bổ đạo Hồi, nhưng bị những tu sĩ Hồi giáo bảo thủ lên án là nhạo báng tôn giáo.
Đó là năm 1988. Đến năm 1990 Mỹ mới tấn công Iraq, và 2001 thì al-Qaeda mới mở màn vụ tấn công khủng bố được coi như cuộc khai chiến của thành phần cực đoan Hồi giáo với Hoa Kỳ. Sau đó là chiến tranh Afghanistan kéo dài tới nay.
Sự xung khắc giữa thành phần cực đoan Hồi giáo, nếu không nói là đông đảo người dân Hồi giáo ở nhiều quốc gia Trung Đông và Nam Á, với Hoa Kỳ ngày nay đã trở thành hận thù không đội trời chung. Vi thế cuốn phim “Innocence of Muslims” đã trở thành lý cớ làm bùng nổ phong trào chống Mỹ dữ dội.
Phim “Sự vô tội của người Hồi Giáo”
Nội dung cuốn phim “Sự vô tội của người Hồi giáo” mang chủ đích chỉ trích, nhạn báng Hồi giáo rất rõ rệt, và sự nhạo báng cả Đấng Tiên tri giáo chủ của đạo Hồi cũng rất rõ ràng. Đó không phải là một tác phẩm điện anh hay văn học, mà chỉ là cuốn phim rẻ tiền nhắm mục đích chống tôn giáo, nên phản ứng của người Hồi giáo là có lý do cụ thể, tuy rằng người ta không đồng ý với hành động bạo lực và cách bày tỏ đức tin bằng bạo lực của họ.
Phong trào chống Mỹ bùng nổ với cuộc biểu tình ở Ai cập và Libya đúng ngày 11 tháng 9, là ngày đánh dấu cuộc tấn công khủng bố của ak-Qaeda năm 2001.
Đến nay chính phủ Mỹ vẫn nói là chưa có bằng chứng về sự liên quan như vậy, nhưng dù vậy, người ta có thể suy đoán chắc chắn là phải có bàn tay sách động và thổi bùng ngọn lửa chống đối, phá hoại, do những phần tử cực đoan mang truyền thống chống Mỹ ác liệt bằng mọi phương tiện, trong mọi cơ hội, như Al-Qaeda, Hezbollah, Taliban, Jemaah Islamiyah, Hamad, Abu Sayyaf, cùng hằng chục những tổ chức mang danh Jihad ở khắp nơi trên thế giới.
Riêng vụ tấn công toà đại sứ Mỹ ở Libya đã được coi là có tổ chức kỹ lưỡng. Libya là nơi bị nghi có những thành phần al-Qaeda trà trộn để cướp thành quả cuộc cách mạng lật đổ Kadaffi, nên rất có thể chính al-Qaeda đã ra tay.
Bó tay chịu trận
Trong tình cảnh này dường như Washington đành bó tay chịu trận, là do tu chính án thứ nhất của hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ quyền tự do ngôn luận cho công dân Mỹ.
Khi lính Mỹ đốt kinh Coran ở Afghanistan, tư lệnh Hoa Kỳ của lực lượng đồng minh đã phải lên tiếng xin lỗi. Lý do là vì quân nhân Mỹ làm điều đó ở một quốc gia đồng minh, nên quân đội phải chịu trách nhiệm. Luật pháp Hoa Kỳ không cấm nhưng quân đội Mỹ phải tuân thủ luật pháp Afghanistan, dù rằng hai nước có thể có thoả thuận đặc biệt về quyền tài phán đối với lực lượng đồng minh hoạt động tại Afghanistan .
Lần này một công dân Mỹ có hành động báng bổ Hồi giáo, chính phủ Mỹ không thể làm gì anh ta được, và cũng không thể xin lỗi hay cấm chiếu đoạn phim gây tai hoạ đó, là vì luật pháp Hoa Kỳ bảo vệ quyền tự do bày tỏ ý kiến.
Hành động tư pháp của cảnh sát Los Angeles đối với tác giả cuốn phim là thẩm vấn tác giả Nakoula Bassley Nakoula, 55 tuổi, người Mỹ gốc Ai Cập. Nhưng sau đó cảnh sát chỉ đưa ông ta đi trốn, và hôm thứ ba lại đón cả gia đình Nakoula đi đến với người này. Vợ Nakoula nói với báo chí gia đình bà sẽ không thể trở lại ngôi nhà của họ được nữa.
Điều mà Hoa Kỳ có thể làm chỉ là thuyết phục Nakoula lên tiếng xin lỗi người Hồi giáo và đích thân yêu cầu youtube rút cuốn phim đó xuống, tuy rằng làm như vậy chỉ có hy vọng xoa dịu được phần nào mà thôi.
Dù sao sự xoa dịu phần nào đó cũng giúp cho các chính phủ ở các nước Hồi giáo không thù hận người Mỹ có lý do để khuyên công dân của họ ngưng chống đối Hoa Kỳ.
Báo Pháp khiêu chiến?
Nhưng giữa lúc “lửa rừng còn cháy bừng bừng” thì đó thì tờ tuần báo hài hước Charlie Hebdo của Pháp lại đăng 4 bức tranh hí hoạ vẽ giáo chủ Mohammad một cách diễu cợt. Tranh vẽ cảnh vị giáo chủ đối thoại khuyên tín đồ hãy giữ hoà bình, nhưng hai trong số 4 bức hý hoạ lại vẽ giáo chủ Mohammad khoả thân một nửa.
Cộng đồng Hồi giáo Pháp tức giận lên án tờ báo. Bộ trưởng nội vụ Pháp Manuel Valls tiếp họ để nói chuyện hoà giải, nhưng sau đó ông tuyên bố đó là quyền tự do bảy tỏ ý kiến, một quyền căn bản của con người, không thể chế tài hay ngăn cản tờ báo.
Tuy nhiên Thủ tướng Jean Marc Ayrault đã kêu gọi người vẽ và tờ báo suy nghĩ với tinh thần trách nhiệm, và hãy coi gương vụ cuốn phim ở Mỹ để quyết định hành động của mình. Cùng lúc, bộ trưởng ngoại giao Pháp Laurent Fabius nhìn nhận là ông sợ thế giới Hồi giáo sẽ có phản ứng.
Quả nhiên, biểu tình chống Pháp, đòi giết người Pháp, người Mỹ đã nổ ra hôm thứ năm ở Kabul, Afghanistan và Tehran, Iran.
Chính phủ Pháp lập tức tăng cường an ninh cho toà báo, cho thủ đô Paris và đóng cửa 20 toà đại sứ, lãnh sự ở các quốc gia có đông dân theo đạo Hồi.
Hôm thứ năm Singapore theo gương Afghanistan, Bangladesh và Pakistan, chặn truy cập YouTube. Tại Pháp cảnh sát đã cấm một cuộc biểu tình dự trù tổ chức vào thứ bảy này trước Đại Giáo Đường Hồi giáo ở Paris. Bộ nội vụ cho biết sẽ từ chối mọi giấy phép biểu tình phản đối cuốn phim, sau khi cuộc biểu tình gần toà đại sứ Mỹ ở Paris cuối tuần qua trở thành bạo động.
Lãnh đạo của cộng đồng Hồi giáo Pháp, cộng đồng lớn nhất của tín đồ đạo Hồi ở Tây âu, cho biết lời kêu gọi bình tĩnh sẽ được phồ biến khắp các giáo đường vào ngày thứ sáu, nhưng đồng thời cũng lên án báo Charlie Hebdo đã xuất bản những bức tranh “nhục mạ”.
Thủ tướng Pháp nói những ai cảm thấy bị xúc phạm vì những tranh vẽ đó có thể kiện trước toà, nhưng ông cũng nhấn mạnh tại Pháp quyền tự do bày tỏ ý kiến được bảo đảm, kể cả quyền tự do vẽ tranh hý hoạ.
Tổ chức Huynh đệ Hồi giáo của Ai Cập hôm thứ năm yêu cầu Pháp có hành động với tờ báo giống như đã có biện pháp chế tài đối với những tấm hình đăng ảnh công nương Catherine vợ hoàng tử William hở ngực.
Phong trào này, nơi xuất thân của Tổng thống Ai cập Mohamed Morsi, nêu lên sự kiện ngành tư pháp của Paris đã có những biện pháp can ngăn tờ tạp chí đăng những bức ảnh đó của hoàng gia Anh quốc. Chính quyền Pháp hôm thứ ba đã cấm tạp chí Closer xuất bản thêm hay bán lại những tấm hình đó, và mở cuộc điều tra hình sự về việc tờ báo làm cách nào để có được những hình ảnh như vậy.
“Người hề buồn cười” hay “hành vi đáng hổ thẹn”?
Nhưng đáp lại, biên tập viên Stephane Charbonnier của tuần báo Charlie Hepdo mô tả “những ai giận dữ vì những bức hý hoạ” là “những người hề đáng buồn cười”. Ông này còn lên án chính phủ đã thoả mãn những người ấy bằng cách chỉ trích tờ báo là có thái độ khiêu khích.
Trong khi đó nhiều người Mỹ và cả viên chức của những nước thân Mỹ tỏ ra rất bực bội với những người có hành động chống tôn giáo gọi là vô trách nhiệm như Nakoula và người vẽ tranh hí hoạ ở Pháp.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon lên án cuốn phim của Nakoula, nói rằng quyền tự do bày tỏ ý kiến là một quyền căn bản và là đặc quyền của con người, nhưng không thể được những người như thế lạm dụng để khiêu khích hay nhục mạ những giá trị truyền thống và đức tin của người khác, bằng những hành vi nhục nhã và đáng hổ thẹn như vậy.
Một số học giả và chính quyền Hồi giáo đề nghị Hoa Kỳ nên có luật cấm báng bổ tôn giáo. Đó là điều hợp lý, nhưng khổ nỗi Quốc hội và chính phủ Hoa Kỳ không thể làm được. Tu chính án số 1 về quyền tự do ngôn luận, tự do bảy tỏ ý kiến không cho phép sự ra đời của một đạo luật như vậy.
Điều có thể làm, giống như chính phủ Pháp đã làm, là kêu gọi tinh thần trách nhiệm đối với quốc gia trong bối cảnh quan hệ quốc tế. Thêm vào đó là sự khuyên giải khuyến khích người làm cuốn phim tai hại kia hãy xin lỗi và rút lại cuốn phim trên youtube.
Đó là những việc tối thiểu mà Hoa Kỳ phải làm, nhưng dường như cũng là tối đa những việc có thể làm, thêm với việc thảo luận, thuyết phục các chính quyền Trung Đông, Nam Á khuyên can người dân của họ