Cháy Nổ Xe: Người Tiêu Dùng Cần Làm Gì

Theo kết quả nghiên cứu ban đầu của trường Đại Học Bách Khoa TP Hồ Chín Minh và của Bộ Khoa Học Công Nghệ vừa công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng, có vẻ như cũng chưa chắc chắn là do nhiên liệu xăng bị pha tạp chất gây ra.

Nhưng người tiêu dùng và tham gia giao thông thật sự hoang mang, lo lắng khi hầu như mỗi ngày đều xảy ra cháy nổ phương tiện giao thông. Họ cần phải làm gì trong khi các ban ngành đều kêu gọi người tiêu dùng phải tự bảo vệ mình? Hòa Ái trình bày trong phần sau.

Trước hiện tượng cháy nổ xe gắn máy và ô tô ở Việt Nam có thể xem như là một vấn nạn, Thủ tướng chính phủ yêu cầu 4 Bộ gồm Công An, Giao Thông, Công Thương và Khoa Học Công Nghệ chịu trách nhiệm điều tra nguyên nhân gây cháy nổ này.

Methanol là nguyên nhân chính?

Ngày 15/1/12, trường Đại Học Bách Khoa có kết quả thí nghiệm là xe không tự bốc cháy khi xăng pha với 30% chất methanol ở nhiệt độ 500 độ C. Có ý kiến cho rằng nếu xăng pha chất methanol hay ethanol mà lượng xăng còn lại trong bình chỉ có 5% dung tích bình chứa thì sẽ hình thành hỗn hợp hydrocacbon tự gây cháy nổ.

Bên cạnh đó, cũng còn nhiều nghi vấn khác là do động cơ có nhiệt độ quá cao, xăng có chỉ số octan thấp… Nhưng theo hầu hết nhận định của các cơ quan giám định thì cho rằng nguyên nhân gây cháy do nhiên liệu có chất methanol là một chất oxy hóa rất mạnh, dễ làm hư hỏng các ống dẫn xăng bằng nhựa, cao su gây ra rò rỉ xăng nên dẫn đến cháy nổ.

Nhận định này trùng khớp với nhận định của Thạc sĩ Thi Hồng Xuân, khoa Cơ Khí Công Nghệ-trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã đăng tải trên báo Tuổi Trẻ ngày 28/12 . Thạc sĩ Xuân khẳng định với đài

Thạc sĩ Thi Hồng Xuân:
Thạc sĩ Thi Hồng Xuân: "Người sử dụng phải chọn lựa một cửa hàng xăng dầu có uy tín như các cửa hàng của các tập đoàn, tổng công ty lớn của nhà nước để 'chọn mặt gửi vàng'" - Source photo: Thanh Đạm/tuoitre.vn (ource photo: Thanh Đạm/tuoitre.vn)

RFA rằng:

trường hợp xăng có chứa Methanol thì khả năng rò rỉ rất cao do Methanol là một chất oxy hóa rất mạnh và làm hư hỏng các chi tiết bằng cao su như kim phao, ống dẫn xăng thì khả năng rò rỉ rất cao nên dẫn đến cháy nổ.

Thạc sĩ Thi Hồng Xuân

“Tôi nghĩ, theo ý cá nhân tôi chỉ có một chất một thôi. Đó là methanol, không có chất thứ hai.”

Theo nhận định của Thạc sĩ Xuân thì khi xe đang chạy, nếu có rò rỉ nhiên liệu và khi hơi nhiên liệu gặp một tia lửa bất kì từ hỏng hóc của hệ thống điện hay nhiệt độ cao từ cổ ống xả thì xe bắt cháy. Trong trường hợp xăng có chứa Methanol thì khả năng rò rỉ rất cao do Methanol là một chất oxy hóa rất mạnh và làm hư hỏng các chi tiết bằng cao su như kim phao, ống dẫn xăng thì khả năng rò rỉ rất cao nên dẫn đến cháy nổ.

Còn trong trường hợp khi xe không vận hành, nếu bị rò rỉ xăng có chứa Methanol, khi Methanol thoát ra ngoài môi trường nó sẽ bay hơi dần dần và hòa trộn với không khí chung quanh tạo thành một hỗn hợp cháy nổ. Do tỉ trọng của hơi Methanol lớn hơn tỉ trọng của không khí nên nó khuếch tán ra khắp nền và nằm sát mặt nền, trên đường lan rộng của hỗn hợp nó có thể gặp bất kì một mồi lửa nào nằm sát mặt nền và ở cách xa nơi dựng xe như nhang đèn thờ cúng, một tàn thuốc lá hay 1 nguồn lửa bất kì thì cũng có thể bắt lửa, tia lửa này lan truyền ngược lại đến nguồn xăng đang rò rỉ và gây cháy cho xe, sau khi gây cháy xong thì nền cũng không còn để lại dấu vết gì.

Người tiêu dùng nên tự bảo vệ mình

Thạc sĩ Xuân nhấn mạnh Methanol là một dung môi có tính Oxy hóa mạnh khi hòa trộn với không khí nó sẽ là một hỗn hợp nổ. Dưới góc độ kỹ thuật, Thạc sĩ Xuân cho lời khuyên với người tiêu dùng như sau:

“Đối với người tiêu dùng thì mình chọn mặt gởi vàng. Tức là mình chọn tin tưởng thương hiệu nào đó. Người tiêu dùng chỉ có cách chọn lựa những cây xăng có uy tín, những đại lý lớn của những tập đoàn của nhà nước”.

Đối với người tiêu dùng thì mình chọn mặt gởi vàng. Tức là mình chọn tin tưởng thương hiệu nào đó. Người tiêu dùng chỉ có cách chọn lựa những cây xăng có uy tín, những đại lý lớn của những tập đoàn của nhà nước<br/>

Một chiếc xe hơi bị cháy trên đường
Một chiếc xe hơi bị cháy trên đường vào tháng 12/2011 tại TPHCM. Source tintumoingay (Source tintumoingay)

Dù được nhiều chuyên gia và các cơ quan chức năng khuyến cáo người tiêu dùng nên tự bảo vệ mình bằng cách mua xăng ở những cây xăng của nhà nước. Nhưng sau hàng loạt bài phóng sự được đăng tải trên Báo Thanh Niên gần đây về tình trạng các xe bồn rút xăng và đổ vào các chất lỏng khác trên đường vận chuyển xăng đã làm cho tâm lý của người tiêu dùng rất hoang mang. Một người tiêu dùng-tham gia giao thông chia sẻ:

“Tôi nghĩ tình hình báo chí đã đăng và theo thực tế tôi đã thấy khi tôi tham gia giao thông, ảnh hưởng của tạp chất pha trong xăng gây ảnh hưởng cho người tiêu dùng khá nhiều âu lo về an toàn tính mạng cho mọi người. Đây là mối an nguy mà ai cũng lo. Khi tôi tham gia ngoài đường hay uống cà phê cùng bạn bè, ai cũng bàn tán về đề tài này khá nhiều.

Ai cũng sợ hết. Sợ cho bản thân mình và cho người thân của mình nữa. Thực tế, tôi cũng chưa biết rằng nên đổ ở cây xăng nào. Nghe nói nên đổ xăng ở những trụ xăng của nhà nước cho yên tâm hơn. Nhưng mới vừa rồi báo chí mới phanh phui những cây xăng của cơ quan nhà nước tại sao lại có những hành động của những nhân viên, họ thêm vào những chất độc hại ảnh hưởng đến môi trường, ảnh hưởng đến an nguy của mọi người. Thật sự mà nói tôi cũng chưa an tâm lắm. Nhưng nếu không vào đổ xăng chổ họ, làm sao có xăng để xe chạy được. Nên phải đành chấp nhận rủi ro.”

Trong Luật Bảo Vệ Người Tiêu Dùng, trước hết là người tiêu dùng sẽ đứng ra khởi kiện vụ án dân sự và khi khởi kiện theo luật này có điểm mới là họ không phải đóng án phí. Quyền và nghĩa vụ chứng minh do nhà cung cấp chứng minh là họ có lỗi hay không có lỗi<br/>

Trong tình trạng người tham gia giao thông không có giải pháp nào khác hơn là chấp nhận may rủi, còn những nạn nhân của những vụ cháy nổ xe bị thiệt hại về tài sản và tính mạng do nhiên liệu xăng gây ra thì phải làm gì? Luật sư Nguyễn Văn Hậu-Phó Chủ Tịch Hội Luật Gia Thành Phố Hồ Chí Minh cho biết theo như Luật Bảo Vệ Người Tiêu Dùng có hiệu lực từ 1/7/2011 như sau:

“Trong Luật Bảo Vệ Người Tiêu Dùng, trước hết là người tiêu dùng sẽ đứng ra khởi kiện vụ án dân sự và khi khởi kiện theo luật này có điểm mới là họ không phải đóng án phí. Quyền và nghĩa vụ chứng minh do nhà cung cấp chứng minh là họ có lỗi hay không có lỗi.

Tức là người tiêu dùng không có chứng minh. Và những vụ án như thế này thì được giải quyết rất đơn giản. Trong trường hợp người tiêu dùng không đứng ra được thì họ sẽ nhờ tổ chức xã hội bảo vệ của người tiêu dùng. Họ sẽ thay mặt cho người tiêu dùng để họ khởi kiện ở tòa án. Khi phát hiện hàng hóa hoặc là nơi sản xuất hay nhập khẩu hàng hóa thì phải có trách nhiệm, biện pháp thu hồi hàng hóa đó lại.

Và thu hồi xong phải thông báo công khai về những hàng hóa bị khuyết tật và phải đăng năm số báo liền liên tiếp trên đài phát thanh và truyền hình để mô tả hàng hóa đã thu hồi để những cơ quan có thẩm quyền xử lý. Và khi đó phải bồi thường thiệt hại do hàng hóa khuyết tật đó gây ra. Việc bồi thường này thực hiện theo quy định pháp luật của Việt Nam”

trong những cuộc tiếp xúc với người dân, chúng tôi nhận thấy mối quan tâm lớn nhất của dư luận hiện nay là mong chính phủ nhanh chóng có câu trả lời chính xác về nguyên nhân gây cháy nổ và xử lý chấm dứt vấn nạn này, để người tiêu dùng không phải tiếp tục lo âu<br/>

Theo như thông tin pháp lý do Luật Sư Nguyễn Văn Hậu cung cấp thì người tiêu dùng được luật pháp bảo vệ rất rõ ràng. Nhưng thực tiễn không ai muốn mình là nạn nhân của những vụ cháy nổ xe liên tục như hiện nay. Ngày 15/1 tàu cánh ngầm Greenline 2 ở Vũng Tàu bốc cháy khi đang bơm dầu.

Ngày 16/1, một xe ben bị thiêu rụi ở Lai Châu. Trong khi đó, ở tỉnh Bình Phước, một chiếc xe máy vừa mới đổ xăng, đang vận hành thì bị cháy nổ. Trong tình trạng gần như các vụ cháy nổ xảy ra dồn dập mỗi ngày, dư luận lại càng lo sợ liệu rằng máy bay có thể xảy ra cháy nổ trong những ngày giáp Tết với nhu cầu đi lại nhiều.

Điều đáng mừng là 4 bộ ngành của chính phủ bắt tay vào cuộc nghiên cứu điều tra. Nhưng trong những cuộc tiếp xúc với người dân, chúng tôi nhận thấy mối quan tâm lớn nhất của dư luận hiện nay là mong chính phủ nhanh chóng có câu trả lời chính xác về nguyên nhân gây cháy nổ và xử lý chấm dứt vấn nạn này, để người tiêu dùng không phải tiếp tục lo âu, không phải tiếp tục sống trong cảnh chẳng biết phải tự bảo vệ mình bằng cách nào khác hơn là phải chấp nhận rủi ro.

Theo dòng thời sự: