NS Đặng Thái Sơn làm giám khảo cuộc thi Chopin

Thông tín viên Vân Anh của Đài Á Châu Tự Do có cuộc nói chuyện với nghệ sĩ Đặng Thái Sơn là người Châu Á duy nhất được làm giám khảo trong cuộc thi dương cầm mang tên Chopin.

Bây giờ tim đang đập thình thình

"Bây giờ tim đang đập thình thình" – là thổ lộ của Đặng Thái Sơn với bạn bè RFA.

Đặng Thái Sơn là người Châu Á đầu tiên trên thế giới dành giải nhất cuộc thi dương cầm danh tiếng mang tên Chopin năm 1980 để sau gần 30 năm, chính Đặng Thái Sơn lại là người Châu Á duy nhất nhận trọng trách làm thành viên ban giám khảo cuộc thi nhạc tầm cỡ này.

Quả là vinh dự cho tôi được tham gia buổi diễn lần này và thậm chí còn có chơi cả đoạn kết chương trình bằng 4 tác phẩm của Chopin.

NS Đặng Thái Sơn

"Bây giờ tim đang đập thình thình vì mùng 5 tháng này là kỉ niệm 110 năm thành lập Nhà Hát Thính Phòng Filharmonia của Ba Lan. 110 năm trước nhạc sĩ nổi tiếng người Ba Lan là I. J. Paderewski, nhạc sĩ, đồng thời làm thủ tướng, khai mạc Nhà Hát Thính Phòng. Năm nay người ta muốn làm lại chương trình y hệt 110 năm trước nên tôi được đặt đánh concerto của ông.

Mà mình đã bao giờ chơi bản này đâu. Tôi phải tập riêng cho buổi diễn lần này. Quả là vinh dự cho tôi được tham gia buổi diễn lần này và thậm chí còn có chơi cả đoạn kết chương trình bằng 4 tác phẩm của Chopin. Tất cả làm tôi rất hồi hộp. Và trong tháng 11 này tôi có 3 buổi rất quan trọng, mùng 9 tháng 11 ở Paris với dàn hòa nhạc số 1 của Pháp và tất cả các dàn nhạc nổi tiếng thế giới đều sang đó diễn. Và đó là những gì tôi có thể làm được cho Việt Nam."

Nói tới Đặng Thái Sơn, sinh năm 1958 ở Hà Nội, không thể không liên tưởng tới các nốt nhạc Chopin – nhạc sĩ kiệt tác xuất thân từ Ba Lan. Cảm nhận của Đặng Thái Sơn về âm nhạc và con người Chopin là rất nhiều cảm xúc.

dang-thai-son-250.jpg
Nghệ sĩ dương cầm Đặng Thái Sơn trong buổi phỏng vân với TTV Vân Anh. Photo by Vân Anh/RFA.

"Trong nhạc Chopin có rất nhiều khía cạnh khác nhau. Chẳng hạn có cái thơ mộng, cái đẹp của chất thơ – đó là mảng quan trọng. Thứ hai là cuộc đời đầy bi kịch. Thời trẻ của ông thì đẹp và thơ mộng, nhưng cuộc đời lại gặp nhiều đen tối và bi kịch, cơ thể ốm yếu. Tuy sức khỏe quặt quẹo nhưng tinh thần rất mạnh mẽ. Ai cũng biết rằng nửa đời người ông phải sống cuộc đời lưu vong, luôn đau đớn là phải xa tổ quốc Ba Lan và luôn cảm thấy cô đơn mặc dù sống giữa trung tâm lớn như Paris. Có những cái buồn, thương, nhớ nhà rồi có cả hận sót. Thời đó, ai cũng biết tình cảnh Ba Lan thế nào khi Ba Lan bị nước Nga đô hộ, rất khổ. Mảng thứ 3 rất quan trọng là cái hồn Ba Lan trong nhạc của ông, như các điệu vũ mazurka, polonez đặc biệt Ba Lan. Dù ai cũng biết Chopin có mẹ là người Ba Lan, cha là người Pháp nhưng sao ông ấy khẳng định mình là người Ba Lan vì khi mất, ông đã để lại trối trăn trong di chúc rằng ông muốn trái tim của ông trở lại Ba Lan."

Chưa có thói quen mua vé

“Chưa có thói quen mua vé” là một trong những cản trở, nhạc sĩ cho biết sau khi được hỏi về suy nghĩ cho nền nhạc thính phòng Việt Nam. Người đã nhiều năm chinh phục thế giới tại tất cả các nhạc viện lớn nhất có những trăn trở gì cho nhạc cao cấp tại quê hương mình?

"Việt Nam giờ đang ở mức báo động. Trước kia mình cứ khoe rằng mình có nhà hát cổ hơn người ta bao nhiêu, mình học trước người ta bao nhiêu thế nhưng cứ ngồi khen nhau rồi không cẩn thận các nước ASEAN sẽ còn vượt hơn mình. Hồi xưa xã hội chủ nghĩa, giờ xã hội đã thay đổi rồi, cung cách cũng vậy. Theo tôi thì dần dần phía nhà nước người ta chỉ quan tâm mức độ nào thôi. Bây giờ mảng tư nhân và các mạnh thường quân phải có ý thức mà nước mình lại chưa có truyền thống đó nên rất khổ. Có người rất là giàu sang, sẵn sàng tung tiền mua các thứ xa xỉ nhưng người ta không có ý thức rằng chỉ cần một ít thôi, 1-2 nghìn thôi, mỗi người giúp 1 chút là đã có thể nâng đỡ được bao nhiêu tài năng trẻ phát triển lên. Hoặc giới trung lưu, thừa sức mua vé đi xem nhạc cổ điển, đâu có đắt đỏ gì.

Nhưng mọi người không quen, không phải không có nhu cầu, mà cứ phải vé mời cơ, vé có 3, 4 đô la mà không quen bỏ tiền ra mua. Cứ phải vé mời. Tâm lý như thế thì làm sao nhạc sống được. <br/>

NS Đặng Thái Sơn<br/>

Nhưng mọi người không quen, không phải không có nhu cầu, mà cứ phải vé mời cơ, vé có 3, 4 đô la mà không quen bỏ tiền ra mua. Cứ phải vé mời. Tâm lý như thế thì làm sao nhạc sống được. Khó khăn thế phải dần dần. Như vậy có sự trân trọng hơn với nghệ thuật. Chứ nghệ thuật lại là thứ quá dễ dàng rồi thì người ta thấy nó rẻ quá. Để người ta có sự trân trọng, ý thức nhất định rồi dần dần vì 3, 4 đô la không là cái gì hết, mà để người ta thoải mái mỗi lần đi nghe. Ngay cả tôi, mỗi lần về biểu diễn là ý ới gọi nhau không biết tìm giấy mời ở đâu."

Bạn đọc vừa chia sẻ với chúng tôi một phần cuộc nói chuyện với Nghệ Sĩ dương cầm Đặng Thái Sơn.

Tôn Vân Anh, thông tín viên RFA cảm ơn sự cộng tác của kí giả Ngô Văn Tưởng.

Theo dòng thời sự: