Thảm họa tính bằng con số tại ĐNÁ

Cơ quan Giảm nhẹ Nguy cơ Thiên tai Liên Hiệp Quốc, UNISDR, hôm nay công bố phúc trình về tình hình thiên tai tính ra bằng số tại khu vực Nam và Đông Á. Gia Minh dự cuộc họp diễn ra ở Bangkok, tường trình

0:00 / 0:00

Thực trạng

Số người chết vì lụt lội trong khu vực châu Á vào năm 2012 có giảm đi; thế nhưng thiệt hại về kinh tế do lũ lụt gây nên tại lục địa này trong năm nay vẫn đáng kể.

Đó là đánh giá được đưa ra trong phúc trình mang tên 'Disasters in Number: South and East Asia'; tạm dịch Thảm họa tính bằng con số tại khu vực Nam và Đông Á, do cơ quan Giám nhẹ Nguy cơ Thiên tai của Liên hiệp quốc công bố.

Ông Jerry Velasquez, người đứng đầu UNISDR khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, nêu lại những tỷ lệ mà Ngân hàng Thế giới, WB, đưa ra về thiệt hại do thiên tai gây nên tính trên GDP đối với những quốc gia trong khu vực ông phụ trách như sau:

Cứ mỗi năm thiệt hại này trung bình là 1.8% của GDP, với mức 1,6 tỷ đô la Mỹ. Cụ thể Indonesia là 1,2 % . Việt Nam là 1.8% của GDP, Miến Điện 1,9%, Malaysia 1%, Kampuchia và Lào 1à 1,7%...

Tại ba khu vực nam, đông nam và đông Á, trong năm 2012 xảy ra 83 thảm họa thiên tai khiến tổng cộng hơn 3100 người thiệt mạng. Số bị tác động là gần 65 triệu người. Tổng số thiệt hại về vật chất được tính là hơn 15 tỷ đô la Mỹ

UNISDR

Theo đánh giá của UNISDR thì trong năm 2012, lụt lội là thiên tai xảy ra thường xuyên nhất tại khu vực Châu á, chiếm đến 44%. Và đây là thiên tai gây nên những tác động về con người và kinh tế cao nhất. Tử vong do lụt lội chiếm hơn phân nữa số tử vong vì thiên tai ở Châu Á trong năm nay. Gần 80% người dân tại lục địa này chịu tác động bởi lụt lội và gây nên gần 60% những thiệt hại

Mùa mưa bão ở Việt Nam thường dồn dập vào những tháng cuối năm
Mùa mưa bão ở Việt Nam thường dồn dập vào những tháng cuối năm (dantri.com)

về kinh tế cho khu vực.

UNISDR cho rằng lụt lội và bão tố vẫn là những mối đe dọa chính cho khu vực Châu Á. Một ví dụ được nêu ra là siêu bảo Bopha hồi tuần rồi thổi qua miền nam Philippines và làm chết hơn 500 người.

Tại ba khu vực nam, đông nam và đông Á, trong năm 2012 xảy ra 83 thảm họa thiên tai khiến tổng cộng hơn 3100 người thiệt mạng. Số bị tác động là gần 65 triệu người. Tổng số thiệt hại về vật chất được tính là hơn 15 tỷ đô la Mỹ.

Bà Debby Sapir, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học do Thảm họa của Trường Đại học Louvain, CRED, ở Bỉ, nhấn mạnh lại lục địa Châu Á là nơi phải hứng chịu nhiều thiên tai trong những thập niên qua:

Đại ý theo bà Debby Sapir thì Châu Á là khu vực gặp cực nhiều thiên tai, và từ những năm 1950 trở về sau khuynh hướng gia tăng thêm. Cũng theo bà này thì 90% tổng số những người chịu tác động bởi thiên tai trong thập niên qua là tại khu vực Châu Á.

Tuy nhiên theo bà này thì trong năm nay, may mắn cho khu vực Châu Á là không phải gánh chịu những thảm họa thiên tai lớn. Đây là một tin vui vì trong năm nay con số về thảm họa động đất của khu vực không nhiều

Trân lụt lịch sử ở Thái Lan năm 2011 gây thiệt hại lên hơn 40 tỷ USD
Trân lụt lịch sử ở Thái Lan năm 2011 gây thiệt hại lên hơn 40 tỷ USD

như những năm trước.

Châu Á là khu vực gặp cực nhiều thiên tai, và từ những năm 1950 trở về sau khuynh hướng gia tăng thêm. Cũng theo bà này thì 90% tổng số những người chịu tác động bởi thiên tai trong thập niên qua là tại khu vực Châu Á

bà Debby Sapir

Sằn sàng đối phó

Đối với ông Jerry Velasquez thì mức độ giảm tương đối số lượng thảm họa tính đến lúc này trong năm 2012 không thể là nguyên nhân để người ta lấy làm thỏa mãn. Ông này nhắc đến tình trạng là nguy cơ thiên tai vẫn gia tăng cao hơn so với mức độ của cải được làm ra.

Ông này cho rằng nguy cơ lụt lội cần phải được đối phó theo một cách thức mang tính hệ thống hơn. Hoạt động này cần phải được đưa vào trong mọi kế hoạch quản trị và phát triển đô thị. Chỉ làm được như thế mới có thể bảo đảm tăng trưởng bền vững và bảo vệ mạng sống cũng như tài sản của người dân vào khi mà tình hình thời tiết cực đoan sẽ trở nên thường xuyên và nặng nề hơn trong thời gian tới.

Ông Vinod Thomas, tổng giám đốc của Cơ quan Đánh giá Độc Lập tại Ngân hàng Phát triển Châu Á, ADB, thì nhắc lại biện pháp phòng chống. Ông này cho rằng nếu không có biện pháp phòng chống như là nhiệm vụ trọng tâm trong đó có những hoạt động giảm thiểu gây tác động biến đổi khí hậu, thì thảm họa thiên tai sẽ ngăn cản phát triển.

chính quyền Bangladesh đã đầu tư tiền của cho mục tiêu giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây nên. Theo ông một nước nghèo như Bangladesh mà làm được công tác đó một cách hiệu quả như thế thì những quốc gia khác đều có thể làm được

Ông Jerry Velasquez

Ông Jerry Velasquez cho rằng Bangladesh có được một bài học tốt về việc giúp giảm thiểu số người chết và cả thiệt hại về kinh tế khi xảy ra những thảm họa thiên tai.

Trận động đất kinh hoàng ở Nhật năm 2011
Trận động đất kinh hoàng ở Nhật năm 2011 (AFp)

Ông này cho rằng chính quyền Bangladesh đã đầu tư tiền của cho mục tiêu giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây nên. Theo ông một nước nghèo như Bangladesh mà làm được công tác đó một cách hiệu quả như thế thì những quốc gia khác đều có thể làm được.

Việt Nam

Đối với Việt Nam, ông Jerry Velasquez bày tỏ khen ngợi về những chương trình nhằm phòng chống, giảm thiểu tác động của thiên tai; cũ thể như chương trình trồng rừng ngập mặn tại nhiều khu vực ven biển để có thể giảm thiếu những tác động bất lợi của thiên tai như bào tố, nước biển dâng.

Đối với Việt Nam, ông Jerry Velasquez bày tỏ khen ngợi về những chương trình nhằm phòng chống, giảm thiểu tác động của thiên tai; cũ thể như chương trình trồng rừng ngập mặn tại nhiều khu vực ven biển

xxxxxxxxx

Ông này cho rằng chương trình trồng rừng ngập mặn ven biển của Việt Nam là một trong những chương trình hiệu quả về đầu tư. Cụ thể chương trình này giảm 40% mức thâm hụt nguồn vốn đầu tư.

Ông cũng bày tỏ khen ngợi đối với việc không chỉ chính quyền trung ương mà cả cấp địa phương cũng chi tiền cho chương trình chống biến đổi khí hậu, tuyên truyền cho người dân các thông tin liên quan.

Ông cho rằng Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực cố gắng kết hợp việc phòng chống, giảm thiểu thiên tai với tình hình biến đổi khí hậu trong kế hoạch của chính quyền.

Một điểm nữa mà giám đốc Cơ quan Giảm nhẹ Nguy cơ Thiên tai Liên hiệp quốc ghi nhận tại Việt Nam là sự tham gia của cộng đồng vào các công tác phòng chống, giảm nhẹ thiên tai.

Ông Jerry Velasquez cũng chỉ ra một thách thức lớn nữa cho khu vực, và cả Việt Nam hiện nay là vấn đề quản trị nguồn nước

Dẫu có được một số ghi nhận tích cực như vậy, nhưng theo ông Jerry Velasquez thì Việt Nam cần phải nổ lực tiếp tục những công việc đang tiến hành, và UNISDR tiếp tục làm việc với phía Việt Nam trong những công tác liên quan.

Theo dòng thời sự: