Cha anh Trần Huỳnh Duy Thức xin giải oan cho con

Hôm 27 tháng 7 vừa qua, ông Trần Văn Huỳnh, thân phụ của nhân vật bất đồng chính kiến Trần Huỳnh Duy Thức đã gửi thỉnh nguyện thư đến quốc hội Việt Nam đề nghị xem xét lại bản án 16 năm tù và 5 năm quản chế đã dành cho con ông.

0:00 / 0:00

Gửi thư lên Quốc Hội

Nhân dịp này ông cũng gửi bức thư thỉnh nguyện này đến các cơ quan báo chí khác của Việt Nam. Việt Hà có bài phỏng vấn ông Trần Văn Huỳnh về bức thư thỉnh nguyện này.

Việt Hà: Thưa bác, Anh Thức đã bị kết án từ đầu năm ngoái là 16 năm tù và 5 năm quản chế mà tại sao đến lúc này bác và gia đình mới gửi thư này đến dân làm báo và đến Quốc hội?

Trần Văn Huỳnh: Tại vì tôi muốn giải oan cho con tôi thế thôi.

Việt Hà: Nhưng bác chờ một thời gian cũng rất lâu, người ta có thể đặt câu hỏi là đang có vụ của luật sư Cù Huy Hà Vũ hay những vụ biểu tình phản đối Trung Quốc. Thì đây có phải là sự trùng hợp hay không mà bác quyết định đưa thư vào lúc này, xin bác giải thích thêm ạ?

Trần Văn Huỳnh: Không hề có sự trùng hợp nào cả. Chúng tôi cũng bức xúc về trường hợp của con tôi nên không có sự trùng hợp hay tác động nào hết.

Việt Hà: Tại sao lúc này bác lại quyết định gửi thư đến Dân Làm báo vốn là trang không được nhà nước khuyến khích? Ngoài Dân làm Báo bác còn gửi đến các cơ quan báo chí nào khác nữa?

Trần Văn Huỳnh: Vì nhân sự kiện là có kỳ họp quốc hội khóa 13 vừa rồi, kỳ họp đầu tiên thì chúng tôi cũng muốn gửi để trình bày với cơ quan quyền lực cao nhất của quốc hội. Chúng tôi cũng có gửi một số các cơ quan truyền thông báo chí khác. Gửi cho báo trong nước nữa. Tuổi trẻ, thanh niên, sài gòn giải phóng. Chúng tôi có gửi đến, còn vấn đề thông tin hay không là quyền của các tờ báo.

Tôi nhận thấy là những hành động của nó xuất phát từ quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân có trách nhiệm với đất nước, cho nên tôi đã làm cái gì đó để giải oan cho con.

Ô. Trần Văn Huỳnh

Việt Hà: Bác có nói là gửi lên quốc hội lần này nhưng thực ra quốc hội họp rất thường xuyên, tại sao bác lại gửi vào đúng kỳ họp thứ 13 này, có phải là liên quan đến việc sửa đổi Hiến Pháp mà bác có nói đến trong thư? Bác hy vọng có những thay đổi sẽ có lợi cho những người trong đó có con của bác.

Trần Văn Huỳnh: Hy vọng là theo chương trình làm việc của Quốc hội thì sẽ có sửa đổi Hiến pháp, tôi nghĩ là sẽ có những cái mới, đồng thời có ban cải cách Hiến Pháp nữa, thì chúng tôi hy vọng sẽ có những đổi mới, do đó chúng tôi gửi thỉnh nguyện thư công dân này đến cơ quan quyền lực.

Con tôi vô tội

Việt Hà: Trong thư bác nói là bác là một công dân mà trong một thời gian đã có những lúc bác không nói hết những điều mình suy nghĩ mà chỉ nói với những người gần mình thôi, bác đã dằn vặt la trách con bác phê phán những vấn đề về kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Có phải là việc anh Thức đi tù đã làm bác thay đổi quan điểm của mình?

HCM-Court-01202010-250.jpg
Các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Lê Công Định (từ trái sang), tại phiên tòa ở TP.HCM hôm 20-1-2010. AFP PHOTO (Các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Lê Công Định (từ trái sang), tại phiên tòa ở TP.HCM hôm 20-1-2010. AFP PHOTO)

Trần Văn Huỳnh: Trước đây thì rõ ràng giữa con tôi và tôi có những quan điểm không giống nhau, tôi có suy nghĩ dĩ nhiên là một công dân thì bao giờ cũng quan tâm đến tình hình đất nước, bạn bè chúng tôi có trao đổi với nhau về những vấn đề đất nước. Thức lúc đó là một doanh nhân thì tôi nói con thôi lo làm tốt việc của mình là một doanh nghiệp lo cho cả một gia đình doanh nghiệp bao nhiêu người, cổ đông, cũng rất năng, con còn phải gánh lấy tránh nhiệm này nữa thì không biết con có đảm trách được không.

Lúc đó tôi không đồng ý với con tôi, có lúc tôi dùng quyền của cha để la rầy nó, chúng tôi cũng tranh luận với nhau về một số vấn đề. Nhưng sau này tôi nhận thấy là những hành động của nó xuất phát từ quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân có trách nhiệm với đất nước. Cho nên tôi đã làm cái gì đó để giải oan cho con. Đồng thời tôi nghĩ việc làm của con tôi mong muốn đất nước được phát triển một cách tốt đẹp, thì làm được việc đó thì đó cũng là một trách nhiệm của tôi là một công dân.

Việt Hà: Trong đây bác có nói đến trường hợp của luật sư Cù Huy Hà Vũ, Lê Công Định và một số người khác, thì theo bác từ trường hợp của con bác và các trường hợp này thì họ đều là vô tội có đúng không ạ?

Trần Văn Huỳnh: Đối với tôi thì tôi nghĩ con tôi vô tội như tôi đã trình bày trong đơn giám đốc thẩm, và một số bạn của Thức cũng trong phiên xử như Thức và sau này là luật sư Cù Huy Hà vũ thì tôi nhận thấy rằng xuất phát từ lòng yêu nước, tôi thấy đó là trách nhiệm của những người có lòng yêu nước thấy được nguy cơ đất nước bị thôn tính trong bối cảnh toàn cầu hóa này, như trường hợp con tôi, nó muốn nói lên điều đó, muốn đóng góp vào phát triển đất nước.

Tôi thấy là con tôi cũng như các bạn của nó và luật sư Cù Huy Hà Vũ có những điểm rất giống nhau và vô tội, còn việc các cơ quan pháp luật kết luận thì đó là dựa vào hiến pháp hay pháp luật gì đó thì tôi không biết.

Ô. Trần Văn Huỳnh

Tôi cho đó xuất phát từ động cơ có trách nhiệm. Riêng đối với tôi thì tôi thấy là con tôi cũng như các bạn của nó và luật sư Cù Huy Hà Vũ có những điểm rất giống nhau và vô tội, còn việc các cơ quan pháp luật kết luận thì đó là dựa vào hiến pháp hay pháp luật gì đó thì tôi không biết. Riêng tôi thì tôi nghĩ là con tôi vô tội và tôi làm mọi cách để giải oan cho con tôi. Trường hợp Cù Huy Hà Vũ thì tôi có đọc một số thông tin về phản ứng của gia đình luật sư Cù Huy Hà Vũ. Tôi nghĩ là Cũ Huy Hà Vũ có một điểm giống với con tôi và các bạn của con tôi là xuất phát từ lòng yêu nước.

Tin vào Quốc hội

Việt Hà: Trong thư này bác có nói đến trách nhiệm giám sát của quốc hội theo bác trách nhiệm giám sát của Quốc hội đã làm tốt hay chưa và họ còn cần phải làm gì?

000_Hkg5147984-250.jpg
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông Nguyễn Sinh Hùng (P), Chủ tịch Quốc Hội hôm 21-07-2011 tại Hà Nội. AFP (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông Nguyễn Sinh Hùng (P), Chủ tịch Quốc Hội hôm 21-07-2011 tại Hà Nội. AFP)

Trần Văn Huỳnh: Tôi nghĩ rằng sau hiến pháp quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, tôi nghĩ rằng quyền giám sát của quốc hội đối với các cơ quan hành pháp, và tư pháp thì tôi cho rằng là hợp lý, do đó tôi gửi thỉnh nguyện thư này đến các đại biểu quốc hội. Điều đó tôi mong rằng quốc hội sẽ sử dụng quyền giám sát của mình để xem lại vấn đề của con tôi.

Việt Hà: Sau khi bác gửi đi thỉnh nguyện thư này thì quốc hội đã có trả lời gì chưa?

Trần Văn Huỳnh: Chưa, quốc hội vừa mới họp, nhân đó thì tôi và gia đình mới gửi thỉnh nguyện thư công dân đến quốc hội để xem xét lại trường hợp của con tôi.

Việt Hà: Sau đây thì bác sẽ làm gì nữa để tiếp tục xin giải oan cho anh Thức nữa?

Trần Văn Huỳnh: Cái đó còn tùy theo sự phản hồi của các cơ quan liên quan.

Việt Hà: Nếu như trả lời của quốc hội không thích đáng thì bác có định làm gì nữa không?

Trần Văn Huỳnh: Chúng tôi sẽ tiếp tục kêu oan, đó là quyền của công dân nếu đó là oan sai. Hiện nay thì trước hết chúng tôi kêu oan đến các cơ quan hữu quan như viện kiểm sát nhân dân tối cao, tòa án nhân dân tối cao và các vị lãnh đạo có thể có tiếng nói trong vấn đề này, chúng tôi trình bày những suy nghĩ của chúng tôi về bản án của con tối, như tôi đã trình bày trong thỉnh nguyện thư.

Việt Hà: Bác có phải là đảng viên không?

Trần Văn Huỳnh: Dạ không

Việt Hà: Và bác có tin vào sự lãnh đạo của đảng và cái điều đó có thể giúp minh oan cho con bác chứ?

Trần Văn Huỳnh: Tôi mong là như vậy, với niềm tin đó tôi đã làm thỉnh nguyện thư công dân.

Việt Hà: Cảm ơn bác rất nhiều.

Theo dòng thời sự: