“Mùa thu Á rập” có tiếp nối “Mùa xuân Á Rập”?

Không phải là mới mẻ gì khi những người nhân danh dân chủ, đối lập, cách mạng để đoạt chính quyền và liền trở thành kẻ thù của dân chủ, đối lập với nhân dân và đao phủ của cách mạng.

0:00 / 0:00

Người biểu tình không rời quảng trường Tahrir, nhất quyết đòi Tổng thống Mohamed Morsi từ chức. Thứ ba, thêm 1 người chết vì ngộp hơi cay, và nhiều người bị thương trên đường tới quảng trường rạng sáng thứ tư vì ném đá với cảnh sát và bị cảnh sát tấn công. Liệu Ai Cập có trải qua một cuộc cách mạng mùa thu Ả Rập, sau cách mạng mùa xuân vừa qua?

Nguyên do chống đối

Vì sao một Tổng thống dân cử sau một cuộc đầu phiếu tự do dân chủ minh bạch hoàn toàn nay lại bị chính cử tri Ai Cập đòi phải từ chức?

Lý do là đông đảo quần chúng cho là Tổng thống Mohamed Morsi bắt đầu ló mòi độc tài, qua việc ban hành sắc lệnh tự ban cho ông ta quyền miễn tố tư pháp và mọi

Người biểu tình đối đầu với cảnh sát- ccurrentaffairs.blogspot.com photo
Người biểu tình đối đầu với cảnh sát- ccurrentaffairs.blogspot.com photo (ccurrentaffairs.blogspot.com photo)

sắc lệnh, pháp lệnh do Tổng thống ban hành đều nằm ngoài, đúng hơn là đứng lên trên, phạm vi phán định của hệ thống tư pháp Ai Cập.

Nhưng cuộc biểu tình có thể được coi là tiếng nói của quần chúng trong toàn bộ xã hội được không?

Trước hết không phải chỉ riêng thủ đô Cairo có biểu tình, mà Cairo là nơi biểu tình đông đảo nhất, còn thì tại thành phố lớn như Alexandria và hầu hết 27 governorate của Ai Cập, tạm gọi là 27 tỉnh, đều có biểu tình từ vài trăm người đến hằng ngàn người. Hôm nay ở Mahalla có 132 người bị thương, ở Port Sa-Ít 27 người bị thương. Không có chi tiết về các thành phần biểu tình ở những nơi khác, nhưng tại Cairo thì giới trẻ chiếm số đông nhất, các nơi khác chắc cũng vậy. Và những người trẻ tuổi thì thường chỉ đòi hỏi dân chủ không nhân danh một khuynh hướng chính trị nào, bên cạnh đó là những tổ chức dân chủ cấp tiến theo kiểu phương Tây, nghĩa là theo hình thức tập hợp giống như phương Tây, không phải là theo phương Tây về chính trị, rồi có những thành phần secularist tức những người ủng hộ một chính quyền phi tôn giáo, là hình thức chính quyền không do giới tu sĩ nắm giữ. Còn có thêm những người ôn hòa và nhiều phụ nữ tranh đấu cho nữ quyền. Tóm lại họ không do một đảng phái nào tổ chức, mà có thể nói tất cả cùng “rủ nhau” xuống đường.

Lập trường của chính phủ

Về phía Tổng thống Morsi, phát ngôn viên của Tổng thống giải thích là sắc lệnh này chỉ có ảnh hưởng trong phạm vi quyền hành pháp của Tổng thống mà thôi, và chỉ là sắc lệnh tạm thời trong thời gian tiến tới cuộc bỏ phiếu về hiến pháp mới. Cố vấn tối cao của Tổng thống Morsi lên án những người biểu tình là “chống lại dân chủ” và “tay sai” của cựu Tổng thống Hosni Mubarak. Cảnh sát dàn quân chống biểu tình bằng vòi nước và hơi cay để quần chúng không bao vây dinh Tổng thống được. Những người biểu tình chống lại bằng gạch đá. Đã có hai người biểu tình chết vì ngộp hơi cay. Bộ y tế cho biết 290 người bi thương, tính đến sáng thứ tư. Tuy nhiên báo chí phương Tây vẫn gọi là cuộc biểu tình ôn hòa.

Quan điểm của hệ thống tư pháp

Hôm thứ ba Tổng thống Morsi hội họp các thẩm phán tối cao của Ai Cập để điều đình sự ủng hộ của họ, nhưng không thành công, mặc dù phát ngôn viên chính phủ nói cuộc họp đạt kết quả khả quan. Tất nhiên phía tư pháp không thể ủng hộ một sắc lệnh của hành pháp mà quy định rằng ngành tư pháp không có quyền thay đổi mọi sắc lệnh, quyết định, của Tổng thống hay can thiệp vào công việc của Hội đồng Hồi giáo đang soạn thảo hiến pháp. Tổng chưởng lý quốc gia cũng bị Tổng thống sa thải. Vì thế Hội đồng Tư pháp Tối cao của Ai cập từ hôm thứ bảy đã ra tuyên bố yêu cầu Tổng thống rút lại sắc lệnh và không được đụng chạm tới hệ thống tư pháp. Tất cả 27 tòa án trong số 34 tòa án ở Ai Cập và 90% chưởng lý, biện lý tòa án đã đình công để phản đối từ hôm thứ hai. Và hôm nay tòa Tối cao của Ai Cập cũng tham gia đình công cho đến khi ông Morsi phải rút lại sắc lệnh. Các thẩm phán gọi sắc lệnh này là văn bản tồi tệ nhất chưa từng có, khi hành pháp tấn công vào tư cách độc lập của ngành tư pháp.

Phong trào “Huynh đệ Hồi giáo”

Người biểu tình trong khói cay, Cairo, Nov. 26- 2012- acus.org photo

Tổng thống Morsi thuộc Phong trào Huynh đệ Hồi giáo, với cơ chế chính trị tại Ai Cập là Đảng Tự Do và Công Lý đã đưa ông Morsi thắng cử Tổng thống. Chúng ta biết rằng Phong trào Huynh Đệ Hồi giáo là phong trào lớn nhất và có ảnh hưởng nhất trong thế giới Ả Rập, không phải chỉ riêng tại Ai Cập, và là thành phần đối lập trong nhiều quốc gia Hồi giáo. Đó là một phong trào chính trị-tôn giáo không quá bảo thủ về tôn giáo như các đảng phái ở Iraq, Iran, Syria… Họ chính thức chống lại đường lối bạo động, và đặt niềm tin vào hệ thống dân chủ, đổi mới, với quyền tự do hội họp, tự do báo chí…vân vân…Đối với hành vi phản dân chủ của Tổng thống Morsi thì l

ập trường của họ ra sao?

Huynh đệ Hồi giáo ủng hộ Tổng thống Morsi, và vẫn nói theo Tổng thống là sắc lệnh chỉ có tính cách tạm thời để củng cố và bảo vệ sự ra đời của một bản hiến pháp dân chủ, đáp trả mọi sự chống phá của những thành phần phản động phản dân chủ, bảo đảm cho cuộc cách mạng hoàn toàn thành công! Và người ta đang chờ xem bản chất của Phong trào Huynh đệ Hồi giáo ở Ai Cập sẽ tỏ lộ ra sao khi họ có được một cơ chế chính trị cầm quyền. Quan điểm này của Huynh Đệ Hồi giáo có thể khiến nhiều người thất vọng, nhưng không phải là mới mẻ gì khi những người nhân danh dân chủ, đối lập, cách mạng để đoạt chính quyền và trở thành kẻ thù của dân chủ, đối lập với nhân dân và đao phủ của cách mạng.

Được chính quyền liền thành đao phủ

Nghĩ tới nhiều chính quyền gọi là cách mạng từ trước đến nay trên thế giới, câu nói họ trở thành “đao phủ” của cách mạng rất đáng tán thưởng. Rất đúng. Vì họ tự tay vung con dao đấu tố, cải tạo giết hết mọi rường mối xã hội, phá nát nền hành chánh, tư pháp, lập pháp cũ, giết chết tươi cái cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân mà họ tự nhận là tác giả, để trở thành một đảng độc tài, tham nhũng, bóc lột, muôn năm trường trị trên đất nước của họ. Tuy nhiên ngày nay khó có cơ hội cho phong trào Huynh Đệ Hồi giáo tiến đến chỗ đó, trong bối cảnh dân trí đã tiến lên cao trên toàn thế giới ở thế kỷ 21 này.