Theo các nhà tài trợ quốc tế thì Việt Nam, vốn trước đây trong năm đã quay sang chú trọng tới việc ổn định kinh tế thay vì tăng trưởng kinh tế, hiện ra sức ngăn chận nạn lạm phát đang ở mức chừng 20% - cao nhất Á Châu, và cần nhanh chóng cải cách kinh tế.
Kể từ tháng 2 năm nay, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam đã ra sức ổn định nền kinh tế đang gặp nhiều thách thức, kể cả quỹ dự trữ ngoại tệ sụt giảm, thâm hụt mậu dịch đáng ngại, đồng bạc VN mất giá và lạm phát phi mã.
Lên tiếng tại hội nghị diễn ra ở Hà Nội, các nhà tài trợ lưu ý rằng Việt Nam cần phải đẩy mạnh việc cải cách lãnh vực ngân hàng, giải tư những công ty quốc doanh, đơn giản hoá thủ tục hành chính và bài trừ tham nhũng.
Nhân quyền và Kinh tế
Các nhà tài trợ cũng lấy làm tiếc về tình trạng độc đoán cuả nhà cầm quyền Việt Nam đối với phong trào dân chủ, cảnh báo rằng thành tích nhân quyền tồi tệ có thể de dọa đến sự tiến bộ về kinh tế.
Đại sứ Na-Uy Stale Torstein Risa cho biết hành động đàn áp gần đây ảnh hưởng tới uy tín của Việt Nam trên bình diện quốc tế và vấn đề nhân quyền và thành quả phát triển kinh tế-xã hội dài hạn.
Theo Tổ chức Ân xá Quốc Tế thì hàng chục nhà bất đồng chính kiến đấu tranh ôn hoà đã bị án tù dài lâu kể từ khi Hà Nội mở chiến dịch đàn áp từ do bày tỏ cảm tưởng hồi cuối năm 2009.
Theo ý kiến cuả Đại sứ Na-Uy Risa, vốn cho biết thêm rằng đây cũng là quan điểm cuả những nước tài trợ chủ chốt như Canada, Tân Tây Lan, Thuỵ Sĩ, thì việc bày tỏ cảm tưởng ôn hoà phải không bị trừng phạt, mà ngược lại nên được khuyến khích.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rằng, chính phủ Việt Nam tôn trọng các quyền tự do và dân chủ của người dân, nhưng “các quyền như thế phải được thực thi trong khuôn khổ Hiến pháp và luật pháp Việt Nam.
Và, theo ông Nguyễn Tấn Dũng, Hà Nội sẵn sàng đối thoại về vấn đề này với các nhà tài trợ để tạo sự thông hiểu nhiều hơn.