Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam (phần 1)

Việt Nam được đánh giá là một quốc gia rất có tiềm năng trong việc phát triển thương mại điện tử. Tỉ lệ người sử dụng Internet tăng lên rất nhanh trong một thời gian ngắn, tính đến nay đã đạt khỏang ¼ dân số.

Thư viện của đại học quốc tế RMIT ở TP. Hồ chí Minh
Thư viện của đại học quốc tế RMIT ở TP. Hồ chí Minh (AFP photo)

0:00 / 0:00

Thêm vào đó, Chính phủ Việt Nam cũng có nhiều cố gắng trong việc thúc đẩy việc phát triển kinh doanh qua mạng Internet.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, Việt Nam có rất nhiều điều kiện để có phát triển thương mại điện tử.

Thứ nhất, số người sử dụng Internet ở Việt Nam cho đến nay đã đạt trên mức 20.000 triệu và vẫn tiếp tục trên đà tăng trưởng mạnh.

Thêm vào đó, dân số Việt Nam là dân số trẻ, lại rất nhanh nhạy trong các lĩnh vực công nghệ thông tin nên có thể xem Việt Nam là mảnh đất màu mỡ cho việc phát triển kinh doanh online.

Theo khảo sát của hãng nghiên cứu IDC Việt Nam, có 58% người sử dụng Internet ở Việt Nam đã từng mua hàng online.

Còn nhiều rào cản

Với những tiềm năng trên, lẽ ra thương mại điện tử phải chiếm một tỉ trọng đáng kể trong họat động kinh doanh. Nhưng trên thực tế, lọai hình kinh doanh này vẫn phát triển theo kiểu “cầm chừng”.

Ông Nguyễn Việt Trường, Phụ trách Kinh Doanh của Công ty OnePay, một đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thanh tóan điện tử hiện nay tại Việt Nam, cho biết: "T ỉ l ệ thanh tóan qua th ẻ trong t ổng chi tiêu tiêu dùng l ở Vi ệt Nam chi ếm t ỉ tr ọng r ất nh ỏ nhoi, ch ỉ x ấp x ỉ c ỡ kh ỏang 1%."

Tỉ lệ thanh tóan qua thẻ trong tổng chi tiêu tiêu dùng lẻở Việt Nam chiếm tỉ trọng rất nhỏ nhoi, chỉ xấp xỉ cỡ khỏang 1%.

Ô. Nguyễn Việt Trường

Nguyên nhân khiến cho thương mại điện tử không phát triển mạnh đến từ nhiều phía. Theo Cục trưởng Cục Thương Mại Điện Tử Nguyễn Thanh Hưng, có thể tóm tắt những khó khăn như sau: “Cái thứ nhất là nhận thức của các doanh nghiệp….”

Có thể thấy, vấn đề thanh tóan là một rào cản rất lớn trong việc phát triển thương mại điện tử. Tuy được đề cập đến thường xuyên và ngay từ đầu, rào cản này cho đến nay vẫn không cải thiện được là bao.

Hãy xem các công đọan nhiêu khê mà một tiểu thương chuyên kinh doanh giày dép online ở khu vực miền Trung đã làm:

"Thanh tóan thì h ọ g ửi vào tài kh ỏan c ủa ch ị cũng có. R ồi h ọ g ửi, ví d ụ nh ư h ọ đ ưa đ ịa ch ỉ c ủa h ọ đ ến ch ỗ xe, h ọ đ ến ch ỗ tài x ế xe h ọ g ửi s ố ti ền vào trong phong bì có đ ịa ch ỉ. R ồi tài x ế xe h ọ có m ột l ượng xe ôm đem đ ến nhà ch ị. Ch ị nh ận phong bì đó, theo giá ti ền c ủa đôi giày r ồi ch ị s ẽ g ửi theo đ ịa ch ỉ đó theo nhà xe v ề cho h ọ luôn."

Với những bất tiện trên, cả tiểu thương lẫn khách hàng đều thấy mệt mỏi và không mặn mà với hình thức thương mại tiên tiến này.

Vì vậy, mặc dù vẫn có sự tăng trưởng, nhưng phần lớn những giao dịch thanh tóan qua mạng hiện nay là từ các doanh nghiệp có nhiều khách hàng nước ngòai, chẳng hạn như các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, bán vé máy bay, dịch vụ giải trí… Còn những doanh nghiệp có đa số khách hàng nội địa, việc phát triển kinh doanh qua mạng vẫn chưa phải là chiến lược ưu tiên.

Các siêu thị vốn là những doanh nghiệp tiếp cận nhiều với hình thức kinh doanh online, nhưng hầu hết vẫn chưa dám hòan tất bước cuối cùng là cho khách hàng tự thanh tóan online, lý do vì chưa đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng.

Mặt khác, khách hàng cũng không yên tâm sử dụng hình thức thanh tóan này.

Bán hàng ký kết hợp đồng hẳn hoi còn khó thu tiền, huống gì online.

TS Nguyễn Thành Nhơn<br/>

Đối với những khách hàng trong khu vực nội thành, họ có thể đặt hàng qua mạng, sau đó trả tiền mặt khi nhân viên giao hàng đến nhà. Nhưng với khách hàng ngọai thành, họ phải chuyển tiền trước vào tài khỏan của doanh nghiệp, gây ra tâm lý lo ngại.

Thời gian gần đây, hệ thống thanh tóan liên ngân hàng đã được nâng cấp đáng kể, trong đó phải kể đến nỗ lực kết nối giữa các ngân hàng để tạo ra những liên minh thẻ, giúp cho người tiêu dùng tăng thêm phạm vi thanh tóan của mình.

Tuy nhiên, những nỗ lực trên vẫn chưa đủ để tạo một sự tin tưởng cho cả doanh nghiệp lẫn khách hàng trong việc thanh tóan trực tuyến.

Trả lời cho mối lo ngại này, Báo Đất Việt trích nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Thành Nhơn, Phó chủ tịch thường trực Hội Doanh nhân trẻ TPHCM rằng, mặc dù quan tâm đến hình thức thương mại điện tử, nhưng "các doanh nghiệp lại s ợ bán hàng r ồi không thu đ ược ti ền, khi không có s ự b ảo lãnh c ủa ngân hàng ho ặc m ột t ổ ch ức thanh tóan trung gian đ ủ m ạnh. Bán hàng ký k ết h ợp đ ồng h ẳn hoi còn khó thu ti ền, hu ống gì online".

Như vậy, có thể thấy từ những rào cản trên, vấn đề khó khăn cốt lõi trong thương mại điện tử Việt Nam hiện nay là quyền lợi của cả doanh nghiệp và người tiêu dùng đều chưa được bảo đảm bằng một hệ thống pháp luật hợp lý.