Gia Minh tham dự cuộc họp công bố phúc trình diễn ra tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc tế ở Bangkok và gửi về tường trình sau:
Suy trầm toàn cầu
ESCAP đưa ra đánh giá là phát triển tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương đang ngày càng chịu tác động bởi cuộc đại suy trầm trong nền kinh tế toàn cầu. Theo đó thì nhiều nền kinh tế lớn ở khu vực, mà đáng chú ý là cả Trung Quốc và Ấn Độ, vào khi cuộc khủng hoảng nổ ra chứng tỏ có khả năng thích ứng, thì gần đây kinh tế của họ cũng chậm lại đáng kể.
Tác động của tình trạng suy trầm chung đối với phát triển bền vững trong khu vực sẽ thực sự rõ nét trong lĩnh vực công ăn việc làm và tăng trưởng.
Tiến sĩ Noeleen Heyzer, phó tổng thư ký Liên hiệp quốc, và là viên chức điều hành của ESCAP nhấn mạnh rằng cùng với những vấn đề của khu vực đồng Euro khiến cho nhiền nền kinh tế phải chịu suy thoái đến hai con số; thì khu vực Châu á- Thái Bình Dương còn chịu tác động đáng kể bởi những diễn biến có thể từ các thỏa thuận tương nhượng nhằm giải quyết cái gọi là bờ vực tài chính ở Hoa Kỳ.
Một số nguyên nhân được đánh giá là chủ yếu gây nên trì chậm kinh tế trong khu vực vào năm nay được nêu rõ là từ các vấn đề cơ cấu như tình trạng bất bình đẳng gia tăng, thiếu hụt năng lượng và cơ sở hạ tầng, những chính sách sai lầm trong quá khứ, cũng như những đối sách không thích hợp ....
Tiến sĩ Anisuzzaman Chowdry, giám đốc Phân viện Chính Sách Vĩ mô và Phát triển của UNESCAP, nói về những nguyên nhân đó.
Cùng với những vấn đề của khu vực đồng Euro khiến cho nhiền nền kinh tế phải chịu suy thoái đến hai con số; thì khu vực Châu á- TBD còn chịu tác động đáng kể bởi những diễn biến có thể từ các thỏa thuận tương nhượng nhằm giải quyết cái gọi là bờ vực tài chính ở Hoa Kỳ
Tiến sĩ Noeleen Heyzer
Một nguyên nhân nữa là nhu cầu tại những quốc gia phát triển giảm sút cũng dẫn đến tình hình trì chậm ở những quốc gia khu vực Châu Á- Thái Bình Dương nơi mà nhiền nền kinh tế hướng xuất khẩu chiếm tỷ trọng chính.
Tình trạng kinh tế chậm lại tại Trung Quốc trong hai năm 2011 và 2012 cũng gây tác động đáng kể đến khu vực. Phân tích của ESCAP cho thấy tăng tưởng dự kiến mức tăng trường tổng sản phẩm nội địa GDP sẽ giảm 0,7 điểm phần trăm cho các nền kinh tế trong khu vực, và đồng thời gây thiệt hại GDP của khu vực 49 tỷ đô la.
Theo đánh giá của ESCAP thì một nguồn giúp phần nào ổn định kinh tế của các quốc gia trong khu vực Châu á- Thái Bình dương là nguồn kiều hối do các công nhân lao động xuất khẩu, cũng như thân nhân gửi về nước. ESCAP cho rằng nguồn này là một yếu tố giữ ổn định cho phát triển.
Dự báo
ESCAP đưa ra dự báo về ngắn hạn vào năm tới kinh tế của khu
vực Châu á- Thái Bình Dương có thể nhỉnh lên; tuy nhiên vẫn dưới mức của tiềm năng tăng trưởng. Cụ thể dù có tăng nhưng không thể nào đạt mức 8% như khuyng hướng trong thời kỳ 2010-2011, và càng không thể đạt tốc độ 8,5% của thời kỳ tiền khủng hoảng hồi những năm từ 2002 đến 2007.
Dự báo của ESCAP nói Trung Quốc vào sang năm có thể tăng 8,2% so với mức 7,8% của năm nay. Ấn Độ sẽ đạt mức tăng trưởng trung bình 6,3%.
Tuy nhiên một đánh giá không mấy sáng sủa là sang năm khu vực Châu Á- Thái Bình Dương sẽ có ít hơn 14 triệu người có thể vượt khỏi ngưỡng nghèo ở mức sống 2 đô la Mỹ mỗi ngày. Tốc độ giảm nghèo chậm lại trong khu vực sẽ có tác động lớn nhất đến khu vực nam và nam tây Á. Đó là nơi có hơn nửa tỷ người nghèo, chiếm đến 44% số người sống dưới mức nghèo khó theo chuẩn của Liên hiệp quốc đưa ra trên toàn thế giới.
Cần phải đầu tư vào nguồn nhân lực. Theo ông đó là cách đầu tư đúng đắn cho tương lai lâu dài.Vì chỉ có như thế mới có thể giải quyết được những vấn nạn hiện nay của các nền kinh tế trong khu vực
Tiến sỹ Aynul Hassan
Biện pháp
Nhiều nền kinh tế trong khu vực phải thực hiện những biện pháp hổ trợ nội địa như những chính sách tiền tệ và tài chính được thiết kế hết sức tốt như những nền kinh tế lớn trong khu vực Trung Quốc và Ấn Độ từng áp dụng trước đây.
Một số biện pháp được ESCAP đề cập đến gồm có việc tích cực thực hiện việc quản trị nguồn vốn nhằm kiểm soát hình thức mới của tình trạng gia tăng áp lực về nguồn vốn; tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng, gia tăng những bảo đàm về mặt xã hội; đầu tư thêm vào các công nghệ tái tạo và công nghệ xanh; khu vực cần hợp tác với nhau....
Một trong những vấn đề được những người tham gia quan tâm là tình trạng nợ nần của các nước.
Theo Tiến sĩ Aynul Hassan, trưởng đơn vị chính sách phát triển của Phân viện Chính Sách Vĩ mô và Phát triển của UNESCAP, thì các nước cần phải thay đổi điều mà ông cho rằng đó là 'văn hóa vay mượn' để chi tiêu. Ngay như đối với Việt Nam hiện tượng này cũng đang diễn ra.
Tiến sỹ Aynul Hassan cho rằng cần phải đầu tư vào nguồn nhân lực. Theo ông đó là cách đầu tư đúng đắn cho tương lai lâu dài.Vì chỉ có như thế mới có thể giải quyết được những vấn nạn hiện nay của các nền kinh tế trong khu vực như Việt Nam nơi nà tình hình nợ xấu đang được đề cập đến khá nhiều; cũng như nguy cơ bong bóng bất động sản không biểt nổ ra lúc nào , và 'bẫy thu nhập trung bình' đang chờ chực đất nước này.
- Nợ xấu của ngân hàng Việt Nam khó giảm
- Vì sao thị trường bán lẻ Việt Nam xuống dốc
- Lạm phát giảm mạnh trong tháng 6
- Doanh Nghiệp Nhà Nước Mới Là Vấn Đề
- Đà tăng trưởng thấp nhất trong ba năm
- Kinh tế Việt Nam nửa năm: Những gì đáng chú ý?
- Doanh nghiệp sẽ tiếp cận vốn dễ dàng?
- Mức lạm phát tại VN tăng chậm lại
- Mức thâm thủng mậu dịch 2012 thấp
- Ngành chăn nuôi điêu đứng vì sức mua giảm