Phụ nữ Ai Cập tranh đấu chống hãm hiếp

0:00 / 0:00

Suốt mấy tuần qua, dư luận thế giới đang quan tâm tình trạng phụ nữ Ai Cập bị quấy rối tình dục, bị hiếp dâm tập thể nơi công động. Những cuộc tuần hành tranh đấu chống lại hành vi dã man đối với phụ nữ Ai Cập đã diễn ra trong ngày 12 tháng 2 vừa qua trước cổng 20 Đại Sứ Quán của Ai Cập trên toàn thế giới .

Các tổ chức nhân quyền của Ai Cập và các tổ chức nhân quyền quốc tế lo ngại rằng phụ nữ Ai Cập sẽ trở thành kẻ thù trên đường phố.

Quấy rối tình dục trên đường phố

Theo nghiên cứu của tác giả Michanna công bố trên Studymode cho biết vào những năm trước thập niên 80, đất nước Ai Cập khó nhận ra được tình trạng quấy rối tình dục xảy ra trên các đường phố. Tuy nhiên, bắt đầu từ những năm 80, phụ nữ Ai Cập đã trở thành là nạn nhân của quấy rối tình dục. Nhưng vì đó là điều cấm kỵ không được biểu lộ nên nạn nhân phải im lặng, giữ kín. Mặc khác,vì luật lệ tố tụng khá rắc rối nên nạn nhân chỉ còn biết đau đớn cả cuộc đời. Vấn đề nầy ngày càng gia tăng nên các tiểu bang tại Ai Cập đã báo cáo rằng có 83% phụ nữ Ai Cập phải đối mặt với quấy rối tình dục và 98% phụ nữ nước ngoài đến thăm Ai Cập cũng là nạn nhân. Có hơn 62% nam giới cho rằng họ đã tham gia làm những chuyện tồi tệ nầy. Trong một báo cáo gần đây nhất của văn phòng Ngoại Vụ Anh cho biết, Ai Cập là một trong những nước có số lượng cao nhất của các trường hợp sách nhiễu tình dục đối với các công dân Anh và cảnh cáo các công dân mình phải hết sức cẩn thận khi đi trên các đường phố Ai Cập.

Các nhóm nữ quyền và nhiều học giả Ai Cập đã nghiên cứu và tìm ra nguyên nhân sự xuất hiện của hiện tượng xâm hại tình dục. Họ kết luận rằng từ sau cuộc cách mạng Ai Cập cách đây 2 năm, tình trạng nầy ngày càng gia tăng đến mức đáng báo động. Nó diễn ra trong những cuộc biểu tình đông đảo có phụ nữ tham dự.

Cô Caroline Sinz, đài truyền hình Pháp, và nữ phóng viên Mona Eltahawy cũng đã bị xâm hại tình dục tại Ai Cập vào tháng 11 năm 2011. Screen capture/WorldNews
Cô Caroline Sinz, đài truyền hình Pháp, và nữ phóng viên Mona Eltahawy cũng đã bị xâm hại tình dục tại Ai Cập vào tháng 11 năm 2011. Screen capture/WorldNews (Screen capture/WorldNews)

Thế giới vẫn còn nhớ câu chuyện cô Lara Logan, phóng viên của đài CBS đã bị tấn công tình dục vào đêm 11 tháng 2 năm 2011. Khi chế độ độc tài Hosni Mubarak sụp đổ, đã có hơn 100,000 người ăn mừng tại quảng trường Tahrir của Cairo. Cô đã bị một đám đông khoảng 200, 300 trăm người đàn ông bao vây và tấn công. Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình CBS News trong 60 phút, cô nói rằng cô không nhận ra được chuyện gì đang xảy ra. Cô có cảm giác có nhiều bàn tay nắm lấy ngực, nắm đáy quần, ghì cô từ phiá sau. Họ xé quần áo, bao vây tấn công cô mọi phiá. Cô cứ nghĩ rằng mình sẽ chết. Sau cùng, cô đã được một phụ nữ Ai Cập cứu thoát. Cô đã trở lại Washington D.C và phải nằm bệnh viện điều trị trong 4 ngày vì những vết cắt, những vết bầm và nội thương trên cơ thể.

Cô đã bị một đám đông khoảng 200, 300 trăm người đàn ông bao vây và tấn công. Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình CBS News trong 60 phút, cô nói rằng cô không nhận ra được chuyện gì đang xảy ra. Cô có cảm giác có nhiều bàn tay nắm lấy ngực, nắm đáy quần, ghì cô từ phiá sau. Họ xé quần áo, bao vây tấn công cô mọi phiá

cô Lara Logan, phóng viên CBS

Hai nữ phóng viên khác là cô Caroline Sinz, đài truyền hình Pháp, và nữ phóng viên Mona Eltahawy cũng đã bị xâm hại tình dục tại Ai Cập vào tháng 11 năm 2011. Cô Mona Eltahawy đã bị đánh gãy cánh tay trái và bàn tay phải. Trước tình trạng đó, phụ nữ Ai Cập bằt đầu tham gia các lớp tập võ để tự vệ.

Chính quyền làm ngơ?

Mới đây, vào ngày 25 tháng 1 năm 2013, đã có 19 phụ nữ tham gia biểu tình đã bị xé nát quần áo, xâm hại tình dục tập thể tại Quảng Trường Tahrir. Dư luận cho rằng rất khó nhận ra được đây là đòn chính trị của chính quyền dùng để ngăn chặn phụ nữ biểu tình hay do bọn một nhóm lưu manh chuyên hãm hiếp phụ nữ để thoả mãn thú tính. Họ thường lẫn trốn trong đám đông làm bộ bảo vệ phụ nữ rồi sau đó cô lập, bao vây nạn nhân và thay phiên nhau quấy rối, xé quần áo, đánh đập bằng gậy, dao và hãm hiếp rồi sau đó trốn vào đám đông

Cô Sama, sinh viên người Mỹ gốc Ai Cập, đang cư ngụ tại Maryland, đã theo dõi cuộc cách mạng Ai Cập. Cô phẩn nộ khi thấy hình ảnh phụ nữ bị đánh đập kéo lê trên đường phố. Và mới đây nhất những đám đông thanh niên đã tiếp tục hành động dã man đối với phụ nữ mà không bị ai bắt giữ. Cô khẳng định rằng đàng sau hành động nầy có sự tiếp tay của chính phủ:

Sama: "Chính phủ có liên quan đến việc xâm hại tình dục đối với những phụ nữ đi biểu tình. Họ muốn đối thoại với chính quyền nhưng chính quyền đã cho những người đàn ông xé áo quần, lột trần truồng, đánh đập họ. Những hình ảnh đó đã được quay phim lại và ai cũng có thể thấy trên liên mạng. Chuyện nầy càng lúc càng khủng khiếp. Tôi không thể nào hiểu được vì sao?"

Cảnh sát Ai Cập lợi dụng sách nhiễu phụ nữ trong lúc thi hành nhiệm vụ...Screen capture/worldnews
Cảnh sát Ai Cập lợi dụng sách nhiễu phụ nữ trong lúc thi hành nhiệm vụ...Screen capture/worldnews (Screen capture/worldnews)

Phụ nữ là lực lượng quan trọng đã từng tham gia cuộc biểu tình lật đổ chế độ Hosni Mubarak và nay họ lại là những người biểu tình chống lại Tổng Thống đương nhiệm Mohamed Morsi. Nhiều nhà quan sát ngạc nhiên và hỏi điều gì đang xảy ra tại Ai Cập? Tại sao dân Ai Cập lật đổ ông Mubarak rồi nay biểu tình chống đối cả ông Tổng Thống mà mình vừa mới bầu lên. Ông Amenei, một nhà báo tự do người Mỹ gốc Ai Cập. Hiện đang cư ngụ tại New Hampshire, thành phố Silver Spring. Ông đã rời Ai Cập trên 35 năm. Nhưng ông vẫn thường trở về viếng thăm người thân và bạn bè. Ông là người theo dõi quan sát và am tường tình hình Ai Cập. Ông cho biết lý do vì sao phụ nữ Ai Cập chống đối ông Mohamed Morsi:

Ông Amenei: "Cho dù ông Mubarak có sử dụng quân đội để củng cố quyền lực, gia đình ông ta có nhiều uy quyền. Nhưng trên đất nước Ai Cập, những người Hồi Giáo ở tất cả các tiểu bang ở Ai Cập đều được tự do. Tất cả phụ nữ đều tự do. Rồi họ làm một cuộc cách mạng lật đổ ông Mubarak và mọi người cũng như tôi tin rằng đó là đều tốt. Ông Mubarak đã bị lật đổ thì đất nước sẽ có dân chủ. Nhưng sau đó thì họ bầu ai? Islamic Brotherhood, mà Islamic Brotherhood thì phụ nữ phải đội nón, phải tuân theo những luật lệ Hồi Giáo. Tình trạng tự do của phụ nữ đã bị giới hạn trở lại. Có nhiều vấn đề không tốt đã xảy ra cho phụ nữ của những nước Hồi Giáo. Thật là đáng buồn nếu bạn sinh ra làm phụ nữ. Phụ nữ và đàn ông không được bình đẳng. Và ai là người đã xuống đường biểu tình chống chính phủ? Đó là những người thông minh có học thức. Những người ngu dốt họ không thèm đi biểu tình. Hiện nay những người có bằng cấp như luật sư, bác sĩ, trí thức họ không thích sống ở Ai Cập. Họ đã bỏ nước ra đi."

vào ngày 25 tháng 1 năm 2013, đã có 19 phụ nữ tham gia biểu tình đã bị xé nát quần áo, xâm hại tình dục tập thể tại Quảng Trường Tahrir. Dư luận cho rằng rất khó nhận ra được đây là đòn chính trị của chính quyền dùng để ngăn chặn phụ nữ biểu tình hay do bọn một nhóm lưu manh chuyên hãm hiếp phụ nữ để thoả mãn thú tính.

Phụ nữ Ai Cập hiện nay cảm thấy dần dần bị mất quyền bình đẳng, cộng thêm việc quấy rối tình dục diễn ra khắp nơi trên đường phố, và cuối cùng là những đám côn đồ đã xâm hại tình dục những phụ nữ xuống đường biểu tình vừa qua đã châm ngòi cho sự giận dữ của họ. Nhiều cuộc biểu tình rầm rộ của phụ nữ diễn ra. Có cả đàn ông cũng tham gia ủng hộ. Họ giăng biểu ngữ và kéo nhau về thủ đô Cairo, tập trung tại khu vực dinh tổng Thống và quảng trường Tahrir để chống lại tình trạng bạo lực và hiếp dâm tập thể.

Một đại diện của một tổ chức phi chính phủ tại Ai Cập cho rằng "Đó là một cuộc đấu tranh lâu dài, đòi hỏi không chỉ có vấn đề giáo dục ý thức của người dân mà còn cả về việc cải tổ hệ thống T ư P háp để xử tội những kẻ hiếp dâm". Hàng ngàn phụ nữ hô vang khẩu hiệu biểu lộ sự phẩn nộ. Họ lên án và phản đối bọn côn đồ. Họ yêu cầu Tổng thống Mohamed Morsi phải mở cuộc điều tra khẩn cấp và đưa những kẻ phạm tội ra trước toà án. Tổ chức Ân xá Quốc tế và các tổ chức nhân quyền cũng kêu gọi ông Morsi phải có hành động để giải quyết tình trạng xâm hại tình dục và bạo lực đối với phụ nữ. Qua các hình ảnh video tung lên mạng, dư luận nhận thấy rằng phụ nữ biểu tình dễ bị tổn thương. Họ đã bị đánh đập, kéo lê qua đường phố, và bị bắn cùng với những người biểu tình anh

Một phụ nữ Ai Cập bị đám đông lột quần áo khi đi lạc vào 1 đám biểu tình. Screen cap/cbc Ai Cập
Một phụ nữ Ai Cập bị đám đông lột quần áo khi đi lạc vào 1 đám biểu tình. Screen cap/cbc Ai Cập (Screen cap/cbc Ai Cập)

em của họ. Họ đã bị cầm tù, bị đàn áp một cách tàn nhẫn như nam giới. Họ đã bị chèn ép, quấy rối cưỡng hiếp bởi cả những người ủng hộ chế độ. Đó cũng là hình thức và chiêu bài chính trị để giải tán cuộc biểu tình.

Trong khi đó, phát ngôn viên chính thức của Hội Đồng Quốc Gia về Nhân Quyền của Ai Cập gần đây nói rằng phụ nữ không nên tham gia các cuộc biểu tình đường phố vì sự hiện diện của họ xúi giục cho sự lạm dụng tình dục. Nhóm bảo vệ nhân quyền cho phụ nữ Ai Cập đã lên án tuyên bố của ông như là có thêm bằng chứng rằng các quyền của phụ nữ đã bị xâm phạm. Cuộc biểu tình của họ cũng là một cuộc cánh mạng nhằm yêu cầu chính quyền phải có đạo luật nhằm ngăn chặn tình trạng quấy rối tình dục và bạo lực đối với phụ nữ.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, một giáo viên Toán hiện đang cư ngụ tại Florida đã theo dõi tin tức về những cuộc cách mạng tại các nước Trung Đông trong nhiều năm. Bà đã nhìn thấy sự bạo hành man rợ đối với phụ nữ tại Ai Cập không phải mới diễn ra. Bà nhận xét rằng chính phủ đã cho phép những kẻ côn đồ nầy hành động:

Nguyễn Kim Ngân: "Nói chung ở đâu cũng có nhưng có chỗ nặng, có chỗ nhẹ. Bao giờ người đàn ông cũng biểu tượng cho sự khỏe mạnh. Người ta khoẻmạnh, lực lưỡng thì người ta hiếp đáp nguòi yếu thế là phụ nữ thôi. Nước cộng sản cũng có mà nước tư bản cũng có. Có cái vụ mà người ta đi biểu tình mà đánh đập còn hãm hiếp người ta nữa là quá đáng. Ví vụ cho người ta vô tù hay giải tán cái đám đông đó. Như vậy là chắc do ở trên ra lịnh cho tụi bây tàn sát nó, tụi bây muốn làm gì thì làm. Mình ra lệnh như vậy tụi nó mới dám làm chớ nếu mà cả thế giới người ta lên tiếng. Người ta biết cái chuyện như vậy thì cái nước mình đâu còn ra cái gì nữa đâu. Bây giờ luật pháp đưa ra cho mấy người đó muốn làm gì thì làm tùy ý tụi bây giải quyết thì nó giải quyết một cách man ri, mọi rợ. Chính phủ không có can thiệp gì hết thì mấy người đó làm chuyện bậy bạ. Mấy người đó làm chớ đâu có bị bắt bớ gì đâu. Chính phủ đâu có bắt mấy người đó tử hình gì đâu. Đâu có thấy giải quyết cái gì đâu mà vẫn im lặng để cho mấy người đó thi hành nhiệm vụ muốn làm cái gì thì làm."

Ông Amenei cho rằng chính phủ mới của Ai Cập vẫn còn non trẻ. Họ hiểu rằng quyền lực của họ rất mong manh. Họ không dại gì gây tổn thương đến phụ nữ:

Ông Amenei: "Một số người Hồi Giáo họ nghĩ rằng đây là xã hội Hồi Giáo và họ tự do làm theo những gì họ muốn nhưng chính quyền không thích làm như vậy. Tôi cam đoan một trăm phần trăm chính phủ không muốn như vậy. Có thể năm năm nữa họ sẽ hành động. Nhưng hiện tại quyền lực của họ rất mong manh, còn yếu kém. Ai Cập có rất nhiều trí thức, nhiều người rất thông minh mà Ai Cập trước đó là một đất nước mở rộng, bình đẳng giới được tôn trọng. Nhưng giờ đây những đều tốt đẹp đó dần dần khép lại. Cho nên tất cả những bác sĩ, kỹ sư và những trí thức trong nước đều lên tiếng. Chính phủ biết rõ điều đó và họ không dại gì làm ra lớn chuyện và họ cũng không dám làm tổn thương đến phụ nữ. Chỉ có những người ngu ngốc mới nghĩ rằng đất nước Ai Cập bây giờ đã là Hồi Giáo và họ có quyền hành động như vậy."

Một nhà hoạt động nhân quyền tại Ai Cập đã nói rằng hành vi tồi bại này không phải là một điều mới. Nó không chỉ diễn ra trong hai tuần qua. Các trường hợp hiếp dâm đã diễn ra liên tục kể từ những ngày 18 của cuộc cách mạng. Chúng ta đã thấy rất nhiều phụ nữ bị tấn công, bàn tay của nam giới kiểm tra trinh tiết của họ trong những cuộc tuần hành của phụ nữ cách đây một năm. Những hành vi đáng xấu hổ đã trở thành không thể chịu đựng nỗi trong vài tuần qua. Và không chỉ phụ nữ mà nam giới cũng đã bị hãm hiếp.

Phóng viên Mohammed Shaikhibrahim, đang ở Cairo, Ai Cập nói rằng: "Người Ai Cập cổ đại đã xem phụ nữ một nguồn của sự dịu dàng, tốt lành và khả năng duy trì nòi giống . Họ là những biểu tượng trong các truyền thuyết củ a đất nước Ai Cập . Ngày nay, phụ nữ Ai Cập hy vọng cho quyền tự do, bình đẳng và phải được tôn trọng . H ọ sẽ không còn bị săn đuổi và bị hiếp dâm trên đường phố.