Nên hay không nên thành lập các đội dân quân bảo vệ biển đảo?

Bên lề kỳ họp quốc hội vừa qua, trung tướng Lê Quang Bình cho báo chí biết quan điểm của ông rằng Việt Nam nên thành lập các đội dân quân có trang bị vũ khí để bảo vệ biển đảo của mình.

0:00 / 0:00

Ngay sau đó, ý kiến này của tướng Lê Quang Bình, chủ nhiệm Uỷ Ban Quốc Phòng-An ninh Quốc Hội, đã bị dư luận trong và ngoài nước phản đối gay gắt với nhiều lý do đưa ra.

Ứng phó với Trung Quốc

Vấn đề biển Đông và ngư dân vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu của dư luận. Không những vì máu chảy ruột mềm mà còn liên quan đến chủ quyền đất nước. Hàng ngàn năm qua, cha ông chúng ta từ triều đại này sang triều đại khác thay nhau giữ gìn bờ cõi mặc cho sức mạnh của lân bang áp lực mạnh mẽ đến đâu.

Láng giềng phương Bắc từ hàng ngàn năm nay chưa bao giờ từ bỏ ý định xâm chiếm Việt Nam, ngày xưa thì trên đất liền, rồi đến những thập niên gần đây thì tranh dành trên biển.

Chiếm Hoàng Sa, lấn áp Trường Sa, vẽ lại bản đồ với đường lưỡi bò gần như nuốt trọn một vùng lãnh hải to lớn của Việt nam…. rồi bắt giam ngư dân đòi tiền chuộc, không cho họ vào tránh bão theo thông lệ nhân đạo quốc tế.

Những động thái này liên tục gây phẫn nộ cho người dân Việt và mọi con mắt đang hướng về biển Đông.

Có lẽ cùng chia sẻ với những quan ngại của dư luận về khả năng phòng vệ của đất nước, ông Lê Quang Bình, chủ nhiệm Uỷ Ban Quốc Phòng-An ninh Quốc Hội vừa đưa ra ý đề nghị nên thành lập đội dân quân bảo vệ biển.

Để trang bị các dụng cụ tối tân như hệ thống định vị cũng như các vũ khí cá nhân đòi hỏi rất nhiều ngân sách. Trong giai đoạn này ít nhất hàng trăm triệu đô la phải bỏ ra cho ngư dân mà điều này tôi tin là rất khó thực hiện.

GS Carl Thayer<br/>

Ông Bình cho rằng với Luật dân quân tự vệ, Việt nam sẽ phát triển tốt hơn lực lượng dân quân, tự vệ biển, làm nòng cốt bảo vệ người dân trên biển cũng như giúp họ xác định tốt hơn đâu là vùng biển của Việt nam, đâu là vùng biển của nước ngoài.

Để trang bị cho toàn bộ ngư dân thì ngân sách nhà nước phải gánh rất lớn. Ý kiến của giáo sư Carl Thayer, nguyên cố vấn cho học viện Quốc phòng Úc đưa nhận xét:

ể trang b ị các d ụng c ụ t ối tân nh ư h ệ th ống đ ịnh v ị cũng nh ư các vũ khí cá nhân đòi h ỏi r ất nhi ều ngân sách. Trong giai đo ạn này ít nh ất hàng trăm tri ệu đô la ph ải b ỏ ra cho ng ư dân mà đi ều này tôi tin là r ất khó th ực hi ện."

…bằng dân quân tự vệ?

Mặt khác, nhận xét về khả năng nhận thức ranh giới biển của ngư dân ông Bình khẳng định rằng ngư dân Việt Nam ra biển không xác định được đâu là biển Việt Nam, đâu là biển nước ngoài.

Ở vùng giáp ranh với Campuchia đôi khi ngư dân Việt xâm phạm vùng biển của bạn, bị lực lượng hải quân Campuchia bắt.

Vùng chồng lấn, giáp ranh với Trung Quốc cũng vậy... Ngược lại, tàu thuyền nước ngoài nhiều khi cũng sang vùng biển Việt Nam.

Tuy nói là giúp ngư dân xác định vùng biển, nhưng ông Bình không đưa ra được bằng cách nào để những ngư dân không được huấn luyện lại có thể sử dụng các phương tiện kỹ thuật đòi hỏi trình độ kíến thức nhất định để có thể vận hành được những phương tiện hiện đại nhằm xác định vị trí con tàu trên đại dương mênh mông?

Trong quá khứ, đã nhiều lần ngư dân Việt nam không xác định được vị trí của tàu mình mặc dù trên tàu có trang bị máy định vị. Lý do là họ khhông thể hiểu hết những thông số của máy một cách tường tận.

Ông Lê Quang Bình cũng đề nghị rằng dân quân biển sẽ được tổ chức ở các xã ven biển, các xã đảo. Còn tự vệ biển được tổ chức ở các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế hoạt động trên biển như các hợp tác xã đánh cá, đơn vị vận tải trên biển.

Điều này thực sự không an toàn cho ngư dân. Họ sẽ phải đối đầu trực tiếp với tàu hải quân Trung Quốc. Việt nam phải trang bị cho quân đội của mình để bảo vệ người dân và không nên thí nghiệm những phương thức liều lĩnh.

GS Carl Thayer<br/>

Đề nghị này của ông Bình khiến người ta nhớ lại thời gian gần đây khi cướp biển lộng hành trên vùng biển Somali thuộc Đông Phi, cướp đi nhiều tàu vận tải đòi tiền chuộc khiến thế giới dấy lên những lo ngại và nhiều nước đã gửi tàu đến giữ an ninh.

Thế nhưng trên một khu vực rộng lớn hàng triệu cây số, không một nước nào có đủ khả năng kiểm tra một cách toàn vẹn và vì vậy giải pháp thuê tự vệ từ các cơ quan an ninh đã được áp dụng.

Tại Mỹ, đạo luật về trang bị vũ khí cho thương thuyền đã bị quốc hội bãi bỏ từ năm 1819 và tới nay rất ít người đề nghị giải pháp tự trang bị vũ khí cho tàu buôn vì điều này sẽ gây nguy hiểm cho chính các thương thuyền.

Nếu ngư dân Việt được trang bị vũ khí dù là thô sơ, đi đánh bắt cá xa bờ, họ sẽ gặp những tàu nước khác cũng hành nghề trên biển. Nếu không may, một vụ xung đột xảy ra như nhiều lần trước đây, chỉ với một viên đạn sơ xuất bắn ra khòi nòng, thảm kịch sẽ xảy ra cho chính họ chứ không cho ai khác.

Những ngư dân này hoặc sẽ bị hải quân nước ngoài đánh chìm, nếu may mắn hơn họ sẽ bị bắt với tội danh cướp biển. Cả hai kịch bản đều khó thể chấp nhận.

Nhận xét về đề nghị này, Giáo sư Carl Thayer cho biết: "Đi ều này th ực s ự không an toàn cho ng ư dân. H ọ s ẽ ph ải đ ối đ ầu tr ực ti ếp v ới tàu h ải quân Trung Qu ốc. Trao vũ khí vào tay ng ư dân là sai l ầm vì h ọ không đ ủ kh ả năng chi ến đ ấu nh ư m ột ng ười lính chuyên nghi ệp. Vi ệt nam ph ải trang b ị cho quân đ ội c ủa mình đ ể b ảo v ệ ng ười dân và không nên thí nghi ệm nh ững ph ương th ức li ều lĩnh."

Ông Lê Quang Bình cũng thừa nhận rằng Việt Nam đã một vài lần từng trang bị vũ khí cho tàu cá, nhưng khi tàu Việt Nam vào vùng biển nước ngoài, bị họ quy là cướp biển, và rồi ông đưa ra giải pháp rằng Việt Nam sẽ tính toán để khi trang bị phải có giấy chứng nhận để đảm bảo cho ngư dân có quyền giữ vũ khí mà tránh nhầm lẫn là cướp biển.

Trong hoàn cảnh khói lửa của tranh chấp, việc thuỷ thủ tàu nước ngoài yêu cầu xét giấy phép mang vũ khí của ngư dân Việt Nam rất khó thể xảy ra. Người cấp giấy này cho dù là chính quyền một nước chăng nữa cũng không thể buộc ngoại nhân tuân theo luật lệ của mình trên vùng biển quốc tế.

Nói chung bây giờ họ giao súng em cũng không dám đâu, tàu của họ có súng hai nòng lớn lắm nếu có gì thì họ bắn chết.

Một ngư dân Việt Nam<br/>

Vấn đề thiết yếu nữa là liệu ngư dân có đủ can đảm để mang vũ khí lên tàu mình hay không khi họ ý htức rất rõ việc mang súng lên tàu đánh cá sẽ là mối nguy hiểm không lường cho sinh mạng của họ.

Một ngư dân từng bị hải quân Trung quốc cướp, đánh đập và bắt giam cho biết: "Nói chung bây gi ờ h ọ giao súng em cũng không dám đâu, tàu c ủa h ọ có súng hai nòng l ớn l ắm n ếu có gì thì h ọ b ắn ch ết."

Dư luận cho rằng những đề nghị duy ý chí, thiếu cơ sở luật pháp cũng như không theo thông lệ quốc tế, không những chẳng mang lại kết quả nào mà còn làm hại đến chính sách quốc phòng của quốc gia.

Gây nguy hiểm cho bản thân người dân, và nhất là sẽ mở ra một cơ hội tốt cho những kẻ sẵn sàng gây hấn, đang lăm lăm chờ những dịp may để buộc Việt Nam thụt vào đất liền ngày càng sâu hơn nữa.