tức những cặp chân vàng sinh trưởng hay từng sinh sống ở nước khác trước khi họ nhập tịch và trở thành những khuôn mặt nổi bật của làng banh da thế giới.
Được nhập tịch đặc biệt
Trong số 16 hội đang so giày trên sân Ba Lan và Ukraine, chỉ có 3 hội gồm Anh, Tây Ban Nha và Cộng Hòa Czech có quyền hãnh diện khoe 100% cầu thủ sinh trưởng trong nước, 12 hội tuyển còn lại có khá nhiều cầu thủ sinh trưởng ở hải ngoại và đã từng có lúc mang quốc tịch của một nước khác.
Đứng đầu danh sách các hội có nhiều cầu thủ “ngoại” nhất là Cộng Hòa Ireland với 8 cầu thủ sinh trưởng ở Anh, kế đến là đoàn tuyển thủ Croatia có 6 cầu thủ sinh ở những nước khác, kể cả một mở mắt chào đời tại Bosnia-Herzegovina và một làm giấy khai sinh ở Australia. Với Ukraine và Liên Bang Nga, trong số cầu thủ của 2 hội này có tới 40 anh sinh trưởng ở một quốc gia không còn hiện diện trên bản đồ thế giới: Liên Bang Sô Viết.
Một điểm khác cũng được chú ý tới: không phải tất cả các cầu thủ đang có mặt tranh tài ở EURO 2012 đều là người… Âu Châu! Bằng chứng rõ ràng nhất là Ecuado của Croatia sinh tại Brazil (tổng cộng có 3 anh gốc Brazil đang đá cúp vô địch Âu Châu), anh Patrice Evra của hội tuyển Pháp sinh tại Senegal, đoàn quân Xứ Gauloise còn có Steve Mandanda sinh tại Zaire, trong khi một khuôn mặt nổi bật ở vòng bảng của hội tuyển Bồ Đào Nha là anh Nani lại sinh tại Cape Verde, anh Jores Okore đang đá cho Đan Mạch thì sinh tại Bờ Biển Ngà, hội tuyển Hy Lạp có Avraam Papadopulos từng mang quốc tịch Australia, hay Behrang Safari của Thụy Điển sinh ra và lớn lên tại Iran…
...cũng như các môn thể thao khác, luật lệ liên quan đến các cầu thủ đổi quốc tịch mà FIFA soạn thảo "nhắm vào mục đích tạo cơ hội thăng tiến cho các Liên Đoàn Bóng Tròn địa phương bằng cách giúp họ có thể kêu gọi những cầu thủ tài giỏi nước ngoài tham gia", đồng thời tạo cơ hội cho các cầu thủ "khoác áo đại diện những nước mà họ có liên hệ, thấy phù hợp với ý muốn của họ"
TTK.FIFA Jerome Valcke
Những cầu thủ “ngoại” chuyển thành “nội” này dựa vào 3 tiêu chuẩn: họ theo gia đình ra nước ngoài và sau đó trở thành công dân quốc gia họ đang cư
ngụ, hoặc có liên hệ huyết thống với quốc gia họ muốn khoác áo đại diện (thí dụ như cha mẹ, ông bà là người Đức và quay về Đức đá cho hội tuyển quốc gia), hay họ là dân nước ngoài nhưng được một nước khác chú ý tới và mời tham gia, sẵn sàng cho họ “đặc biệt” được nhập tịch mà không phải trải qua thời gian chở đợi như những người bình thường khác.
“Thế giới thay đổi, quy định của chúng tôi cũng thay đổi theo” là giải thích được ông Tổng Thư Ký Jerome Valcke của Liên Đoàn Bóng Đá Thế Giới (FIFA) đưa ra trong cuộc họp báo ở Nam Phi cách đây 2 năm, để trả lời câu hỏi về chuyện cầu thủ đổi quốc tịch để đá cho hội tuyển quốc gia họ chọn. Ông Valcke cho rằng cũng như các môn thể thao khác, luật lệ liên quan đến các cầu thủ đổi quốc tịch mà FIFA soạn thảo “nhắm vào mục đích tạo cơ hội thăng tiến cho các Liên Đoàn Bóng Tròn địa phương bằng cách giúp họ có thể kêu gọi những cầu thủ tài giỏi nước ngoài tham gia”, đồng thời tạo cơ hội cho các cầu thủ “khoác áo đại diện những nước mà họ có liên hệ, thấy phù hợp với ý muốn của họ” miễn là “mọi chuyện phải được thực hiện công khai và minh bạch”.
Tại sao chúng ta cần họ
Điều đáng tiếc là ngay trong lãnh vực thể thao, chuyện “công khai và minh bạch” là điều chẳng đơn giản, điển hình là chuyện 3 nữ vận động viên bóng bàn của Singapore sau ngày chiếm huy chương bạc Olympic Bắc Kinh 2008.
Cả 3 tay vợt nữ này -tên Wang Yuegu, Li Jiawei and Feng Tianwei- đều sinh trưởng và tập luyện ở Trung Quốc, được chính phủ Singapore mời sang định cư với nhiều bổng lộc -đương nhiên có kèm theo cái passport để xác nhận họ là người Singapore-. Thành công của họ không đủ làm cho người dân quốc gia nhỏ bé ở Đông Nam Á này hài lòng, mà ngược lại, dấy lên dư luận ngay trong nước cho rằng chính phủ đã chú trọng quá nhiều đến việc “nhờ vả” vận động viên nước ngoài thay vì “sử dụng khoản tiền đó” vào một chương trình huấn luyện cho những vận động viên trong nước.
Tại sao chúng ta lại cần họ? Trung Quốc có 1.3 tỷ người, Singapore chỉ có 4 triệu. Nếu chúng ta muốn thể thao và những lãnh vực khác phát triển thì phải hiểu không thể nào chỉ trông chờ vào người trong nước. Chúng ta đón chào tất cả những ai sẵn lòng giúp chúng ta, sẵn lòng xem đất nước này như quê hương của họ
Thủ Tướng Lý Hiển Long
Cuộc tranh cãi sôi nổi tới mức đích thân Thủ Tướng Lý Hiển Long phải nhảy vào can thiệp. Ông bảo rằng thông thường, “chúng ta chỉ gửi chừng 25 vận động viên dự tranh Olympic, trong đó phân nửa là những người mới nhập tịch Singapore. Tại sao chúng ta lại cần họ? Trung Quốc có 1.3 tỷ người,
Singapore chỉ có 4 triệu. Nếu chúng ta muốn thể thao và những lãnh vực khác phát triển thì phải hiểu không thể nào chỉ trông chờ vào người trong nước. Chúng ta đón chào tất cả những ai sẵn lòng giúp chúng ta, sẵn lòng xem đất nước này như quê hương của họ”.
Cũng chính cuộc tranh cãi này đã giúp một số người đặt thẳng câu hỏi với FIFA, đề nghị tổ chức thể thao quyền uy nhất thế giới nên có quy định về số cầu thủ “ngoại” các câu lạc bộ có thể thuê mướn và số cầu thủ “ngoại” mà các nước có thể “đặc biệt” mời tham gia hội tuyển, đồng thời thúc dục FIFA nên dành một ngân khoản nhiều hơn giúp các nước đang phát triển tổ chức những chương trình huấn luyện cầu thủ ngay từ lúc còn nhỏ, để có đủ người tài năng trong tương lai. Đến giờ, FIFA mới hứa thực hiện điều thứ nhì, còn chuyện giới hạn cầu thủ “ngoại” vẫn đang nằm trong vòng thảo luận với các Liên Đoàn địa phương, nhất là với UEFA.
Trong lúc chờ đợi quyết định của FIFA, một số cầu thủ “ngoại” đang khoe tài ở sân EURO 2012 chắc cũng chẳng vui gì khi thấy “quê mẹ” đang gặp khó khăn, trong lúc hội bóng của “quê hương thứ hai” mà họ đang khoác áo lại hùng dũng tiến bước. Điều này có thể được áp dụng với 2 siêu sao Lukas Podolski và Miroslav Klose của cỗ xe tăng Đức Quốc. Hầu như chẳng có trở ngại nào có thể cản đoàn quân Đức tiến vào vòng tứ kết, nhưng “quê mẹ” Ba Lan của 2 anh cầu thủ nổi tiếng này chưa chắc đã vượt qua được vòng bảng.