Châm biếm lương nghèo điện lực 7,3 triệu

Ngành điện kinh doanh lỗ nặng nhưng thu nhập bình quân của cán bộ nhân viên vẫn hơn 7 triệu đồng một tháng.

0:00 / 0:00

Đây là mức lương cao gấp ba lần nhiều ngành khác nhưng người đứng đầu Tập đoàn bày tỏ sự đau lòng vì mức lương này là quá ít. Nam Nguyên ghi nhận thông tin này:

Đau khổ vì lương gấp ba lần công nhân bình thường

Ông Phạm Lê Thanh, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam phát biểu hôm 19/11 tại Hà Nội là ông rất đau lòng khi lương bình quân toàn ngành chỉ được 7,3 triệu đồng/tháng/người. Mức lương này theo ông Thanh là không thể sống được ở đô thị như Hà Nội-Saigon họa chăng chỉ đủ ở nông thôn. Ông Thanh nói như thế để trả lời những thắc mắc, ngành điện kinh doanh lỗ 10.000 tỷ đồng nhưng cán bộ công nhân viên 'nhà đèn' vẫn có mức lương khá cao.
Mức lương 7,3 triệu đồng tháng của nhân viên điện lực là niềm mơ ước của hàng triệu người lao động trên cả

Nhân viên điện lực đang sửa chữa đường dây. RFA
Nhân viên điện lực đang sửa chữa đường dây. RFA (RFA)

nước. Bởi vì thực tế nó gấp từ hai tới ba lần mức lương bình quân của những người bình thường trong xã hội.
Một cư dân Cà Mau cười thành tiếng khi chúng tôi hỏi lương 7,3 triệu một tháng có phải là mức lương thấp hay không. Ông nói:

Mức lương 7,3 triệu đồng tháng của nhân viên điện lực là niềm mơ ước của hàng triệu người lao động trên cả nước. Bởi vì thực tế nó gấp từ hai tới ba lần mức lương bình quân của những người bình thường trong xã hội.<br/>

- " So là so với 'ổng' so với những ngành nghề thu nhập cao cho nên còn thấy ngành của ông ta là thu nhập thấp. Nhưng mà những công nhân ngành khác, thí dụ công nhân lột tôm hay những công nhân lao động chân tay, công nhân lao động phổ thông không có trình độ đi vô xí nghiệp, hay vô những công trình xây dựng thì cơm nước hoàn toàn tự lực mà một ngày tiền công chỉ có 80.000 đồng thôi, vị chi một tháng chỉ có 2,4 triệu đồng. Ở thành thị bây giờ cơm nước hà tiện cũng phải 15.000đ một suất ăn, một ngày tiền ăn 45.000đ đó là ăn chỗ rất thấp kém."
Trên toàn lãnh thổ Việt Nam có khoảng 2.000 doanh nghiệp dệt may sử dụng khoảng hơn 2 triệu người lao động. Chắc hẳn những công nhân dệt may sẽ cảm thấy hết sức mỉa mai, khi nghe Tổng giám đốc Phạm Lê Thanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam bày tỏ sự đau lòng về mức lương bình quân của ngành điện là 7,3 triệu đồng/người/tháng.

vô những công trình xây dựng thì cơm nước hoàn toàn tự lực mà một ngày tiền công chỉ có 80.000 đồng thôi, vị chi một tháng chỉ có 2,4 triệu đồng.

Một cư dân Cà Mau

Chúng tôi cập nhật mức lương bình quân của công nhân ngành dệt may và được ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hội dệt may thêu đan TP.HCM cho biết:
- "Nhìn chung lương bình quân của công nhân lao động dệt may dao động ở mức trên dưới 4 triệu đồng/tháng. Với mức lương 4 triệu sống ở TP.HCM thì phải nói là khá chật vật, chúng tôi tính sơ bộ một người độc thân phải sống với lương 4 triệu mà phải thuê nhà thì mức dự phòng rất là thấp. Hiện nay lương

Ông Phạm Lê Thanh - Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Ảnh: MH-Vietbao.vn
Ông Phạm Lê Thanh - Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Ảnh: MH-Vietbao.vn (Ảnh: MH-Vietbao.vn)

kỳ vọng đối với thành phố và đối với ngành dệt may nếu được 4,5 triệu thì bảo đảm được hai yếu tố, cạnh tranh được với các nước xung quanh, đồng thời mức lương đó công nhân có thể xoay xở được với điều kiện kinh tế hiện nay. Theo chúng tôi quan sát hiện nay ở các khu công nghiệp khi tuyển đầu vào đối với lao động phổ thông thì người ta đang đặt ở mức lương từ 2,5 triệu tới 3 triệu đồng một tháng.”

7,3 triệu đồng/tháng giấc mơ của hàng triệu người

Dù là mức lương 3 triệu hay 4 triệu đồng đầu người mỗi tháng, chứ không phải 7 triệu như ngành điện lực, thì vẫn là một khoảng cách quá xa với thu nhập bình quân của nông dân. Hiện nay bình quân 1 hộ gia đình với 4 nhân khẩu ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ canh tác trên diện tích chưa tới 1 héc-ta, thậm chí còn thấp hơn. Nếu tính trung bình một hộ nông dân canh tác quanh năm được tổng lượng lúa là 14 tấn thì thu nhập của một hộ 4 nhân khẩu một năm được gần 50 triệu đồng, tính theo mức lãi 50% và theo giá lúa tháng 11 hiện nay. Như vậy mỗi người có thu nhập 12,5 triệu đồng một năm hay khoảng ngoài 1 triệu một tháng. Trên thực tế trong nhiều năm liền nông dân làm lúa chỉ được lãi không quá 30%. Một nông dân Cần Thơ phát biểu:
- "Có một héc-ta thì phải có nghề phụ hoặc làm thêm cái gì để kiếm thêm, nuôi con cái rồi hiếu hỉ đám tang đám cưới chỉ làm 1 héc-ta thì không thể đáp ứng nổi."

Lương có bằng đại học hiện tại là 2,34 nhân cho 830đ/người một tháng là dưới 2 triệu đồng/tháng. Lương hành chánh cỡ đó là không còn khoản nào khác nữa, nếu là ngành nghề đặc thù như thanh tra thì được thêm 25%. Người làm lương hành chánh 2 triệu 1 tháng,

cư dân Cà Mau

Nói chuyện lương bổng thu nhập để thương cảm những người lao động nghèo khổ phải bươn chải với cuộc sống. Nhưng trường hợp công chức lại khác, họ không sống bằng lương mà bằng bổng lộc như mô tả của cư dân Cà Mau mà chúng tôi hỏi chuyện:
- "Lương có bằng đại học hiện tại là 2,34 nhân cho 830đ/người một tháng là dưới 2 triệu đồng/tháng. Lương hành chánh cỡ đó là không còn khoản nào khác nữa, nếu là ngành nghề đặc thù như thanh tra thì được thêm 25%. Người làm lương hành chánh 2 triệu 1 tháng, giả thuyết hai vợ chồng đều làm việc nhưng nuôi hai đứa con không nổi, thu nhập 4 triệu nuôi bốn miệng ăn không đủ vào đâu. Nhưng có cái này, đối với Việt Nam hiện tại bây giờ anh làm hành chánh anh bắt chẹt người ta nói nôm na là anh tham nhũng hối lộ, làm khó làm khăn buộc lòng người ta phải nộp. Thí dụ ký một cái giấy, làm công vụ gì là có chung chi, vài ba trăm ngàn tùy theo tính chất công việc. Cho nên việc làm công chức bây giờ lương thì rất thấp mà có nhà lầu xe hơi luôn."
Câu chuyện lương ngành điện cao gấp bội lương bình quân nhiều ngành khác mà còn than ít, thật ra chỉ là một dịp để báo chí châm biếm. Ông Điện lực luôn luôn chịu phê bình của người dân và giới nhà báo vì tình trạng đặc quyền đặc lợi, hơn nữa điện thì cúp liên miên mà giá điện lúc nào cũng lăm le điều chỉnh.

Theo dòng thời sự: