Kế hoạch theo dõi chấn động ở Sông Tranh 2

Động đất vẫn tiếp tục xảy ra tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Hệ thống ghi nhận chấn động tại đó đến nay được triển khai đến mức độ nào?

Liên tục rung chấn

Vào chiều ngày 15 tháng 11 vừa qua, trận động đất 4,7 độ Richter lại khiến cho người dân tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 hoảng loạn. Rạng sáng ngày 19 tháng 11, nhiều người dân đang ngủ cũng bị đánh thức bởi tiếng nổ lớn và một rung chấn kéo dài sau đó chừng 5 giây.

Truớc đó vào rạng sáng ngày 11 tháng 11 xảy ra 3 trận động đất rung chuyển mặt đất. Vào thời điểm đó, ông Vũ Đức Toản, phó ban quản lý Dự án Thủy Điện 3 xác nhận có rung chấn; tuy nhiên theo ông này do cường độ động đất nhẹ nên các máy đo gia tốc đang gắn tại thân đập không ghi nhận được.

Phó giáo sư – tiến sĩ Cao Đình Triều, ủy viên Hội Đồng Khoa học, Viện Vật Lý Địa Cầu Việt Nam, cho biết đến nay vẫn xảy ra những vụ rung chấn liên tục như thế tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2:

Giới khoa học Việt Nam đã nói động đất tại khu vực đó vẫn hoạt động tích cực, hầu như ngày nào cũng có hết nhưng mà là những trận nhỏ nhỏ. Trận lớn nhất xảy ra hôm 22 tháng 10 ở cấp độ 4,6 độ Richter. Có nhiều nhưng máy địa chất của Việt Nam ghi nhận đến tháng 10 chỉ có 53 trận mà thôi. Nhưng động đất nhỏ

Đập thủy điện Sông Tranh 2. anninhthudo.vn
Đập thủy điện Sông Tranh 2. anninhthudo.vn (anninhthudo.vn)

nhiều kinh khủng.

Mới đầu ở đây là thu thập số liệu, báo tin động đất chứ chưa phải cảnh báo. Còn việc dự báo hay cảnh báo thì phải nghiên cứu. Trên thế giới cũng chỉ mới là báo tin động đất thôi chứ chưa phải là cảnh báo hay dự báo

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh

Ông Dinh Muok, trưởng ban Dân tộc huyện Bắc Trà My cho biết về tác hại của trận động đất mới nhất đối với nhà của ông như sau:

Nhà tôi ở cách 7 km bị rạn tường, còn những nhà gần thì bị nặng hơn.

Hệ thống ghi nhận

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh, trưởng Viện Vật Lý Địa Cầu là đơn vị có trách nhiệm theo dõi ghi nhận những rung chấn tại khu vực thủy điện cho biết hệ thống được lắp dặt trong khu vực để thu thập số liệu như sau:

Hiện nay đang lắp một trạm và đã có hai ba trạm khác tức qui mô sẽ có năm trạm tại đó để quan sát động đất. Ngoài ra cũng mời một số chuyên gia trên thế giới đến để nghiên cứu, để đánh giá.

Mới đầu ở đây là thu thập số liệu, báo tin động đất chứ chưa phải cảnh báo. Còn việc dự báo hay cảnh báo thì phải nghiên cứu. Trên thế giới cũng chỉ mới là báo tin động đất thôi chứ chưa phải là cảnh báo hay dự báo.

Phó giáo sư- tiến sĩ Cao Đình Triều cho biết them về hệ thống đo động đất tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 đang được lắp đặt như sau:

Bây giờ người ta bắt đầu lắp đặt hệ thống trạm động đất gần. Mới làm được ba trạm thôi; kế hoạch là làm 5 trạm. Đến ngày 20 tháng 11 này hoàn thành thêm 2 trạm nữa, như thế tổng cộng 5 trạm. Hiện đang xin tiền

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng trả lời PV báo chí ngay trên thân đập Sông Tranh 2.(dantri.com)
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng trả lời PV báo chí ngay trên thân đập Sông Tranh 2.(dantri.com) (dantri)

mua máy; vì những máy đó cũng lấy từ chỗ khác về- mượn tạm của Viện Vật Lý Địa Cầu.

Nếu có 5 trạm như thế thì động đất cỡ khoảng 1 trở lên, thậm chí dưới 1 là có thể ghi nhận được. Ngoài ra chấn tâm và chấn tiêu cũng được ghi nhận chuẩn hơn. Từ trước đến nay xác định không chuẩn đâu. Thường xác định từ các trạm xa thì có sai số lớn hơn. Sau khi lắp đặt được 5 trạm thì số liệu động đất tốt, đầy đủ hơn rồi. Tuy nhiên nếu để có thể ghi nhận được qui luật động đất tại đó thì phải cần thời gian dài một vài năm. Sau khi ghi nhận được một vài trận lớn rồi thì mới có thể rút ra được qui luật gì đó, ví dụ rút ra theo định luật Gutenberg- Richter để xác định qui luật biểu hiện. Từ đó may chăng người ta mới có thể nghĩ đến chuyện dự báo sơ bộ theo tình hình nào; chứ nói chung dự báo động đất là khó.

Bây giờ người ta bắt đầu lắp đặt hệ thống trạm động đất gần. Mới làm được ba trạm thôi; kế hoạch là làm 5 trạm. Đến ngày 20 tháng 11 này hoàn thành thêm 2 trạm nữa, như thế tổng cộng 5 trạm

tiến sĩ Cao Đình Triều

Vấn đề khoa học

Theo đánh giá của các nhà khoa học thì những chấn động xảy ra tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 từ khi hồ thủy điện bắt đầu tích nước cho đến nay là dạng động đất kích thích.

Điều này được tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh nhắc lại:

Thực ra chúng tôi chỉ mới đặt thiết bị đo từ giữa tháng 10. Tất cả đang ở trong quá trình nghiên cứu. Kết luận sơ bộ thì đó là động đất kích thích khu vực hồ chứa. Thế còn qui luật… thì cần chuỗi số liệu dài hơn. Viện thì có các đoàn khảo sát vào tại chỗ thì vẫn khẳng định hiện tượng đó là động đất kích thích; chứ còn qui luật biểu hiện… thì cần phải có số liệu.

Phó giáo sư- tiến sĩ Cao Đình Triều đề cập đến vị trí của đập thủy điện Sông Tranh 2 nằm trên đới đứt gãy đang hoạt động:

Mảng tường lớn tại Trường mẫu giáo Hoa Phượng (xã Trà Đốc) bị bể.thanhnien online
Mảng tường lớn tại Trường mẫu giáo Hoa Phượng (xã Trà Đốc) bị bể.thanhnien online (thanhnien online)

Có một đới đứt gãy ở địa phương gần như á vĩ tuyến mà mình gọi tên là Trà My- Trà Bồng. Cả vùng hồ nằm trong phạm vi ảnh hưởng của đới đó. Đó là một đới đứt gãy hoạt động. Chính đó là điều mà nhiều người tranh cãi. Nhưng rõ rang nó hoạt động thật; vì nếu không hoạt động sao có động đất.

Bản thân là người tham gia dự án phản biện đối với đập thủy điện Sông Tranh 2, phó giáo sư- tiến sĩ Cao Đình Triều tỏ ra hoàn toàn không đồng ý với quan điểm của một vài nhân vật trong ngành điện lực Việt Nam cho rằng đập thủy điện Sông Tranh 2 vẫn an toàn:

Thực ra chúng tôi chỉ mới đặt thiết bị đo từ giữa tháng 10. Tất cả đang ở trong quá trình nghiên cứu. Kết luận sơ bộ thì đó là động đất kích thích khu vực hồ chứa. Thế còn qui luật… thì cần chuỗi số liệu dài hơn. Viện thì có các đoàn khảo sát vào tại chỗ thì vẫn khẳng định hiện tượng đó là động đất kích thích

tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh

Nói như vây có vẻ hơi hồ đồ một chút. Bởi vì muốn biết có an toàn hay không thì phải xem xét rất nhiều khía cạnh: điều đầu tiên quan trọng nhất là đập xây thế nào, có bị lỗi hay không, xây có đúng thiết kế, có chuẩn không; vấn đề thứ hai là xử lý nền móng đập ra làm sao, có đạt không; vấn đề thứ ba là tai biến động đất và những tai biến liên quan đi kèm

Trong trả lời chất vấn của các đại biểu quốc hội vào sáng ngày 13 tháng 11 vừa rồi, bộ trưởng Xây Dựng Trịnh Đình Dũng cũng nhắc lại ý kiến là công trình đập thủy điện Sông Tranh 2 tiếp tục chờ các nhà tư vấn, địa chất từ các nước Nga, Ấn Độ, Nhật Bản đển nghiên cứu toàn diện với mục đính khẳng định động đất tại đó sẽ không quả 5,5 độ Richter.

Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng với những chứng minh của các nhà khoa học, nếu chưa tích nước vào hồ chứa thì có thể yên tâm. Giải pháp tạm thời của chính phủ là chưa cho tích nước vào hồ chứa. người dân vẫn cứ ở lại. Thủ tướng sẽ có ý kiến về vấn đề này.

Tuy nhiên động đất vào ngày 15 tháng 12 sau khi thủ tướng trả lời trước quốc hội khiến cho nguời dân điạ phương lại một phen hỏang lọan. Vào ngày 16 tháng 11, đòan do bộ trưởng Trịnh Đình Dũng lại đến đập thủy điện Sông Tranh để thị sát. Khi trở về ông cũng lặp lại với báo chí là đến nay đập vẫn an toàn. Dân chúng thì thắc mắc sao các nhà khoa học nói đã qua giai đọan động đất mạnh mà vẫn xảy ra.

Theo dòng thời sự: