Chính sách khủng bố tinh thần người dân còn tồn tại đến bao giờ

Nghe bài nàyOpens in new window ]

Tối hôm qua, 13 tháng 8, một nhóm bạn trẻ tại Hà Nội đang học tiếng Anh bị công an xông vào đưa đi làm việc.

Nguyên nhân vì vào và nhận định của những người biết chuyện thế nào?

Vô cớ-tùy tiện

Nhóm những bạn trẻ bị công an đưa đi làm việc gồm Vũ Thị Thùy Linh- Facebook Tâm Bão, Phạm Văn Tiến- Facebook VN.Mother, Vụ Ngọc Thắng-Facebook Thang Vu, Hoàng Minh Trang- Facebook Trang Red, Nguyễn Vũ Hiệp- Facebook Florence Knightingale, Hồ Đức Thành và Lý Quang Sơn, người chủ phòng trọ ở địa chỉ số 20, ngách 56, ngõ Giếng Mứt, đường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Vụ việc diễn ra vào lúc 7:30 tối khi nhóm vừa nói tập trung lại với mục đích được cho biết là học tiếng Anh với nhau. Lực lượng chức năng đã ập vào nơi nhóm đang tập trung lấy lý do kiểm tra chứng minh nhân dân sau đó khống chế họ và đưa về trụ sở Công an Phường Trường Định, quận Hoàng Mai.

Khi nhóm vừa nói tập trung lại với mục đích được cho biết là học tiếng Anh với nhau. Lực lượng chức năng đã ập vào nơi nhóm đang tập trung lấy lý do kiểm tra chứng minh nhân dân sau đó khống chế họ và đưa về trụ sở Công an Phường Trường Định, quận Hoàng Mai

Một người ở Hà Nội biết chuyện nhóm thanh niên bị bắt đưa về phường Trương Định là anh Lã Việt Dũng tối hôm qua đã đến tại đồn công an để chất vấn về việc mà anh này cho là tùy tiện. Anh kể lại:

Tối hôm qua vào khoảng 9 giờ, hơn 9 giờ một chút tôi xem trên mạng thấy thông tin như vậy, cũng như một số người gọi điện thoại cho tôi. Thực tế lớp tiếng Anh tôi chẳng biết thế nào, chỉ biết các bạn đến học bình thường thôi. Những người bị bắt như thế rất lo sợ, và chúng tôi là anh em, bạn bè với nhau, tôi chạy xe đến. Tôi phải hỏi qua 2 công an phường, họ mới nói ở Công an Phường Trương Định. Khi đến đó tôi biết có chuyện rồi vì ở đó có rất nhiều công an, cũng như an ninh thường phục, công an 113 và rất nhiều máy quay phim, chụp ảnh.

Vào lúc 7h30 tối, không cần lý do công an thường phục và sắc phục cưỡng bách toàn bộ nhóm trẻ đang học về đồn công an. Danlambao
Vào lúc 7h30 tối, không cần lý do công an thường phục và sắc phục cưỡng bách toàn bộ nhóm trẻ đang học về đồn công an. Danlambao (Danlambao)

Khi tôi đến đó yêu cầu được làm việc với trực ban, rất nhiều camera chỉa thẳng vào mặt tôi. Có một anh mặc thường phục, ra hùng hổ đe dọa và ngăn cản tôi, hỏi tôi có liên quan gì đến những người bị giữ trong kia không. Anh ta còn đuổi tôi ra ngoài. Tôi nói tôi không làm việc với người mặc thường phục. Sau đó có anh công an ra, tôi nói tôi có một người em họ Vũ thị Thùy Linh. Tôi được biết em tôi đang học tiếng Anh và bị giữ đưa về đây. Tôi muốn hỏi tình hình của em tôi thế nào. Anh ấy trả lời không phải bị bắt mà chị bị công an mời về làm việc, một lúc nữa công an sẽ trả lời tôi về việc đó. Lúc đó tôi ra ngoài và có một số anh em, bạn bè bắt đầu đến công an phường Trương Định.

Thành phần ưu tú

Nhóm những người bị bắt giữ có độ tuổi từ 18 đến 29 tuổi. Theo anh Lã Việt Dũng họ là những sinh viên mới ra trường. Họ chưa hề có tiền án tiền sự gì. Họ từng có những hoạt động xã hội như lời của anh Lã Việt Dũng sau đây:

Theo tôi các bạn ấy có những đóng góp về mặt xã hội rất tốt như các bạn ấy lên tiếng bức xúc về vấn đề Trung Quốc, Biển Đông; các bạn quan tâm đến đời sống chính trị- xã hội… Theo tôi những quan tâm đó là chuyện bình thường. Rõ ràng, một chính quyền nếu muốn đất nước phát triển phải khiến người dân quan tâm đến những chuyện như vậy; chứ không phải chỉ ‘ăn chơi, nhảy múa’ như tuổi teen bây giờ.

Hành xử phi pháp của công an

Việc bắt giữ nhóm những bạn tại Hà Nội như vừa nêu bị cho là không đúng với những qui định của pháp luật Việt Nam hiện nay.

Anh Lã Việt Dũng cho biết lập luận của bản thân anh với cơ quan công an vào tối ngày 13 tháng 8 về hành động bắt giữ những thanh niên như thế:

'Mời về làm việc' không có chuyện phụ thuộc vào thái độ bên công an, vì một người đang đi ngoài đường bị công an đưa vào đồn làm việc và không biết ra thế nào; điều đó mang tính đe dọa chứ không phải hành động mời. Thứ hai 'mời làm việc', tôi cần biết thái độ của em tôi có đồng ý với việc mời đó hay không

anh Lã Việt Dũng

...Tôi lập luận rằng 'mời về làm việc' không có chuyện phụ thuộc vào thái độ bên công an, vì một người đang đi ngoài đường bị công an đưa vào đồn làm việc và không biết ra thế nào; điều đó mang tính đe dọa chứ không phải hành động mời. Thứ hai 'mời làm việc', tôi cần biết thái độ của em tôi có đồng ý với việc mời đó hay không.

Tôi đợi đến 11 giờ. Đó là giờ rất khuya rồi. Theo tôi được biết không ai được phép mời làm việc ở đồn công an quá 11 giờ cả. Đến 11 giờ tôi vào nói muốn được làm việc với trực ban; người công an trẻ nói mới giao ban nên không trả lời gì cả. Tôi yêu cầu nếu không trả lời được phải cho tôi gặp người có khả năng trả lời được. Khi đó có một anh công an tên Tảo, hình như Trần Văn Tảo, ra ngồi nói chuyện với tôi. Trong suốt buổi nói chuyện tôi chỉ hỏi 2 vấn đề: thứ nhất em họ tôi- Vũ thị Thùy Linh- bị bắt hay bị mời về làm việc và bao giờ được thả ra. Anh ta trả lời không phải bị bắt mà mời về làm việc; nhưng việc bao giờ được ra không phụ thuộc vào em đó mà phụ thuộc vào công việc của các anh công an.

Tôi lập luận rằng ‘mời về làm việc’ không có chuyện phụ thuộc vào thái độ bên công an, vì một người đang đi ngoài đường bị công an đưa vào đồn làm việc và không biết ra thế nào; điều đó mang tính đe dọa chứ không phải hành động mời. Thứ hai ‘mời làm việc’, tôi cần biết thái độ của em tôi có đồng ý với việc mời đó hay không. Vì trước đó tôi biết rằng tất cả những em trong đó khi bị công an ập vào thì chỉ cần mở điện thoại ra là bị tịch thu. Anh ấy cứ quanh co, không trả lời được mấy.

Tôi hỏi nếu bị bắt thì bị bắt về tội gì. Anh ta lại nói không phải bắt mà mời. Cuộc trao đổi cũng chỉ loanh quanh như vậy. Tôi rất bức xúc nói rằng không thể nói mời được vì anh Dũng nói đây là việc rất đơn giản, đừng nên coi nặng vấn đề này quá. Tôi nói anh không thể coi việc đưa một người con gái lúc 11 giờ đêm về đồn công an làm việc, không được hỗ trợ về pháp lý là việc đơn giản được. Việc đó ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự người ta Anh ta chỉ loanh quanh mà trong quá trình làm việc không có câu trả lời thỏa đáng cho tôi.

Tôi nói anh không thể coi việc đưa một người con gái lúc 11 giờ đêm về đồn công an làm việc, không được hỗ trợ về pháp lý là việc đơn giản được. Việc đó ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự người ta Anh ta chỉ loanh quanh mà trong quá trình làm việc không có câu trả lời thỏa đáng cho tôi

anh Lã Việt Dũng

Đến khoảng 12 giờ em Linh mới được ra, và sau đó đến tận 2 giờ, người cuối cùng mới được ra. Khi ra ngoài tôi hỏi Linh, em nói đây không phải mời về làm việc mà là cưỡng chế, họ bắt và thậm chí có bạn Hồ Đức Thành bị đánh khi có ý đố phản ứng lại.

Trong quá trình nói chuyện với công an có nhiều cuộc điện thoại gọi đến và tôi nhận thấy có người nói là luật sư và muốn bảo lãnh cho những người đó ra. Bên công an nói việc này không cần phải bảo lãnh. Tóm lại theo tôi đó là việc giữ người một cách tùy tiện.

Sau khi mọi người được thả ra, có một số người đồ đạc còn bị giữ lại. Khi một số anh em đấu tranh đòi trả đồ đạc thì họ hẹn đến hôm nay mới trả đồ đạc.

Thậm chí có một bạn là Việt, không học trong nhóm học đó nhưng nghe bạn bè bị bắt; khi đang trên đường đến cũng bị bắt đưa về quận Hai Bà Trưng và cũng bị làm việc.

Tại Việt Nam lâu nay diễn ra tình trạng công an, an ninh theo dõi, làm việc như vừa nói thường xảy ra đối với những người có các hoạt động xã hội tích cực mà không theo hệ thống những tổ chức ngoại vi của Đảng Cộng sản Việt Nam như Đoàn Thanh Niên, Hội Phụ Nữ, Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam…Bản thân anh Lã Việt Dũng cho biết hồi năm 2011 anh và một số bạn bè đi uống cà phê mang theo laptop cũng bị công an làm việc một cách bị cho là vô cớ, tùy tiện như nhóm học tiếng Anh ở Hà Nội hôm tối ngày 13 tháng 8 vừa qua.