Học viên Pháp Luân Công tố bị đánh

Sau một vài tháng im ắng từ sau vụ bị hành hung tại công viên Lê Văn Tám vào đầu tháng 2, học viên Pháp Luân Công tố giác bị đánh.

Vụ can nhiễu mới nhất



Hôm thứ sáu, ngày 18 tháng 5 vừa qua, ba học viên Pháp Luân Công cho biết họ bị một số người mặc thường phục đánh tại khu tu tập mới ở khu đất trống Lam Sơn, phường Linh Tây, Q. Thủ Đức. Đây là vụ hành hung mới nhất được biết từ Pháp Luân Công. Sự việc xảy ra vào lúc khoảng 7 giờ 30 tối thứ Sáu, được anh Linh Phan, một trong ba người bị đánh thuật lại như sau:

"Hôm đó là thứ Sáu, nhiều bạn đã về quên nên chỉ có 3 người tập. Mọi người đang nhắm mắt tập thiền thì bỗng có một lực đánh từ phía sau, tôi cứ tưởng mấy đứa nhỏ chạy va vào chúng tôi. Khi bị đánh lên đầu đau quá thì tôi mở mắt ra thấy có nhiều người và cũng không biết làm sao. Lúc đó hai người kia bỏ chạy nên tôi cũng bỏ chạy luôn".

Anh Linh cho biết có khoảng 7 hoặc tám người mặc thường phục tham gia đánh ba học viên Pháp Luân Công. Vật mà nhóm người này sử dụng được diễn tả là "cây gỗ cạnh vuông". Tất cả ba học viên đều bị đánh nhiều nơi trên cơ thể, riêng anh Linh bị đánh vào đầu phải khâu 2 mũi và bong gân tay trái.

Từ sau khi một nhóm học viên Pháp Luân Công bị một nhóm người mặc thường phục hành hung vào đầu tháng 2 tại công viên Lê Văn Tám, P. Đa Kao, quận Nhất, Tp. HCM; các học viên Pháp Luân Công tại Tp.HCM đã phân tán, tập công tại những địa điểm ít được chú ý khác. Khu đất trống Lam Sơn được một số học viên chọn làm nơi tu tập từ ba tháng nay và không có chuyện gì đáng tiếc xảy ra. Tháng trước, trong một lần "làm việc" với cơ quan công an quận 9, anh Linh đã nói cho cơ quan này nơi tập mới này:

anh Linh Phan

“Cách đây một tháng công an mời tôi lên “làm việc”. Họ có hỏi ngoài công viên Tao Đàn thì còn tập chỗ nào không? Nguyên tắc của Pháp Luân Công là phải trả lời chân thật, tôi là không suy nghĩ ra là mình có thể từ chối trả lời nên đã nói với họ thời gian và địa điểm tập của chúng tôi”.

Mặc dù vậy, anh Linh cho biết mình không nghi ngờ bất cứ ai, nói thêm rằng khi anh bị đánh, có cảnh sát và cả người đi dạo mát nơi đó chứng kiến. Sau khi sự việc xảy ra, anh Linh và một người bị đánh khác tên Phong

đã đến phường Linh Tây, Q. Thủ Đức trình báo với cơ quan chức năng. Tuy nhiên, học viên này cho biết có thể vụ việc “cũng chỉ được giải quyết đến đó thôi”.

Tình hình không cải thiện

Cảnh sát Việt Nam sách nhiễu Pháp Luân Công tịa công viên Lê Văn Tám/TPHCM vào ngày 9 tháng 10, 2011. RFA/screen cap/VietSOH.net

Bắt đầu từ tháng 10 năm ngoái, học viên Pháp Luân Công, cho biết bị lực lượng chính quyền can nhiễu sau khi diễn ra nhiều cuộc tọa thiền của các học viên Pháp Luân Công gần đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc tại Việt Nam. Mục đích chính của các buổi tọa thiền là phản đối bản án dành cho hai học viên Pháp Luân Công là Vũ Đức Trung và Lê Văn Thành về tội phát tranh trái phép sang Trung Quốc. Các buổi tọa thiền nhanh chóng bị giải tán nhưng các học viên tại Tp.HCM tiếp tục gặp rắc rối về công việc làm, nơi ăn chốn ở và thậm chí bị đánh. Vụ các học viên Pháp Luân Công bị những người mặc thường phục hành hung vào tháng 2 năm nay tại công viên Lê Văn Tám, có Sau khoảng 3 tháng không xuất hiện các sự cố mới đáng tiếc của học viên theo pháp môn này, đặt ra nghi vấn rằng tình hình can nhiễu giữa chính quyền và pháp môn này đã được cải thiện. Thắc mắc này được anh Phạm Xuân Giao, một học viên PLC tại Sài Gòn cho biết như sau:

"Tình hình không cải thiện đâu. Từ khi một số học viên bị đánh tại công viên Lê Văn Tám thì họ làm mạnh quá nên không ai dám ra tập nữa".

thể được xem là sự cố đầu tiên trong đó lực lượng can nhiễu không phải công an mà là thường dân thực hiện.

Tình hình không cải thiện đâu. Từ khi một số học viên bị đánh tại công viên Lê Văn Tám thì họ làm mạnh quá nên không ai dám ra tập nữa

<i>Tình hình không cải thiện đâu. Từ khi một số học viên bị đánh tại công viên Lê Văn Tám thì họ làm mạnh quá nên không ai dám ra tập nữa</i> <br/> <br/>

anh Phạm Xuân Giao

Theo anh Linh, tình hình căng thẳng của Pháp Luân Công tại Sài Gòn “không tiến triển”. Theo anh, lý do vì sao truyền thông không nghe nhiều về Pháp Luân Công trong thời gian gần đây vì nhiều đồng tu không muốn bị công an hiểu lầm nên không muốn nói những diễn tiến mới ra bên ngoài. Anh Linh cũng đưa ra ví dụ vào ngày 13 tháng 5 vừa qua, các học viên PLC có ý định tổ chức sinh nhật cho sư phụ tại công viên Hồ Kỳ Hòa, Tp. HCM nhưng khi đến nơi thì rất nhiều công an đã bao quanh khu vực trên. Vì không muốn gặp rắc rối, cuối cùng, các đồng tu phải đổi địa điểm tổ chức sinh nhật.

Có sự khác nhau



Có một điều đáng chú ý là trong khi nhiều học viên Pháp Luân Công ở Tp. HCM tố giác là liên tục gặp rắc rối thì các học viên pháp môn này ở Hà Nội vẫn được tu tập tại công viên, thậm chí "phân phát tài liệu bình thường" theo một đồng tu. Các báo chí không chính thức đã có nhiều đồn đoán cho rằng tư tưởng người Sài Gòn phóng khoáng hơn nên dễ tạo ra rắc rối và nên bị kiểm soát gắt gao hơn. Tuy nhiên, anh Nguyễn Thành Trung, một đồng tu ở Hà Nội cho biết lý giải của mình như sau:

"Có thể là do những cách làm khác nhau. Học PLC thì có thể mỗi người có cách hiểu khác. Ở ngoài Hà Nội thì mọi người cũng làm một cách nhẹ nhàng hơn, không gây khó dễ cho ai cả. Có thể vì mình càng gây khó dễ cho họ thì họ càng làm khó mình".

Anh Trung còn chia sẻ thêm cách thức có thể giúp tránh được rắc rối:

"Nếu họ cứ làm khó dễ thì đâu nhất thiết phải làm "căng" với họ. Thực ra chính quyền có cái khó của họ vì họ chịu sức ép. Nếu mình muốn làm việc của mình, muốn đi gặp gỡ mọi người để nói về sự thật PLC mà làm "căng" với họ thì họ làm "căng" với mình. Như thế là mình dại. Tôi nghĩ là làm sao để tránh họ phải ở thế làm khó mình là tốt nhất".

Anh Trung



Trong hàng loạt các cáo giáo bị can nhiễu của Pháp Luân Công bắt đầu từ năm ngoái, rất ít các hoạt động can nhiễu được thực hiện tại Hà Nội. Theo anh Nguyễn Đức Tài, nguyên nhân của các hoạt động can nhiễu có thể xuất phát từ việc chính quyền chưa hiểu Pháp Luân Công mà cũng có thể từ phía người tu tập:

"Nói chung có thể từ cả hai; nhưng những người tu PLC thì họ hay hỏi mình hơn hỏi người khác. Tức là họ tự hỏi lỗi sai ở mình chứ không phải người khác".

Bất luận nguyên nhân dẫn đến những rắc rối của pháp môn này tại Việt Nam xuất phát từ phía nào, và chắc hẳn có nhiều ý kiến khác nhau trong cách hành xử, thì các đồng tu Pháp Luân Công vẫn có một mong muốn chung. Anh Linh cho biết.

"Điều tôi muốn chia sẻ là các học viên Pháp Luân Công tu theo Chân Thiện Nhẫn. Họ chỉ muốn tốt hơn thôi. Mình mong chính quyền tìm hiểu PLC nhiều hơn. Đừng để thế lực xấu xa trong đảng cộng sản Trung Quốc lợi dụng. Nguyện vọng của tôi chỉ có thế".

Pháp Luân Công bắt nguồn từ Trung Quốc từ đầu thập niên 90. Chưa đầy 10 năm, số lượng đồng tu tăng lên đáng kể so với số lượng đảng viên đảng cộng sản Trung Quốc và bắt đầu bị đàn áp gắt gao. Nhiều người cho rằng việc Việt Nam đàn áp Pháp Luân Công là do áp lực từ phía Trung Quốc.

Theo dòng thời sự: