Trả lời bài phỏng vấn do Thanh Trúc thực hiện, luật sư Trần Quốc Hiền trình bày lý do dẫn đến tình trạng tù tội, sau đó bị theo dõi và bị sách nhiễu tới mức phải trốn ra khỏi nước:
Bổn phận và trách nhiệm của một công dân
Luật sư Trần Quốc Hiền: Tôi là một thành viên khối 8406 ngay từ đầu khi thành lập, và sau đó là một trong những phát ngôn nhân của Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông là một tổ chức hoạt động độc lập không do nhà nước kiểm soát.
Sau sự kiện hội nghị APEC 14 tại Hà Nội năm 2007, có sự tham dự của tổng thống George W. Bush, tôi có tổ chức biểu tình cho giới nông dân và công nhân để đòi hỏi quyền lợi nhân dịp này. Sau đó ngày 12 tháng Một năm 2007 tôi bị bắt giữ. Đến ngày 15 tháng Năm 2008 tôi bị đem ra xét xử và chịu mức án năm năm tù và hai năm quản chế.
Sau thời gian tôi ở tù ra tôi vẫn tiếp tục hoạt động có lúc âm thầm có lúc công khai. Gần đây nhất là ngày Một tháng Bảy tôi có kêu gọi một cuộc biểu tình chống Trung Quốc của tất cả các giới tại Sài Gòn. Tuy nhiên đến giờ phút chót thì cuộc biểu tình của sinh viên học sinh cũng như trí thức đã bị đàn áp và bắt đi một số người. Từ đó trở đi thì tôi bị giám sát chặt chẽ. Gần đây nhất là tôi đã ký tên vào bản kiến nghị yêu cầu nhà nước cộng sản Việt Nam điều tra rõ cái chết của thân mẫu chị Tạ Phong Tần, tự thiêu trước ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu.
khi ra khỏi nhà tù cộng sản thì với bổn phận và trách nhiệm của một công dân, khi đất nước không có dân chủ không có nhân quyền, người dân sống trong nỗi bất công và không có công lý, tôi phải tiếp tục cái tiến trình để làm sao cho Việt Nam sớm có dân chủ tự do
LS Trần Quốc Hiền
Chính những lẽ đó mà nhà cầm quyền gia tăng vấn đề đàn áp, nói rằng có đầy đủ bằng chứng là tôi trong lúc còn quản chế mà đã vi phạm lệnh quản chế nên họ có thể bắt giữ. Sau đó thì tôi đã phải đào thoát ra khỏi Việt Nam.
Thanh Trúc: Luật sư Trần Quốc Hiền có nói là trong thời gian quản chế ông vẫn tiếp tục hoạt động, không có điều gì làm cho ông sợ hãi hay sao?
LS Trần Quốc Hiền: Như tôi từng phát biểu khi ra khỏi nhà tù cộng sản thì với bổn phận và trách nhiệm của một công dân, khi đất nước không có dân chủ không có nhân quyền, người dân sống trong nỗi bất công và không có công lý, tôi phải tiếp tục cái tiến trình để làm sao cho Việt Nam sớm có dân chủ tự do thật sự.
Thanh Trúc: Khi bị bắt và bị đưa ra xét xử tòa đã dựa trên những tội danh nào và điều luật nào để tuyên phạt ông năm năm tù giam và hai năm quản chế?
LS Trần Quốc Hiền: Khi bắt tôi thì họ điều tra theo hướng là tôi có nhiều bài viết tải lên mạng Internet và họ qui kết tôi vi phạm Điều 88 Bộ Luật Hình Sự Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là tuyên truyền chống nhà nước. Những hành động mà tôi tổ chức biểu tình cho giới nông dân cũng như nông dân thì họ ghép tôi vào Điều 89 là phá rối an ninh quốc gia. Đó là hai trong những tội danh m à tôi phải lãnh mức án tuyên truyền chống nhà nước ba năm và p há r ối anh ninh quốc gia hai năm , rồi thêm hai năm quản chế.
Khủng bố tinh thần hăm doạ gia đình
Thanh Trúc: Sau khi mãn hạn tù ông có được phép trở lại hành nghề luật sư hay không?
LS Trần Quốc Hiền: Khi tôi được mãn hạn tù và còn trong vòng quản chế nên không được phép có bất cứ hoạt động nào về nghề nghiệp cũng như bất cứ một nghề nghiệp gì để sinh sống, coi như là họ khống chế về mặt kinh tế và mọi sự di chuyển cũng như là tiếp xúc với những thành viên dân chủ khác ở trong nước.
Thanh Trúc: Về vấn đề theo dõi canh gác của an ninh nó gắt gao nó phức tạp như thế nào luật sư Trần Quốc Hiền có thể trình bày được không?
thường xuyên khủng bố tinh thần người mẹ già của tôi, yêu cầu bà phải giữ tôi trong nhà và không được cho phép tôi đi ra tham gia bất cứ vấn đề gì ở bên ngoài.
LS Trần Quốc Hiền
LS Trần Quốc Hiền: Họ cắt cử rất nhiều an ninh công khai cũng như an ninh thường phục, theo dõi có lúc công khai có lúc bí mật. Khi tôi ra khỏi nhà tù được hơn một tháng thì ngày 29 tháng Hai họ đã tổ chức một tai nạn giao thông, họ đã đụng thẳng vào xe của tôi và tôi té xuống đườn g. Đó là khi tôi ghé nhà của tổng hội trưởng Phật Giáo Hòa Hảo là cụ Lê Quang Liêm. Sau đó trở đi họ dùng mọi phương tiện để giám sát chặ t chẽ tôi, nhất là sau khi có những có những cuộc biểu tình chống Trung Quốc xảy ra thì họ bố trí người rất là đông để ngăn chặn không cho tôi ra những cuộc biểu tình đó và thường xuyên khủng bố tinh thần người mẹ già của tôi, yêu cầu bà phải giữ tôi trong nhà và không được cho phép tôi đi ra tham gia bất cứ vấn đề gì ở bên ngoài. Nếu không nghe lời họ thì họ sẽ bắt giữ bất cứ lúc nào.
Thanh Trúc: Phải chăng những người bất đồng chính kiến, những nhà dân chủ trong khối 8406 hay ngoài khối, những người binh vực dân oan hay có tiếng nói khác với chính quyền đều gặp những khó khăn tương tự?
LS Trần Quốc Hiền: Đúng là như vậy, nhà cầm quyền Việt Nam dùng mọi phương tiện để ngăn chặn cho bằng được, không cho những nhà dân chủ những nhà đấu tranh hoặc tất cả bloggers hoặc những người có tiếng nói đối lập với họ. Chính vì vậy họ huy động tất cả mọi nguồn lực để làm sao ngăn chặn được điều đó.
Thanh Trúc: Ông mong đợi điều gì khi trốn qua Thái Lan?
LS Trần Quốc Hiền: Đào thoát khỏi Việt Nam và để lại quê hương thật sự đó là nỗi buồn. Tuy nhiên tôi nghĩ ở hải ngoại chúng tôi vẫn có thể góp được tiếng nói đấu tranh cho đến khi đất nước có thể được hoàn toàn hưởng tự do, nhân quyền và dân chủ.
Tại vì tôi đã có kinh nghiệm năm năm trong tù, chúng tôi không có cơ hội để mà hoạt động nữa, rất là uổng phí cái thời gian đó, vì vậy tôi quyết định trốn thoát để tiếp tục những hoạt động như vậy.
Thanh Trúc: Xin cảm ơn luật sư Trần Quốc Hiền.
Theo dòng thời sự:
- Thầy Đinh Đăng Định bị tuyên án 6 năm tù giam
- Phiên toà kết tội lòng yêu nước
- Người Sài Gòn đề nghị chính quyền tổ chức biểu tình
- Bản Lên Tiếng yêu cầu chính quyền điều tra cái chết của bà Liêng
- Vụ án blogger Điếu Cày sắp được xét xử
- Đảng chọn dân hay chọn Trung Quốc?
- Xem biểu tình, Việt kiều bị công an bắt giữ
- Cuộc bố ráp gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn
- Phải chăng bắt đầu một vận hội mới?
- Tin mới nhất về blogger Paulus Lê Sơn
- "Quần chúng tự phát" – Hình thức đàn áp mới?
- Giới trẻ hy vọng về một xã hội tốt đẹp
- Để có một xã hội trung thực và ngay thẳng
- Tính trung thực, ngay thẳng có còn tồn tại?