Tập đoàn Poyry của Phần Lan chịu trách nhiệm điều tra và đánh giá tác động. Chính phủ Phần Lan tuyên bố sẽ tiến hành điều tra vai trò đánh giá của Tập đoàn Poyry.
Vừa đá bóng vừa thổi còi
Chính phủ Phần Lan cùng với Quỹ bảo vệ Sông của Phần Lan, Tổ chức Sông ngòi quốc tế và Mạng lưới bảo vệ Sông Việt Nam cho biết chính phủ Phần Lan đã công bố kế hoạch điều tra vai trò và trách nhiệm của Tập đoàn Poyry, một Tập đoàn chịu trách nhiệm nghiên cứu và đánh giá tác động môi trường của đập thủy điện Xayaburi tại Lào.
Cô Ame Trandem
Theo thông cáo đề ngày 31/10, kể từ năm 2011, Tập đoàn Poyry đã đóng một vai trò tích cực trong xung đột và gây tranh cãi giữa bốn chính phủ gồm Việt Nam, Campuchia, Lào và Thái Lan. Tập đoàn Poyry đã khuyến khích gây nhiều tranh cãi mặc dù mối quan tâm giữa các nước láng giềng rằng tác động của dự án đã không được nghiên cứu đầy đủ.
Thông cáo gọi đây là một phần của hoạt động kinh doanh phi đạo đức ở nước ngoài của Poyry. Trong nhiều năm qua, Tập đoàn Poyry đã hành động trái ngược với chính sách đối ngoại của chính phủ Phần Lan trong khu vực Đông Nam Á. Chính phủ Phần Lan cho biết họ điều tra theo đơn khiếu nại chống lại Poyry vào tháng 6 năm 2012 bởi 15 tổ chức xã hội dân sự từ bảy quốc gia.
Cô Ame Trandem, Giám đốc chương trình Đông Nam Á của Tổ chức Sông ngòi quốc tế nói rằng Chính phủ Lào đã nhanh chóng xây dựng đập Xayaburi, bất chấp sự phản đối liên tục từ Campuchia và Việt Nam. Poyry đã đóng một vai trò trung tâm trong cuộc xung đột ngoại giao, kêu gọi Lào đơn phương di chuyển về phía trước và để xây dựng đập mà không cần nghiên cứu kỹ lưỡng các tác động xuyên biên giới của dự án theo yêu cầu của các nước láng giềng.
Cô Ame Trandem phát biểu: "Poyry là một công ty kinh doanh của Phần Lan giúp nghiên cứu và đánh giá tác động đập Xayaburi cho Lào. Việc chính phủ Phần Lan lên tiếng như vậy là muốn chính phủ Lào tôn trọng bản thỏa thuận năm 1995.
Đập Xayaburi phải trải qua quá trình tham vấn và báo cáo cụ thể lên Ủy hội sông Mekong tuy nhiên đến giờ này Poyry đã không thông báo đến Ủy hội sông Mekong mặc dù Việt Nam và Campuchia liên tiếp lo ngại về vai trò của Poyry trong dự án. Do đó, chính phủ Phần Lan bảy tỏ sự lo ngại cho nên họ quyết định điều tra vai trò của Poyry”
Xayaburi là một trong số 11 dự án đập thủy điện trên dòng sông Mekong. Dự án này được giao cho công ty Ch. Karnchang của Thái Lan thực hiện với trị giá 3,5 tỷ USD. Công suất dự kiến 1.260 MW sẽ bán toàn bộ cho Thái Lan.
Tuy nhiên đánh giá của Tập đoàn Poyry đã khiến gây tranh cãi vì Ủy hội sông Mekong Campuchia và Việt Nam cùng với các chuyên gia môi trường mong muốn được đánh giá lại tác động môi trường của dự án. Ủy hội sông Mekong Campuchia nói việc phát triển các dự án thủy điện để khai thác tiềm năng, phát triển năng lực kinh tế của mỗi nước là đòi hỏi chính đáng, tránh làm ảnh hưởng đến quyền lợi của cộng đồng trong khu vực.
Ô. Kỷ Quang Vinh
Ông Kỷ Quang Vinh, Chánh văn phòng công tác Biến đổi khí hậu, thành phố Cần Thơ phát biểu: "Chính phủ Phần Lan có một cái ý rất là tốt để điều tra lại công ty Poyry. Bởi vì Poyry vừa là công ty đá bóng vừa đứng ra thổi còi. Thực chất, tôi thấy không khách quan trong vấn đề đánh giá tác động thủy điện Xayaburi.
Chính phủ Phần Lan cũng nên thuê một tổ chức nào đó để có tính trung lập trong chuyện đánh giá này. Cơ quan này cũng phải có một phương pháp cũng như là phương tiện đáp ứng được yêu cầu đánh giá. Còn như trường hợp công ty Poyry thì tôi thấy cũng còn rất nhiều vấn đề trong đó.”
V i phạm tiêu chuẩn kinh doanh
Thông cáo cho biết đơn khiếu nại cáo buộc rằng Tập đoàn Poyry đã vi phạm trách nhiệm và các tiêu chuẩn kinh doanh của Phần Lan thông qua sự tham gia của mình trong dự án thủy điện Xayaburi. Trong năm 2010, một nghiên cứu khoa học được tài trợ bởi chính phủ Phần Lan và do Uỷ hội sông Mekong cho thấy rằng các con đập thủy điện sẽ có tác động kịch tính nếu được xây dựng.
Việc Poyry cung cấp thông tin sai lệch về tác động của đập Xayaburi sẽ gây tác động xấu như lũ lụt, ảnh hưởng đến nguồn nước, nguồn cá, đặc biêt là đời sống của khoảng 40 triệu người ở hạ lưu con sông.
Tuần trước, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam kêu gọi Thủ tướng Chính phủ Lào để tiến hành nghiên cứu khoa học toàn diện về tác động môi trường của các dự án trước khi tiếp tục xây dựng đập Xayaburi và các dự án khác.
Còn Thủ tướng Campuchia Hun Sen phát biểu tại lễ trao bằng Tốt nghiệp cho sinh viên Trường Đại học Á – Âu vào ngày 29/10 rằng thủy điện Xayaburi chưa xây dựng nhưng năm ngoái cả Campuchia, Việt Nam lẫn Lào vẫn bị ngập lụt. Ông nói nguyên nhân ngập lụt là do mưa lũ tại lưu vực sông Mekong chứ không phải do xây dựng đập Xayaburi.
Ông Hun Sen nói: "Năm nay không có mưa tại lưu vực sông Mekong. Đập Xayaburi chưa xây dựng cho nên Lào, Campuchia và Việt Nam đều không có nước. Mực nước sông Mekong đều thấp. Điều này, các ngành liên quan cũng phải nghiên cứu và đánh giá lại vì có nước hay không, ngập hay không là do lượng mưa chứ không phải do đập Xayaburi."
Tuy nhiên ông Kỷ Quang Vinh có nhận xét khác: "Ngập là một vấn đề tự nhiên của trời đất là dĩ nhiên. Tuy nhiên, nếu chưa có Xayaburi đã bị ngập nghiêm trọng như vậy thì khi có Xayaburi nó sẽ càng nguy hiểm hơn, mức độ của nó còn khóc liệt hơn. Như vậy, tác hại của nó đến Đồng Bằng Sông Cửu Long khác biệt rất nhiều.
Ở đây, chúng ta không chỉ sợ vấn đề ngập mà còn sợ vấn đề khô hạn nữa bởi vì khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long đầu năm là mùa khô, cuối năm là mùa lũ. Những tác động của đập thủy điện nhiều kiểu này thì có khả năng gây ra mùa khô rất khóc liệt, và mùa lũ rất là sâu.”
Bộ trưởng Bộ Lao động và Kinh tế Phần Lan ông Lauri Ihalainen, đã ký quyết định điều tra trên vào ngày 16 tháng 10 và thông báo cho các tổ chức xã hội dân sự khiếu nại 25/10.
Theo dòng thời sự:
- Dân Thái phản đối Lào xây đập thủy điện Xaraburi
- VN lên tiếng về đập Xaraburi trên dòng Mêkông
- Kêu gọi Lào hủy bỏ công trình thủy điện Xayabury
- Các dự án xây đập thủy điện đe dọa sông MeKong
- Nhật ký sông Mêkông (phần 1): Cội nguồn
- Nhật ký sông Mê Kông (phần 2): Địa phận Hoa Lục
- Nhật ký sông Mêkông (phần 3): Địa phận Thái Lan
- Nhật ký sông Mêkông (phần 4): Xuôi dòng địa phận Thái Lan
- Nhật ký sông Mêkông (phần 5): Trong địa phận Miến Điện