Miền Trung lại oằn mình chịu lũ

Lũ lụt vừa hoành hành tại khu vực Bắc miền trung, nay đến khu vực Nam trung bộ chịu tác động của một đợt mưa lũ mà nhiều người dân cho là lớn so với nhiều năm trước.

0:00 / 0:00

Thông tin tính đến sáng sớm hôm nay, đợt lũ hiện nay tại khu vực các tỉnh Nam trung bộ đã làm cho 10 người thiệt mạng và mất tích. Đợt lũ lần này được tờ Sài Gòn Giải Phóng mô tả là diễn biến hết sức phức tạp và đặc biệt lớn.

Một người dân tại Hộ Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, một trong những điạ phương đang gặp lũ suốt vài ngày qua cho biết tình hình ở đó vào sáng ngày 2 tháng 11 như sau:

"Tình hình nước rất lớn, hôm qua từ đây ra Hộ Diên nước tràn qua quốc lộ hai đoạn. Từ trên quốc lộ nhìn xuống toàn nước, và nước năm nay nhiều hơn các đợt trước. Nước lũ kết hợp mưa nhiều và do xả lũ: mưa rất nhiều và trên kia cũng phải xả để an toàn chứ không bể đập. Việc xả lũ, xả đập không hề được thông báo, dân chỉ biết vậy thôi. Đợt này lớn như lần năm 2003. Dân ở đây làm ruộng và nuôi tôm. Tôm có một số thu hoạch, số còn lại trôi hết rồi. Lúa đang trổ mà nước ngập là hư hết rồi. Việc cứu trợ, chỉ có dân giúp nhà nào bị nước vào nhiều chuyển đồ đạc đi thôi."

Xả lũ có điều tiết, khi nào nước thấp mới xả, không để ảnh hưởng cho hạ du.

Ô. Phạm Văn Hạnh, Sở NN-PTNT Ninh Thuận

Trong khi đó thì theo ông Phạm Văn Hạnh, chánh văn phòng Sở Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Thuận nước đã bắt đầu rút và đợt lũ hiện nay là do mưa lớn gây nên:

"Bữa nay nước rút rồi, chỉ có trong hai ngày 31 và 1 thôi, không còn nguy hiểm nữa. Các đoàn thể trước hết lo cứu người, và sau là không để cho dân đói, rét. Chúng tôi đã xuất hàng khô, lương thực, nước uống cho dân rồi.

Xả lũ có điều tiết, khi nào nước thấp mới xả, không để ảnh hưởng cho hạ du. Chúng tôi chủ động điều tiết, chủ yếu do mưa, có vùng mưa đến 400-500 mm."

Khác với thông tin mà ông Phạm Văn Hạnh đưa ra là việc xã lũ cuả các hồ chứa đều có kế hoạch, tờ Sài Gòn Giải Phóng hôm qua cho biết hồ thuỷ lợi Phước Trung, tại huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận với dung tích hơn 2,3 triệu mét khối nước đã bị vỡ.Thế rồi các hồ thuỷ điện khác như Hồ Đơn Dương, Hồ Sông Sắt, Hồ Sông Trâu, Hồ Tân Giang tất cả đều phải xả lũ.

000_Hkg4163110-250.jpg
Chèo thuyền trong thành phố Hà Tĩnh do lũ lụt hôm 17/10/2010. AFP photo (Chèo thuyền trong thành phố Hà Tĩnh do lũ lụt hôm 17/10/2010. AFP photo)

Cùng với nước xả lũ, nước từ thượng nguồn đổ về và thủy triều dâng được dự báo sẽ gây ngập nặng cho tỉnh Ninh Thuận. Đê Sông Dinh có nhiệm vụ bảo vệ cho thành phố Phan Rang- Tháp Chàm cũng được tờ Sài Gòn Giải phóng nói có nguy cơ vỡ rất lớn.

Một cư dân tại thành phố Nha Trang, vào sáng nay 2/11 cũng cho biết tình hình mưa lũ ở đó như sau:

"Nha Trang bây giờ vẫn còn mưa nhiều. Hôm qua không ra đường được, nước ngập có vẻ rút rồi. Lần này chưa bao giờ lớn đến như vậy. Cơ quan chức năng chỉ nói là diễn biến phức tạp, do lượng mưa lớn lắm. Việc thông báo xả lũ thường không được thông báo. Tự mình phải tự điều chỉnh, tự chấp nhận thôi…"

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương Việt Nam hôm qua cho biết đợt không khí lạnh mới ở phía bắc sẽ đi sâu xuống phía nam và đến cả Nam Bộ.

Việc thông báo xả lũ thường không được thông báo. Tự mình phải tự điều chỉnh, tự chấp nhận thôi…

Một cư dân Nha Trang

Trong khi nhiều người dân tại khu vực Bắc trung bộ thuộc các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình chưa thể vực dậy sau hai đợt lũ trong tháng qua, nay khu vực các tỉnh Nam trung bộ lại phải gánh chịu hậu quả cuả lũ làm mất trắng muà màng, tôm cá nuôi…

Dải đất khu vực miền trung được ví như chiếc đòn gánh oằn mình quảy hai đầu đất nước, và hằng năm đều phải hứng chịu nhiều đợt thiên tai và nay thiên tai còn do những công trình nhân tạo làm cho nặng nề thêm lên.

Theo dòng thời sự: