Thủy điện tiếp tay cho lũ lụt

Lũ lụt tại nhiều tỉnh miền Trung đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản và sinh mạng người dân, tính cho đến lúc này Quảng Nam đã có 13 người chết, trong đó huyện Đại Lộc 2 người, Điện Bàn 3 người, Tiên Phước 1 người, Thăng Bình 2 người và huyện Quế Sơn 5 người.

Ban Chỉ huy phòng chống bão lụt tỉnh Quảng Nam tối qua cho biết khoảng 73.000 ngôi nhà tại địa phương bị ngập nước. Theo thông tin từ báo Thanh Niên Online thì các huyện Nông Sơn, Thăng Bình, Điện Bàn, Duy Xuyên, Hội An, Đại Lộc... bị ngập sâu từ 1,5m đến 2m.

Nặng nhất là 2 huyện Duy Xuyên và Điện Bàn, mỗi nơi có trên 20 ngàn ngôi nhà ngập sâu trên 1,5m. Tại xã Duy Vinh (Duy Xuyên) có đến 90% ngôi nhà bị ngập sâu.

Kèm với lũ do nước dâng tự nhiên và trôi về từ thượng nguồn thì việc xả lũ để bảo vệ thủy điện là nguyên nhân đi kèm làm cho lũ tồi tệ hơn.

Từ Quảng Ngãi, nhà báo Thanh Thảo cho chúng tôi biết thêm như sau:

Toàn bộ khu vực miền Trung hiện nay có hàng trăm nhà máy thủy điện lớn nhỏ, hồ chứa nước thì tùy dung lượng từng hồ nhưng có những hồ chứa rất lớn và họ cứ theo quy trình mùa khô thì tích nước còn khi có lũ

Hồ thủy lợi Phú Ninh. Source laodong.com.vn
Hồ thủy lợi Phú Ninh. Source laodong.com.vn (Source laodong.com.vn)

thì xả cùng với lũ mà không báo trước cho dân hoặc chỉ báo trước vài tiếng đồng hồ nên dân chạy không kịp.

Nhà báo Thanh Thảo, Quảng Ngãi

"Không phải chỉ Quảng Nam Đà Nẵng mà đợt lũ lụt này toàn bộ miền Trung từ Thừa Thiên Huế cho tới Phú Yên đều mưa lớn và kéo dài gây lũ lụt. Cộng vào đó cái nguy hại nhất là việc xả lũ của thủy điện Sông Gianh gây ngập lụt khu vực hạ lưu trong đó có thành phố Đà Nẵng.

Thủy điện sông Ba Hạ thì gây ngập lụt ở Phú Yên. Thủy điện Bình Định thì gây ngập lụt cho Bình Định… nói chung cứ mỗi khi lũ lụt thì thủy điện lại xả lũ.

Toàn bộ khu vực miền Trung hiện nay có hàng trăm nhà máy thủy điện lớn nhỏ, hồ chứa nước thì tùy dung lượng từng hồ nhưng có những hồ chứa rất lớn và họ cứ theo quy trình mùa khô thì tích nước còn khi có lũ thì xả cùng với lũ mà không báo trước cho dân hoặc chỉ báo trước vài tiếng đồng hồ nên dân chạy không kịp.

Nguy hại của đợt lũ lụt vừa rồi thì sự tàn phá của lũ lụt tự nhiên rất lớn nhưng sự nguy hiểm và gây bất ngờ hơn là việc xả lũ của thủy điện, bởi vì xả trong một giây lên tới 500 mét khối nước và liên tục như thế thì khủng khiếp lắm, nó gây những đợt lũ bất ngờ và kết hợp với lũ tự nhiên gây tác hại rất lớn

".

Mặc Lâm: Thưa anh Thanh Thảo hiện nay tỉnh Quảng Nam có rất nhiều nhà máy thủy điện và trong số đó có không ít nhà máy đã xuống cấp do thiếu bảo trì, người dân rất lo sợ những nhà máy này có thể vỡ và gây đại hồng thủy cho toàn tỉnh Quảng Nam, theo anh thì sự thật ra sao?

Thanh Thảo:

Quảng Nam có một số hồ trong đó hồ thủy lợi Phú Ninh được xem như đại công trình thủy lợi. Cái hồ này đã mấy lần suýt gây ra tai họa do nó đã được xây dựng quá lâu từ thời bao cấp và kéo dài tới mấy chục năm cho tới bây giờ.

Các bờ đập của nó bị xuống cấp và gia cố hàng năm theo tôi được biết thì họ có làm nhưng không đầy đủ cho nên nó vẫn có nguy cơ. Hiện nay thật sự thì chuyện bể các bờ đập nếu xảy ra thì cả tỉnh Quảng Nam trong đó có Tam Kỳ sẽ chìm trong nước ngay.

May là nó chưa xảy ra nhưng đó là cảnh báo nguy cơ, còn một số các hồ đập nhỏ thì đã có xảy ra rồi nhưng các hồ số lượng nước chứa không lớn lắm thành ra chưa gây cái gọi là đại hồng thủy, chứ hồ chứa nước lớn mà mỗi lần bị bể thì sẽ rất khủng khiếp.

Các hồ thủy điện xả lũ tự cứu mình đã gây thiệt hại, chết chóc cho dân. Do nó tích nước quá nhiều, đến lúc lũ thì phải xả gấp vì nó sợ bể đập. Nó cứu thân mình thì làm chết dân dã

."

Mặc Lâm: Vừa rồi là nhà báo Thanh Thảo tường trình từ Việt Nam.

Theo dòng thời sự: