Biểu tình lắng dịu, người Hồi giáo nhìn lại mình

“Thế giới Hồi giáo đang trong thời điểm chọn lựa giữa sự tham dự vào thế giới hiện đại và những diễn tiến chính trị hiện đại, hay nằm cố thủ trong vỏ sò của mình như trong nhiều thế kỷ gần đây”

0:00 / 0:00

Ẩn sau cơn phẫn nộ về cuốn phim chế diễu Tiên Tri Mohammad, những cuộc phản đối đang nhường chỗ cho cuộc bàn thảo có chừng mực về vấn đề tự do ngôn luận trong một thế giới Hồi giáo mới.

Tuy nhiên giữa những lời thiết tha đề nghị cho một sự cởi mở thêm nữa, người ta thấy ít có, nếu không phải là không có ý kiến nào, nói về “quyền tự do phỉ báng”

Những lời hô hoán đả đảo Mỹ và Israel đang dần dần dịu xuống trong lúc vọng lên những tiếng nói lên án cuộc bạo động kéo dài cả tuần nay nhắm vào các toà đại sứ của Hoa Kỳ và phương Tây, gây thiệt mạng cho 30 người trên 7 quốc gia, trong đó có Đại sứ Mỹ Chris Stevens tại Benghazi, Libya.

Biểu tình chống Mỹ ở Indonesia- epa photo
Biểu tình chống Mỹ ở Indonesia- epa photo (epa photo)

Sự phẫn nộ nay vẫn còn đó, đối với đoạn phim video chống báng Hồi giáo phát xuát từ California, cũng như với những tranh biếm hoạ chính trị bôi xấu hình ảnh Tiên Tri Mohammad, nhưng những cuộc phản đối đã biến dần trên khắp thế giới Hồi giáo, kể từ thứ sáu tuần này.

<i>Người Hồi giáo nên biết rằng những nhóm Hồi giáo cực đoan phải lãnh phần nào trách nhiệm về cuộc náo động</i>

<i>Sheik Hamid Marouf, một giáo sĩ Hồi giáo Sunni ở Baghdad. </i>

Đường phố quanh toà đại sứ Mỹ ở Cairo từng xảy ra xung đột trong nhiều ngày, đã tương đối yên tĩnh vào hôm thứ năm.

Tác động phản hồi của phong trào bạo động đang thể hiện ở từ Indonesia đến Morocco. Sự lắng dịu của bạo động phản ảnh tình trạng cân bằng mà một số quốc gia Hồi giáo đang mong muốn, trong lúc những nước này vẫn gắng nuôi dưỡng nền dân chủ trong những xã hội coi sự phỉ báng là một tội ác.

" Tất cả sự việc này, nói về phản ứng của chúng ta, đều vượt khỏi, vượt quá xa khỏi giới hạn thích đáng của nó".

Người thanh niên 22 tuổi ở Cairo, Ali Abdel-Halim, phát biểu điều này, cho biết thêm là anh ta chỉ quan sát những cuộc xung đột, không tham dự.

Chuyên gia về các phong trào Hồi giáo, Khalil al-Alnani, tiên đoán các quốc gia Trung Đông phải mất thời gian của cả một thế hệ hay hơn nữa để áp dụng được một nền dân chủ có hiệu lực, trong đó quyền cá nhân của con người cũng như những giá trị Hồi giáo đều được tôn trọng. Ông nói:

"Thế giới Hồi giáo đang trong thời điểm chọn lựa giữa sự tham dự vào thế giới hiện đại và những diễn tiến chính trị hiện đại, hay nằm cố thủ trong vỏ sò của mình như trong nhiều thế kỷ gần đây"

Nhà nghiên cứu nói tiếp:

“Không thể đổi chác dứt khoát giữa hai chọn lựa, nhưng đó là một thách đố rất lớn lao, và phải mất nhiều thời gian”

Trong tình trạng tạm yên, Washington bắt đầu thuê chạy những đoạn video ngắn theo hình thức quảng cáo thương mại trên truyền hình Pakistan. Đây được coi là một “nhành ô liu hoà bình” mà hoa kỳ muốn hiến cho thế giới Hồi giáo. Những đoạn phim này lên án đoạn video mang tựa đề “Sự ngây thơ của người Hồi giáo” do Nakoula Bassley Nakoula, 55 tuổi, người

Biểu tình chống Mỹ ở Pakistan- globalmontreal photo
Biểu tình chống Mỹ ở Pakistan- globalmontreal photo (globalmontreal photo)

Mỹ gốc Ai Cập, sản xuất ở Los Angeles và đưa lên internet qua YouTube.

Bạo động tại các nước vì cuốn video đã lắng dịu, nhưng ở Pakistan hôm thứ năm, trên 2 ngàn người biểu tình toan kéo tới toà đại sứ Hoa Kỳ, đã bị cảnh sát ngăn cản. Người dân ở Chaman, thủ phủ quận Qilla Abdullah tỉnh Balochistan, thuộc Pakistan, cũng biểu tình đốt cờ Mỹ và hình nộm Tổng thống Obama.

Người ta e rằng biểu tình sẽ tiếp diễn và tăng thêm tại Pakistan trong ngày thứ sáu và cuối tuần này.