Con Cuông: âm mưu gây thù hằn, kỳ thị dân tộc và tôn giáo

Hơn một tháng sau khi xảy ra vụ xô xát tại nhà nguyện công giáo Con Cuông ở thôn Trung Hương, xã Yên Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ an, tình hình tại đó ra sao?

0:00 / 0:00

Phân biệt lương giáo

Số giáo dân Công giáo đến làm ăn, sinh sống tại địa phương vừa nói được cho biết là một bản người Mường. Lâu nay mối quan hệ giữa người theo Công giáo với dân chúng địa phương được cho biết không có vấn đề gì, thậm chí còn thân thiết nữa. Thế nhưng từ sau khi xảy ra vụ việc đoàn công tác của chính quyền gần 60 người đến nhà nguyện để rồi dẫn đến xô xát khiến cho bốn giáo dân bị thương nặng phải đi bệnh viện điều trị, thì nay người không theo đạo không còn dám tiếp xúc với người Công giáo chỉ chừng vài trăm người tại đó nữa.

Một người Công giáo tại Con Cuông cho biết về tình hình đó như sau:

Bây giờ giữa dân lương và dân Công giáo, họ như cách biệt nhau. Vì những tuyên truyền của chính quyền khiến dân sợ, họ không dám lui tới với mình nữa. Họ nói đến nhà người Công giáo bị bỏ thuốc, uống vào sẽ lú lẫn, u mê và theo đạo. Ở đây là người dân tộc nên họ không hiểu lắm. Trước đây họ rất tình cảm, giờ qua ánh mắt và nụ cười của họ không có gì; từ xa họ cười nhưng khi đến gần họ sợ, không dám nhìn.

Bây giờ giữa dân lương và dân Công giáo, họ như cách biệt nhau. Vì những tuyên truyền của chính quyền khiến dân sợ, họ không dám lui tới với mình nữa. Họ nói đến nhà người Công giáo bị bỏ thuốc, uống vào sẽ lú lẫn, u mê và theo đạo.

Một giáo dân

Người này cũng trình bày về việc chính quyền tỉnh Nghệ An sử dụng các phương tiện truyền thông như báo chí và truyền hình đưa những hình ảnh mà theo người Công giáo Con Cuông là đã bị cắt xén, bóp méo sự thật nhằm tuyên truyền với dân chúng, nhất là những người dân tộc Mường ở bản rằng người Công giáo là phản động không nên tiếp xúc.

Công an bộ đội bao vây giáo điểm con Cuông. Tháng 7, 2012. RFA screen capture
Công an bộ đội bao vây giáo điểm con Cuông. Tháng 7, 2012. RFA screen capture (RFA screen capture)

Một giáo dân khác cũng nói đến tình trạng nhằm phân biệt lương giáo hiện nay ở địa phương Con Cuông:

Họ dọa, nói đi lễ là quân phản động. Họ ném phân, ném đá lên nhà.

Chị Lại thị Hiền, một giáo dân Công giáo từ Diễn Châu lên Con Cuông làm ăn, cho biết việc bị phân biệt đối xử đối với gia đình chị:

Tôi có đứa con nhỏ 27 tháng, thuê một bà 69 tuổi bồng; nhưng họ nói đừng tiếp tay cho người Công giáo để kiếm ăn.

Triệt hạ đường sống

Một biện pháp khác được sử dụng là gây khó khăn, cản trở cho hoạt động làm ăn, sinh kế của những người theo đạo Công giáo ở Con Cuông.

Chị Lại thị Hiền, người buôn bán băng đĩa ca nhạc, bị cơ quan chức năng về văn hóa tịch thu hàng bán và mời đi làm việc với lý do các băng đĩa mà chị bán không có tem của cơ quan chức năng.

Tuy nhiên theo chị này thì có một số người khác cùng kinh doanh chung một mặt hàng như chị mà không hề bị làm việc; trong khi đó chỉ riêng mình chị bị thu băng đĩa, buộc đi làm việc và đòi tiền phạt mà thôi. Chị cho biết:

Linh mục Nguyễn Đình Thục tiếp tục chủ lễ giữa sự quấy phá của người chính quyền sai tới- photo giaophanvinh.net
Linh mục Nguyễn Đình Thục tiếp tục chủ lễ giữa sự quấy phá của người chính quyền sai tới- photo giaophanvinh.net (giaophanvinh.net)

Tại chợ có 6 người bán băng đĩa hình, chính quyền chỉ thu có một mình tôi. Họ bảo không có giấy phép kinh doanh. Hai người công an và một người bên văn hóa họ lập biên bản tạm giữ. Thứ năm tuần rồi xuống làm việc mà chưa xong. Họ nói tôi sai hoàn toàn, hãy làm đơn xin trả hàng lại và đơn nộp phạt. Nhưng tôi không làm vì thắc mắc tại sao chỉ bắt một mình tôi.

Tại chợ có 6 người bán băng đĩa hình, chính quyền chỉ thu có một mình tôi. Họ bảo không có giấy phép kinh doanh. Hai người công an và một người bên văn hóa họ lập biên bản tạm giữ. Thứ năm tuần rồi xuống làm việc mà chưa xong.

Chị Lại thị Hiền

Trước những thông tin mà người theo đạo Công giáo tại thôn Trung Hương, xã Yên Khê, huyện Con Cuông vừa cho biết, chúng tôi liên lạc với bí thư kiêm chủ tịch hội đồng nhân dân huyện Con Cuông, ông Vi Văn Giáp, nhưng ông này bác bỏ cho rằng không hề có những chuyện đó. Tuy nhiên ông thừa nhận hôm ngày 1 tháng 7 cơ quan chức năng cử một đoàn công tác 58 người đến tại nhà nguyện Con Cuông. Ông xác nhận việc không cấp phép cho hành đạo tại giáo điểm Con Cuông là không đủ điều kiện vì theo ông chỉ có bốn hộ gia đình theo đạo Công giáo tại đó mà thôi. Đối với vấn đề về sự hiện diện của bộ đội tại nơi đó cũng vào ngày 1 tháng 7 thì ông cho chỉ là tình cờ đi qua:

Không hề có chuyện đó; chỉ có chuyện đoàn công tác vào, sau đó xung đột xảy ra. Hai bên kéo ở chỗ khác đến rất đông. Sau đó chính mấy ông linh mục ở đó yêu cầu tỉnh đưa công an lên để đảm bảo an toàn cho cả giáo dân và lương dân; nếu không sẽ có xung đột và đẫm máu xảy ra. Sau khi công an lên thì cả giáo dân và lương dân không có xô xát nào nữa. Tính mạng được an toàn để mà giải tán; không có chuyện gì xảy ra cả. nếu hôm đó công an không lên thì làm sao mà không có đụng độ giữa lương dân và giáo dân được. Xuất hiện của bộ đội là họ đi công tác qua đó, họ thấy sự việc thì dừng lại. Hãy xem lại băng đó nếu bộ đội nhúng tay vào thì chắc chắn sự việc sẽ khác như không như thế được.

nếu hôm đó công an không lên thì làm sao mà không có đụng độ giữa lương dân và giáo dân được. Xuất hiện của bộ đội là họ đi công tác qua đó, họ thấy sự việc thì dừng lại. Hãy xem lại băng đó nếu bộ đội nhúng tay vào thì chắc chắn sự việc sẽ khác...

ông Vi Văn Giáp

Trung kiên đức tin

Trước biết bao bất lợi trong cuộc sống như vừa trình bày, những người giáo dân Công giáo ở Con Cuông cho biết họ không vẫn giữ vững niềm tin của họ.

Chị Lai Thị Hiền là người tân tòng, mới được rửa tội chỉ mấy tháng nay, cho biết về điều đó:

Nói thật tôi hiểu, tôi tham dự thánh lễ, tham dự đạo mãi tôi mới lựa chọn. Gốc tôi là lương dân.Tôi đi đạo hơn hai năm rồi, và cha mới rửa tội mới bốn tháng. Lúc này mình phải chấp nhận trước là chịu khổ phần mình, sau để chứng minh cho sự thật, giữ vững niềm tin. Mặc kệ, họ chưa hiểu thì họ nói gì thì nói cũng giống như lúc đầu mình chưa hiểu đó mà…

Đến nay các giáo dân Công giáo ở Con Cuông vào mỗi chủ nhật phải đi đến nhà thờ tại những xứ khác để tham dự thánh lễ. Họ bày tỏ nguyện vọng có được ngôi nhà thờ ngay tại địa phương để người già và trẻ nhỏ không phải đi xa như hiện nay.

Một nguyện vọng khác nữa của họ là cơ quan chức năng và truyền thông Nhà Nước cần tôn trọng sự thật, không bóp méo cho rằng những giáo dân Công giáo là thành phần ‘phản động’ để chia rẻ họ với những người không cùng niềm tin đang sinh sống với nhau ở cùng một địa phương.

Theo dòng thời sự: