Phnom Penh: cưỡng chế nhà dân bằng bạo lực

Vấn đề chính quyền Phnom Penh cưỡng chế dân rời khỏi nhà cửa ở khu vực hồ Boeung Kak thuộc thủ đô Phnom Penh đến nay vẫn chưa thể kết thúc thỏa đáng.

Dùng xe xúc đất tấn công phá hủy nhà dân

Vừa qua 8 căn nhà trong đó nhà của người Campuchia gốc Việt bị phá bằng xe xúc đất (kobe), khiến họ không biết kêu cứu vào đâu khác nữa bằng cách kiến nghị Sứ quán Việt Nam can thiệp. Vậy kết quả của đơn kêu cứu đó ra sao? Từ Campuchia, thông tín viên Quốc Việt có bài tường trình sau đây.

Sáng ngày 21/9, tám hộ gia đình bị nhân viên công ty Shukaku Inc dùng xe xúc đất phá hủy nhà cửa dù đã có kiến nghị Sứ quán Việt Nam tại Campuchia lên tiếng với Thủ tướng Hun Sen và can thiệp chính quyền địa phương ở khu vực hồ Boeung Kak ngưng các hoạt động cưỡng chế cư dân ra khỏi nhà cửa; để lấy đất xây dựng căn hộ cao cấp và các cửa hàng mua sắm, đồng thời đòi công ty đền bù những tài sản thiệt hại.

Bà Lê Thủy, người Campuchia gốc Việt sống ở khu vực hồ Boeung Kak cho biết có ít nhất 8 căn nhà trong tổng số 47 căn ở xóm I thuộc khu vực hồ Boeung Kak bị chính quyền địa phương và nhân viên công ty dùng xe xúc đất để nạo vét vào ngày 16/9 vừa qua là của người Campuchia gốc Việt sang sinh sống tại đây hơn

Chiếm đất dân bằng xe cơ giới. RFA
Chiếm đất dân bằng xe cơ giới. RFA (RFA)

hai chục năm.

Công ty không đến nói chuyện với mình, người ta ủi nhà mình bỏ không nói gì hết. Người ta không kêu mình nói chuyện, ủi xong cũng không nói chuyện với mình luôn. Chúng tôi xin Việt Nam (Sứ quán) giúp nói với ông Hun Sen can thiệp chúng tôi. Tại vì người ta không bồi thường

bà Lê Thủy

Những người này, bị chính quyền địa phương cắt tên khỏi danh sách nhận đất từ chính phủ. Bà Lê Thủy cho biết rằng vào ngày 16/9 vừa qua đã có khoảng 30 cảnh sát và nhiều nhân viên khác của công ty dùng phương tiện xe xúc đất phá hủy nhà cửa người dân còn lại sống ở khu vực vừa nêu. Trong buổi nạo vét nhà dân, cảnh sát Campuchia đã dùng bảo lực đánh đập những người kiên quyết không rời khỏi nhà cửa và tài sản.

Cuộc đàn áp bảo lực khiến một người thanh niên bể đầu và ngất xỉu. Theo bà Lê Thủy, người gốc Tây Ninh, sống tại đây gần 25 năm cho rằng công ty Shukaku Inc không thỏa thuận và cũng không thông báo trước khi đến phá hủy nhà bà.

“Công ty không đến nói chuyện với mình, người ta ủi nhà mình bỏ không nói gì hết. Người ta không kêu mình nói chuyện, ủi xong cũng không nói chuyện với mình luôn. Chúng tôi xin Việt Nam (Sứ quán) giúp nói với ông Hun Sen can thiệp chúng tôi. Tại vì người ta không bồi thường, nói chuyện với mình. Bây giờ tụi tôi gửi đơn cho các Đại sứ quán nước ngoài, Sứ quán nước ngoài nhận liền. Còn gửi cho chính phủ Campuchia thì người

Cảnh sát Campuchia đàn áp thẳng tay gây thương tích nhiều người. RFA
Cảnh sát Campuchia đàn áp thẳng tay gây thương tích nhiều người. RFA (RFA)

ta không lấy, mà còn đuổi tụi em.”

tụi tôi gửi đơn cho các Đại sứ quán nước ngoài, Sứ quán nước ngoài nhận liền. Còn gửi cho chính phủ Campuchia thì người ta không lấy, mà còn đuổi tụi em

bà Lê Thủy

Vào ngày 11/8, Thủ tướng Hun Sen ra chỉ thị quyết định chia diện tích đất khoảng 127 hécta của khu vực hồ Boeung Kak thành hai phần. Một phần cho công ty Shukaku Inc để tiến hành dự án phát triển tư nhân. Còn phần khác có diện tích hơn 12 hécta thì cấp cho cư dân không đồng ý nhận tiền bồi thường và rời khỏi nhà cửa, tuy nhiên có gần tới 50 gia đình ở xóm I thuộc khu vực trên bị chính quyền cắt tên khỏi danh sách.

Bà Lê Thủy cho biết thêm lý do không nhận tiền bồi thường,

“con tôi học ở trong trường gần đây nên tôi không muốn nhận tiền đi ra chỗ xa xa không có điện và nước vô tới. Bây giờ nhà cửa không có, đồ gì cũng mất hết. Nếu nó ủi cho mình biết trước thì mình không nói gì đâu nhưng nó không cho mình biết trước gì hết. Bây giờ đồ đạt cũng mất, đồ học của con cũng mất hết, cái gì cũng mất hết. Hiện Tổ chức Nhân quyền LICAHDO cho tấm mủ để cất tạm…”

Còn bà Thạch Thị Samai, người gốc Trà Vinh thì cho biết những gia đình bị cắt tên khỏi danh sách đã từng kiến nghị các Sứ quán nước ngoài tại thủ đô Phnom Penh để can thiệp, tuy nhiên đến bây giờ vẫn chưa có kết quả. Bà cho rằng chính quyền địa phương không chỉ đánh đập dân, phá hủy nhà dân mà cưỡng chế dân rời khỏi nhà trái với chỉ thị của Thủ tướng chính phủ.

Cho đến giờ này, 8 hộ gia đình bị công ty phá hủy nhà cửa, họ vẫn kiên quyết sống trên nền nhà của họ bằng cách lấy tấm mủ cất tạm. Một người dân khác cho biết thêm, “Em nhờ Đại sứ quán Việt Nam xác minh lại dùm thông tin và giải quyết cho em.

Một người dân địa phương

Cho đến giờ này, 8 hộ gia đình bị công ty phá hủy nhà cửa, họ vẫn kiên quyết sống trên nền nhà của họ bằng

Một người dân bị đánh bể đầu khi xô sát với cảnh sát. RFA
Một người dân bị đánh bể đầu khi xô sát với cảnh sát. RFA (RFA)

cách lấy tấm mủ cất tạm. Một người dân khác cho biết thêm, “Em nhờ Đại sứ quán Việt Nam xác minh lại dùm thông tin và giải quyết cho em. Em yêu cầu Đại sứ quán Việt Nam làm chứng nhận, xác minh lại cho các ông ở dưới này, ông phượng, ông phố và công ty để giải quyết cho em lại nền nhà…”

Bộ Nội Vụ Campuchia không biết sự việc?

Chúng tôi có liên lạc người phát ngôn Đại sứ quán Việt Nam tại thủ đô Phnom Penh là ông Lê Minh Ngọc, tuy nhiên không nhận được câu trả lời từ ông Ngọc. Còn phát ngôn viên Bộ Nội Vụ Campuchia Khiev Sopheak trả lời với RFA rằng Bộ chưa thấy thư kiến nghị nào của cộng đồng người dân ở hồ Boeung Kak. Bộ không có chính sách hoặc cho phép cảnh sát sách nhiễu công dân và phá hủy nhà dân, kể cả trường hợp họ xuống thực hiện lệnh truy nã của Tòa án. Bộ nghiêm cấm tuyệt đối các hành động dùng bảo lực trấn áp dân.

Lãnh đạo tổ chức Nhân quyền LICAHDO ông Om Samart có nhận định rằng mục đích chính phủ ra chỉ thị cấp đất cho dân là nhằm chấm dứt tình trạng bất ổn tại khu vực hồ Boeung Kak, tuy nhiên cho đến giờ này công ty và chính quyền địa phương vẫn chưa phối hợp chặt chẽ và có giải pháp thuyết thực.

nhà chức trách phải dừng lại hành động trục xuất, cưỡng bức và phá hoại tài sản dân cư, đặc biệt là phải đảm bảo rằng người dân sẽ không bị đánh đập khi họ tham gia ngăn chặn sự phá hủy căn nhà của họ. Tất cả các gia đình còn lại sống ở khu vực hồ Boeung Kak phải được đối xử một cách công bằng và bình đẳng

ông Om Samart

Ông Om Samart nói rằng các nhà chức trách phải dừng lại hành động trục xuất, cưỡng bức và phá hoại tài sản dân cư, đặc biệt là phải đảm bảo rằng người dân sẽ không bị đánh đập khi họ tham gia ngăn chặn sự phá hủy căn nhà của họ. Vẫn theo ông, tất cả các gia đình còn lại sống ở khu vực hồ Boeung Kak phải được đối xử một cách công bằng và bình đẳng. Ông yêu cầu chính phủ tiến hành kiểm tra làm rõ trách nhiệm cụ thể đối với những người ra tay đàn áp và phá hủy 8 căn nhà của dân. Trước đó, có hơn 4 ngàn hộ gia đình sinh sống tại khu vực hồ Boeung Kak.

Chính phủ Phnom Penh buộc họ phải dời cư để lấy đất cho công ty Shukaku Inc xây dựng trung tâm thương mại, tuy nhiên người dân hơn 700 hộ gia đình từ chối di dời vì tiền đền bù không thỏa đáng.

Thủ tướng Hun Sen cũng có quyết định cấp đất diện tích hơn 12 hécta cho 700 hộ vừa nói, nhưng có 100 hộ trong số này bị chính quyền từ chối cấp giấy phép sỡ hữu đất đai. Trong 100 hộ trên đã có 47 gia đình bị chính quyền chính thức cắt tên khỏi danh sách, đồng thời đã có 8 gia đình bị chính quyền phá hủy nhà cửa và buộc phải di dời.

Video: Cảnh sát Campuchia dùng xe ủi đất đập phá nhà dân