Việt Nam tiến hành khai mạc đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ ba vào hôm 12 tháng 3 vừa qua. Hội nghị lần này mang chủ đề ‘Đoàn kết- Sáng tạo- hội nhập- phát triển’.
Nhiều cách biệt ở các vùng sâu, vùng xa
Một trong những mục tiêu được đích thân ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu ra khi đến dự hội nghị là phấn đấu làm sao để Việt Nam trở thành một quốc gia có thành tựu về bình đẳng giới tiến bộ nhất trong khu vực.
Tuy nhiên qua thực tế hiện nay của Việt Nam nhất là tại các vùng sâu, vùng xa nơi mà tỉ lệ hộ nghèo còn nhiều, cuộc sống khó khăn thì vấn đề bình đẳng giới còn là một điều xa vời như đánh giá của một phụ nữ sinh sống tại Hà Nội, bà Nguyễn Nguyên Bình, sau đây:
Chính sách là nam nữ bình quyền, và nhà nước cũng có ý định dành một số quyền cho người phụ nữ. Điều đó có thể tại một số nơi như thành phố lớn, chỗ có ‘văn minh’ chiếu đến thì phụ nữ có thể tạm gọi là tốt hơn trước. Nhưng tôi buồn vì theo sách báo, và những nơi xa xôi hẻo lánh mà tôi đi đến, người ta quá khổ. Cả
đàn ông, phụ nữ và trẻ em đều khổ- khổ quá chứ không phải khổ bình thường. Trong đó phụ nữ khổ nhất: ví dụ ở nông thôn vì hoàn cảnh làm ăn khó khăn, nông nghiệp có thể do quản lý không tốt nên làm ăn không hiệu quả, từ đó đàn ông ra thành phố làm việc, phụ nữ đi làm osin; nhưng có những nơi bế tắc nên đàn ông càng nghèo khổ không biết làm gì đổ ra uống rượu rồi trút vào đầu vợ con để thỏa cơn tức giận mà không biết giận ai.
một số nơi như thành phố lớn, chỗ có ‘văn minh’ chiếu đến thì phụ nữ có thể tạm gọi là tốt hơn trước. Nhưng tôi buồn vì theo sách báo, và những nơi xa xôi hẻo lánh mà tôi đi đến, người ta quá khổ. Cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em đều khổ- khổ quá chứ không phải khổ bình thường. Trong đó phụ nữ khổ nhất
bà Nguyễn Nguyên Bình
Hồi tháng rồi tại New Dehli, thủ đô Ấn Độ , Liên hiệp quốc cho , công bố phúc trình Các Mục tiêu Phát triển Thiên nhiên (MDGs) khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Theo đó tổ chức này đánh giá dù có những tiến bộ đạt được nhưng còn tồn tại nhiều cách biệt trong phát triển. Vùng Châu Á- Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam vẫn chậm về mặt thời gian đối với 10 trên tổng số 22 mục tiêu.
Cụ thể theo phúc trình của Liên hiệp quốc thì Việt Nam sớm đạt được 9 mục tiêu. Đó là mục tiêu mức nghèo 1,25 đô la mỗi ngày, ba tiêu chí về hai loại dịch bệnh HIV và lao, hai tiêu chí về độ che phủ rừng và khu vực bảo vệ, hai tiêu chí về nước uống an toàn và vệ sinh cơ bản; rồi tiêu chí về tiêu thụ các chất làm giảm tầng ozone.
Theo phúc trình của Liên hiệp Quốc thì Việt Nam có 6 mục tiêu đang theo đúng hướng. Đó là những mục tiêu về trẻ thiếu cân, học đến lớp cuối cấp, tỉ lệ trẻ tử vong trước 5 tuổi, tử vong sinh sản, hổ trợ chuyên nghiệp khi sinh nở, chăm sóc trước khi sinh.
Một mục tiêu về môi trường mà Việt Nam đăng ký nhưng không có tiến bộ gì là mục tiêu về thải khí C02.
Có 5 mục tiêu MDGS mà phúc trình của Liên hiệp quốc để trống đối với Việt Nam, đó là hai mục tiêu đăng ký cấp tiểu học và hoàn thành cấp này, ba mục tiêu bất bình đẳng giới ở ba cấp học.
Bình đẳng giới ở Châu Á- TBD còn nhiều hạn chế
Dù có những đánh giá mang tính định lượng như thế, nhưng theo tiến sĩ Noeleen Heyzer, chuyên gia cấp cao của Liên hiệp quốc, thì trong thực tế ngay tại một quốc gia có quá nhiều phụ nữ phải sống như trong những thế giới khác nhau.
Tiến sĩ Noeleen Heyzer nêu rõ đời sống của quá nhiều phụ nữ, đặc biệt ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, vẫn còn cách biệt quá lớn đối với nam giới. Đó là hệ quả của nhiều yếu tố như bất bình đẳng sắc tộc, đời sống kinh tế, giáo dục, cũng như địa dư nơi cư trú.
Thống kê của Liên hiệp quốc cho thấy tại khu vực Nam Á, tỉ lệ tử vong khi sinh con gần như gấp chín lần đối với khu vực Châu Âu và trung Á; mặc dù những trường hợp tử vong như thế đều hoàn toàn có thể tránh được.
Bà này đưa ra con số nữ giới chiếm đến 40% lực lượng lao động trên toàn thế giới. Phụ nữ chịu trách nhiệm đến hai phần ba tất cả các công việc; thế nhưng có một thực tế đáng nói là lợi tức của họ chỉ chiếm 10%.
Đời sống của quá nhiều phụ nữ, đặc biệt ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, vẫn còn cách biệt quá lớn đối với nam giới. Đó là hệ quả của nhiều yếu tố như bất bình đẳng sắc tộc, đời sống kinh tế, giáo dục, cũng như địa dư nơi cư trú.
Tiến sĩ Noeleen Heyzer
Tiến sĩ Noeleen Heyzer nhắc lại rằng Châu Á đã và đang là ‘động lực’ cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên để duy trì tốc độ phát triển đó đòi hỏi phải tạo thêm linh hoạt cho kinh tế khu vực. Một trong những
cách thức tốt nhất để đạt được điều đó là thông qua những điều kiện mà phụ nữ có được.
Bà Noeleen Heyzer đưa ra con số cụ thể là nếu phụ nữ nông thôn được tiếp cận các nguồn tài nguyên nông nghiệp thì sẽ giúp tăng sản lượng lương thực toàn cầu thêm 4%. Với tỷ lệ đó có thể giúp cho chừng 150 triệu người không còn bị đói.
Ở Việt Nam, nữ giới chiếm trên 50% dân số và hơn 48% lực lượng lao động xã hội. Thống kê chính thức của Nhà Nước cho thấy có hơn một phần ba các thạc sỹ tại Việt Nam là nữ. Số nữ tiến sỹ chiếm một phần năm, và chừng 10% các giáo sư được phong tặng trong năm năm qua.
Hồi tuần rồi, tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon đưa ra đề nghị tổ chức một hội nghị Phụ nữ Thế giới vào năm 2015. Hồi cách đây 20 năm, một hội nghị như thế diễn ra tại Bắc Kinh.
Theo dòng thời sự:
- Phụ nữ Việt Nam có mong đợi ngày 8-3?
- Phụ nữ Việt nghĩ gì về bình đẳng giới
- Người phụ nữ trước các vấn nạn xã hội
- Phụ nữ Campuchia còn chịu nhiều áp bức
- Phụ nữ Hmông vẫn là nạn nhân của bạo hành
- Người phụ nữ châu Phi đầu tiên nhận giải Nobel
- Phụ nữ Arap Saudi sẽ được bầu cử & ứng cử
- Phụ nữ nghèo ở quần đảo Solomon
- Vai trò của phụ nữ trong nền kinh tế
- Phụ nữ với nạn quấy rối tình dục