Bình đẳng giới và cuộc chiến chống HIV/AIDS

Hơn 3 thập niên đã trôi qua kể từ khi HIV/ AIDS được phát hiện. Cho đến ngày nay, mặc dù thế giới đã đạt được những tiến bộ nhất định trong việc phòng chống HIV/AIDS, nhưng vẫn có tới khoảng 50% số người trên thế giới ngày nay đang sống chung với HIV/AIDS là phụ nữ.

Những nhà hoạt động xã hội đang kêu gọi lãnh đạo các quốc gia phải chú ý hơn đến vấn đề bình đẳng giới để đảm bảo thành công trong cuộc chiến với HIV/AIDS trên tòan cầu. Đây cũng là một trong những thông điệp được đưa ra trong hội nghị AIDS quốc tế vừa diễn ra tại Washington DC từ ngày 22 đến 27 tháng 7 vừa qua. Nhân dịp này, tạp chí phụ nữ xin mời quý vị cùng tìm hiểu về vấn đề bình đẳng giới trong cuộc chiến chống HIV/AIDS.

Sự thiệt thòi của phụ nữ

Phụ nữ vẫn đang phải chịu gánh nặng của HIV/AIDS trong suốt 3 thập niên qua kể từ khi virut HIV được phát hiện, và họ cần phải được ưu tiên trong các nghiên cứu, điều trị ở mọi cấp độ. Đó là những gì mà các chuyên gia đưa ra trong hội nghị AIDS quốc tế 2012 diễn ra vào cuối tháng 7 tại Washington DC.

Theo số liệu được đưa ra tại hội nghị, cả thế giới hiện có 34 triệu người lớn đang sống chung với HIV/AIDS và một nửa trong số đó là phụ nữ. Họ là những người phải chịu rủi ro cao hơn so với nam giới trước các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, trong đó có HIV. Về mặt sinh học, phụ nữ có khả năng bị lây nhiễm HIV cao gấp hai lần so với nam giới nếu không sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục. Bác sĩ Diane Havlir, giáo sư Y khoa tại trường đại học California nói rằng thế giới không thể bắt đầu bàn về việc chấm dứt căn bệnh AIDS trong khi phần lớn những ảnh hưởng của căn bệnh này vẫn tiếp tục đè nặng lên phụ nữ.

Tuy nhiên, cho đến hiện nay rất đông phụ nữ đang phải sống chung với HIV/AIDS trên thế giới vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn trong việc phòng tránh, và điều trị căn bệnh này. Nguyên nhân là do những bất bình đẳng giới còn tồn tại. Bà Patricia Perez, Chủ tịch Cộng Đồng phụ nữ sống chung với HIV/AIDS quốc tế cho chúng tôi biết:

Patricia Perez: Một trong những thách thức mà người phụ nữ có HIV đang phải đối mặt đó là họ muốn tiếng nói của họ được lắng nghe. Họ phải đối mặt với thách thức như thiếu sự tiếp cận với các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe và thiếu thông tin.

Cựu chủ tịch tập đoàn Microsoft Bill Gates tham gia Hội nghị quốc tế về HIV/AIDS lớn nhất thế giới được khai mạc hôm 21-07-2012 tại thủ đô Washington.DC.AFP
Cựu chủ tịch tập đoàn Microsoft Bill Gates tham gia Hội nghị quốc tế về HIV/AIDS lớn nhất thế giới được khai mạc hôm 21-07-2012 tại thủ đô Washington.DC.AFP (AFP)

Đây cũng chính là những khó khăn mà nhiều phụ nữ sống ở nông thôn, và vùng xa ở Việt Nam đang gặp phải. Chị Xuân, một phụ nữ có HIV thuộc nhóm tự lực vì ngày mai tươi sáng của những người có HIV/AIDS ở Thái Bình cho biết:

phụ nữ nông thôn không được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc đặc biệt như chăm sóc sinh sản cho người có HIV. Họ chẳng bao giờ được đi khám hay khám ưu tiên đặc biệt vì họ còn bị kỳ thị rất nhiều. Họ không được nghe tuyên truyền nhiền nên tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con còn đông.

Chị Xuân

Chị Xuân: phụ nữ nông thôn không được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc đặc biệt như chăm sóc sinh sản cho người có HIV. Họ chẳng bao giờ được đi khám hay khám ưu tiên đặc biệt vì họ còn bị kỳ thị rất nhiều. Họ không được nghe tuyên truyền nhiền nên tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con còn đông.

Chị Xuân cho biết chị đã gặp nhiều phụ nữ chỉ phát hiện mình có HIV qua xét nghiệm máu khi đã rất gần ngày sinh. Điều này làm giảm khả năng can thiệp sớm để phòng tránh lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.

Một thống kê vào năm 2010 ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai là 0,26%. Trung bình mỗi năm có khoảng 2 triệu phụ nữ mang thai thì với tỷ lệ này sẽ có khoảng hơn 5000 phụ nữ mang thai nhiễm HIV. Các bác sĩ cho biết, nếu không được can thiệp y tế kịp thời từ đầu, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con trung bình là từ 35 đến 40%. Và như vậy sẽ có khoảng hơn 1,800 trẻ sinh ra mỗi năm ở Việt Nam có HIV. Tuy nhiên nếu những bà mẹ này được can thiệp y tế sớm bằng cách cho uống thuốc, tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con có thể giảm xuống còn khoảng 11% tức khoảng 615 trẻ sinh ra mỗi năm có nhiễm HIV.

Việt nam có kế hoạch giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con xuống dưới 5% vào năm 2015 và dưới 2% vào năm 2020.

Bất bình đẳng giới, quan niệm trọng nam khinh nữ cũng đang khiến nhiều phụ nữ nhiễm HIV/AIDS từ chồng không được gia đình cảm thông và chăm sóc chu đáo. Điều này cản trở họ tự công khai mình có HIV/AIDS và tìm đến các dịch vụ y tế để được điều trị kịp thời. Cô Huỳnh Như Như Thanh Huyền, một điều phối viên các nhóm tự lực dành cho người có HIV/AIDS tại Việt Nam giải thích:

Như Thanh Huyền: cái nguyên nhân sâu sắc nhất vẫn là sự thiếu hiểu biết của gia đình và sự trọng nam khinh nữ. Ở gia đình cũng vậy, nam giới thì dễ dàng được chấp nhận hơn phụ nữ. Đôi khi có một số phụ nữ phát hiện mình bị nhiễm HIV nhưng gia đình chồng họ lại quy tội cho họ là do chính người con dâu đem bệnh lây truyền cho con trai họ, do người con gái lăng loàn mới bị lây nhiễm HIV, do người con gái không có hành vi đứng đắn mới bị nhiễm HIV.

Theo Huyền thì thậm chí có gia đình còn bắt con trai ly dị con dâu để cưới một cô gái khác về làm vợ. Những trường hợp như vậy hiện vẫn còn xảy ra ở nhiều vùng nông thôn của Việt Nam.

nguyên nhân sâu sắc nhất vẫn là sự thiếu hiểu biết của gia đình và sự trọng nam khinh nữ. Ở gia đình cũng vậy, nam giới thì dễ dàng được chấp nhận hơn phụ nữ. Đôi khi có một số phụ nữ phát hiện mình bị nhiễm HIV nhưng gia đình chồng họ lại quy tội cho họ là do chính người con dâu đem bệnh lây truyền cho con trai họ...

Cô Như Thanh Huyền

Kỳ thị , phân biệt đối xử vẫn tồn tại

Ngày AIDs Thế giới ở Hà Nội . AFP PHOTO
Ngày AIDs Thế giới ở Hà Nội . AFP PHOTO (AFP PHOTO)

Phân biệt đối xử giữa nam và nữ, và với người có HIV cũng khiến nhiều chị em phụ nữ ở vùng thôn quê phải chịu thêm những gánh nặng về kinh tế sau khi chồng qua đời vì bệnh. Chị Xuân chia sẻ:

Chị Xuân: ở nông thôn xảy ra nhiều. Có vài bạn trong nhóm của em, khi người chồng họ qua đời sớm thì chưa được phân chia đất cát nhà cửa gì cả. Phụ nữ thì ở nhà chồng nên họ chỉ ở nhờ thôi, chứ không được quyền sử dụng miếng đất mình ở. Nhiều phụ nữ phải về nhà mẹ đẻ. Nhiều bạn mang cả con về nhà bố mẹ đẻ.

Thế là những phụ nữ này vốn đã nhiễm HIV từ chồng, nay chồng mất, lại phải chịu thêm gánh nặng về kinh tế do thiếu chồng và sự giúp đỡ từ nhà chồng. Đó là chưa kể gánh nặng về tâm lý nếu con họ cũng bị nhiễm HIV từ mẹ.

Mặc dù việc kỳ thị những người nhiễm HIV/AIDS tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt nam, đã giảm trong những năm trở lại đây do các họat động tuyên truyền trên thế giới và luật chống kỳ thị người có HIV/AIDS, nhiều chị em phụ nữ cho biết họ vẫn gặp những kỳ thị âm thầm tại chỗ làm. Chị Xuân cho biết:

...khi xin vào các xí nghiệp thì đa số các chị em đều phải giấu tình trạng có HIV của mình. Thực tế nhóm của em có 18 người đi làm ở các công ty xí nghiệp thì đều phải giấu tình trạng của mình. Khi đi lấy thuốc họ chỉ xin ra ngoài 1 tiếng nên công ty không biết.

Chị Xuân

Chị Xuân: phần lớn phụ nữ nông thôn thì chỉ làm mấy sào ruộng, còn những người đi làm thêm thì khi xin vào các xí nghiệp thì đa số các chị em đều phải giấu tình trạng có HIV của mình. Thực tế nhóm của em có 18 người đi làm ở các công ty xí nghiệp thì đều phải giấu tình trạng của mình. Khi đi lấy thuốc họ chỉ xin ra ngoài 1 tiếng nên công ty không biết. Họ không biết là nếu công ty xí nghiệp biết thì sẽ thế nào vì có nhiều trường hợp trước đấy họ đang làm giáo viên, công nhân, khi biết có HIV, sức khỏe suy sụp thì họ bị phân biệt đối xử.

Mặc dù bị phân biệt đối xử, nhiều phụ nữ có HIV/AIDS đã dũng cảm công khai bản thân mình là người có HIV. Không những thế họ còn tích cực tham gia các họat động xã hội, tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS. Tại Việt Nam, trong các năm qua đã xuất hiện nhiều các nhóm tự lực của người có HIV trong đó có sự đóng góp quan trọng của các chị em phụ nữ.

Tại diễn đàn AIDS quốc tế vừa diễn ra, các tổ chức và cộng đồng dành cho phụ nữ có HIV/AIDS thế giới đã tích cực tham gia để đưa tiếng nói đại diện cho hàng triệu phụ nữ, em gái đang sống chung với HIV/AIDS đến lãnh đạo các quốc gia với mong muốn cải thiện cuộc sống của họ trong cuộc chiến chống HIV/AIDS tòan cầu.

Theo dòng thời sự: