Thông tin cập nhật đến khỏang 11 giờ trưa nay, giá vàng SJC mua vào và bán ra được niêm yết là 45 triệu rưỡi và 46 triệu 100 ngàn đồng một lượng.
Nguyên nhân xa và gần
Như vậy sau khi vàng vượt ngưỡng hơn 44 triệu đồng một lượng vào ngày hôm qua thì đến gần giờ ngọ trưa ngày 9 tháng 8, giá vàng vượt ngưỡng 46 triệu đồng một lượng ở Việt Nam.
Nguyên nhân của tình trạng mà các báo trong nước mô tả với những những cụm từ như là ‘điên lọan’, ‘bốc đồng’, ‘tăng như vũ bảo’, ‘nhảy múa’, ‘bật mạnh’… được giới chuyên gia trong ngành cho là do tác động của giá vàng thế giới và tình trạng sụt mức tín dụng của Hoa Kỳ mà ra. Và dĩ nhiên một khi cung không đủ cầu thì giá phải tăng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thị trường thế giới.
Nguyên nhân của tình trạng mà các báo trong nước mô tả với những những cụm từ như là 'điên lọan', 'bốc đồng', 'tăng như vũ bảo', 'nhảy múa', 'bật mạnh'… được giới chuyên gia trong ngành cho là do tác động của giá vàng thế giới và tình trạng sụt mức tín dụng của Hoa Kỳ mà ra.<br/>
Ông chánh văn phòng Hiệp hội Kinh Doanh Vàng tại Việt Nam vào sáng ngày 9 tháng 8 đưa ra nhận định như sau:
Hiện nay vàng Việt Nam cũng tăng theo vàng thế giới. Giá vàng thế giới sáng nay tăng lên 1724-1725 USD một ounce. Vàng Việt Nam cũng tăng giảm theo giá vàng thế giới.
Nay theo nợ công của Mỹ, châu Âu và tây Á như Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Italia … tăng. Rồi nhiều nước như Trung Quốc mua vàng vào dự trữ dù giá cao. Người bán ít mà mua thì nhiều.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển Độc lập IDS, thì cho rằng ngòai những yếu tố vừa nêu còn có tâm lý đám đông dẫn đến thực tế giá vàng biến động tại Việt Nam trong hai ngày qua:
Chuyện ở bên Mỹ có ảnh hưởng đến thị trường vàng ở Việt Nam. Việc đánh giảm tín nhiệm tín dụng đối với chính phủ Mỹ làm cho vàng mà đã tăng cao rồi lại tăng lên mức rất đột ngột. Điều đó ảnh hưởng đến tâm lý tại Việt Nam rất khủng khiếp. Một số đánh giá, phân tích cho rằng giá vàng còn tăng nữa làm cho những người đầu tư, đầu cơ vàng ở Việt Nam càng đổ xô đi mua. Trong khi người ta đổ xô đi mua mà lượng sẵn có để bán của các ơ sở kinh doanh vàng lại có hạn mà số người đi mua càng nhìêu nên giá càng bị đẩy lên cao nữa. Thậm chí có một vài cửa hiệu phải đóng cửa không thể tiến hành kinh doanh được.
Đó là một hiện tượng khá quen thuộc đối với vàng hay cổ phiếu… mà theo tâm lý đám đông khi tăng giá họ cho rằng chắc còn tăng nữa.
Trong khi người ta đổ xô đi mua mà lượng sẵn có để bán của các ơ sở kinh doanh vàng lại có hạn mà số người đi mua càng nhìêu nên giá càng bị đẩy lên cao nữa. Thậm chí có một vài cửa hiệu phải đóng cửa
Tiến sĩ Nguyễn Quang A
Tất nhiên cốt lõi đằng sau còn có những yếu tố của nền kinh tế Việt Nam như về lạm phát, về niềm tin vào đồng nội tệ, nhà đất đóng băng… Tất cả góp phần cho việc ‘hỏang lọan’ đi mua vàng, dù cả trời mưa.
Nhập khẩu vàng để chữa cháy?
Sau khi xảy ra tình trạng giá vàng tăng mạnh như vừa nêu, có tin nói Ngân hàng Nhà Nước Việt nam qua cuộc họp khẩn nhằm giảm nhiệt sức nóng của giá vàng ‘sẵn sàng cho nhập khẩu vàng để giúp bình ổn lại thị trường, chống lại họat động đầu cơ, làm giá’.
Đối với biện pháp này, tiến sĩ Nguyễn Quang A có ý kiến:
Tôi có thể dự đóan phản ứng đó của Ngân hàng Nhà Nước. Như tôi nói số lượng bán ra ít, mà người mua nhiều. Thậm chí chỉ cần tuyên bố cho nhập, mà chưa nhập thật, có thể làm giúp ‘cắt’ vòng xóay cơn lốc như thế này.
Tuy nnhiên, ông chánh văn phòng Hiệp hội Kinh doanh Vàng thì cho biết thực tế của họat động nhập khẩu vàng:
Đã cho nhập đâu. Lâu nay muốn nhập phải theo giấy phép của Ngân hàng Nhà Nước. Do vậy vàng trong nước trở nên khan hiếm.
Nhiều tính tóan cho rằng giá vàng trong nước hiện đang cao hơn giá vàng thế giới đến cả hai triệu đồng, thế nhưng ông chánh văn phòng Hiệp hội Kinh doanh Vàng tại Việt Nam thì nói như thế là không chính xác vì cách tính chưa đúng, ông giải thích:
Tôi có thể dự đóan phản ứng đó của Ngân hàng Nhà Nước. Như tôi nói số lượng bán ra ít, mà người mua nhiều. Thậm chí chỉ cần tuyên bố cho nhập, mà chưa nhập thật, có thể làm giúp ‘cắt’ vòng xóay cơn lốc như thế này.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A
Một lượng vàng bằng 1,225 ounce; nếu tính ra làm sao cao hơn được. Vì chưa tính theo công thức qui đổi
nên thấy cao như thế; chứ nếu tính theo công thức thì không thể cao hơn được.
Theo đánh giá của tiến sĩ Nguyễn Quang A thì tình hình giá vàng biến động tăng mạnh như vào hai ngày qua tất nhiên có tác động gián tiếp đến cuộc sống của người dân nghèo dù rằng số người có tiền để đi mua vàng tích trữ không phải là số nhiều trong dân chúng.
Tôi nghĩ chắc chắn những người ít tiền nhất chắc chắn bị ảnh hưởng lớn nhất do lạm phát. Nhưng tôi không tin những nguời đi đầu tư vàng, mua vàng là những nguời nhiều nhất ở nuớc này.
Theo tiến sĩ Nguyễn Quang A tình trạng ‘vàng hóa’ nền kinh tế Việt Nam xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, và nhất là lòng tin của người dân vào đồng tiền Việt Nam bị giảm sút nhiều kể từ khi lạm phát vẫn không được kiềm chế hữu hiệu.
Đây là chuyện phức tạp và dài vì đó là chuyện sâu của nền kinh tế. Sở dĩ lạm phát dài dài, nhiều năm nay của Việt Nam như tháng bảy vừa qua là hơn 20% so với hơn một năm trước. Những năm 2008 cũng ở mức như thế. Niềm tin vào tiền đồng bị xói mòn ghê gớm.
Nhiệm vụ của một Nhà Nứơc, Chính phủ, trực tiếp là của Ngân hàng Nhà Nước là phải giữ vững giá trị đồng tiền, tức giữ lạm phát ở mức thấp. Nhưng nhiệm vụ gọi là số một đó không làm được nên niềm tin của nguời dân vào đồng tiên bị lung lay .
<i>Một khi lung lay như thế thì họ phải tìm các kênh khác để đầu tư như nhà đất, bỏ tiền mua vàng cất trữ. Đó là những phản ứng hợp lý của những người dân rất vất vả mới làm ra đồng tiền. Để giải quyết những chuyện đó phải giải quyết tận gốc các vấn đề chính sách kinh tế của Nhà Nước.</i> <br/>
Một khi lung lay như thế thì họ phải tìm các kênh khác để đầu tư như nhà đất, bỏ tiền mua vàng cất trữ. Đó là những phản ứng hợp lý của những người dân rất vất vả mới làm ra đồng tiền. Để giải quyết những chuyện đó phải giải quyết tận gốc các vấn đề chính sách kinh tế của Nhà Nước.
Do lạm phát, tiền mất giá nên người ta phải đi tìm những bảo đảm khác cho khỏan tích lũy được của họ. Mà ở Việt Nam lâu nay, vàng vẫn được đa số tin dùng hơn là những vật bảo chứng khác như địa ốc, chứng khóan… Một lý do nữa là không phải ai cũng có khả năng để sở hữu địa ốc hay chứng khóan. Vàng thì có thể tích góp từng chỉ, từng lượng… Ngòai ra những lọai chứng từ có giá ở Việt Nam cũng không thể bảo đảm giá trị lâu dài trước vô vàn biến động trong nền kinh tế.
Trên mạng Dân Trí có đăng nhiều bình luận của các độc giả, trong đó người có nick leminh viết : “Tâm lý đa số người Việt là thế, cứ thấy đắt thì lao đầu vào như thiêu thân lao vào lửa.Tôi được biết giá vàng có thể lên 45 nhưng không ngờ lai nhanh đến thế. Một phần vì tình hình thế giới, nhưng đơn giản là do tâm lý người Việt nhà mình. Rồi đến lúc giá vàng hạ, lại thi nhau mang đi bán, chỉ làm lợi cho những kẻ đầu cơ, các tiệm vàng cà bọn buôn lậu vàng ra nước ngòai’.
Theo dòng thời sự:
- Vì sao giá vàng tăng đột biến?
- Hỗn loạn thị trường vàng tại Việt Nam
- Giá vàng Việt Nam lên cơn sốt
- Vàng giảm giá sau quyết định cấm mua bán vàng miếng
- Vàng gởi ngân hàng được miễn thuế thu nhập
- Nhà nước cần can thiệp ổn định thị trường vàng
- Giá vàng trong nước dao động mạnh
- Thắt chặt tiền tệ có thể chống lạm phát?
- Tư nhân không được buôn bán vàng miếng
- Vàng dân trữ không phải tội đồ lạm phát