Việt Nam nhận thức và triển khai chiến lược này thế nào? Đây là đề tài trong chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ này.
Chủ trương
Có thể nói những hậu quả sản xuất gây tác động đến môi trường ngay ở Việt Nam đã nhãn tiễn với tình trạng bao kênh rạch, dòng sông, những khu vực rộng lớn bị ô nhiễm do đủ thứ chất thải công nghiệp gây hại. Thế rồi tình trạng khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang có làm cho tiềm lực đất nước suy kiệt.
Trước tình hình đó kêu gọi bảo vệ môi trường và sản xuất sạch đã được đề cập đến lâu nay.
Tại diễn đàn ASEM về tăng trưởng xanh với chủ đề ‘Cùng hành động tiến tới nền kinh tế xanh’ diễn ra ở Hà Nội vào tháng 10 năm ngóai, phó thủ tướng Vũ Văn Ninh của Việt Nam cho rằng tăng trưởng xanh không chỉ là động lực thúc đẩy phục hồi nền kinh tế tòan cầu mà còn là mô hình và công cụ để thực hiện phát triển bền vững với ba thành tố quan hệ chặt chẽ với nhau là phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh, tăng cường phúc lợi xã hội và bảo vệ môi trường.
Sang cuối tháng 10, phó thủ tướng Hòang Trung Hải đã cùng với các bộ, ngành bàn việc xây dựng khung chiến lược tăng trưởng xanh cho Việt Nam giai đọan 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050.
Một trong những hoạt động được triển khai trong thời gian qua hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh là chương trình sản xuất sạch hơn. Mục tiêu cho đến năm 2015 là có một phần tư các doanh nghiệp sản xuất trong nước tham gia chương trình này với mức tiết kiệm cụ thể giảm từ từ 5-8% năng lượng, nguyên vật liệu, nhiên liệu. Trong giai đọan từ năm 2016 đến 2020 có một nửa các doanh nghiệp tham gia và mức tiết kiệm tương ứng từ 8- 13%.
Nhà Nước có những chủ trương đúng đắn, nhưng khi đưa xuống các địa phương thì thực hiện không đúng. Chủ trương đưa xuống các xã phường, ủy ban nhân dân tỉnh thì không thực hiện gì; nôm na là không ai được hổ trợ gì cả
Ông Phạm Hồng Bảo
Xu hướng này được một số doanh nghiệp nhạy bén thấy và họ tiên phong đi vào lãnh vực như thế. Có những doanh nghiệp tận
dụng những lọai nguyên liệu dồi dào nhưng chưa được tận dụng tại Việt Nam như sơ dừa, gáo dừa, bả mía, mùn cưa, mỡ cá ba sa… để sản xuất ra sản phẩm tiêu dùng.
Hẳn nhiên khi tham gia chương trình sản xuất sạch hơn theo hướng phát triển xanh để có được tăng trưởng bền vững Nhà Nuớc cần phải có những chính sách cụ thể trong việc khuyến khích hổ trợ, cũng như biện pháp xử phạt nhưng đơn vị không tuân thủ các qui định liên quan.
Khỏang cách giữa chủ trương và thực hiện
Đối với các doanh nghiệp đang theo cách sản xuất sạch hơn, thân thiện môi truờng với tiêu chí tăng trưởng xanh thì chủ trương của Nhà Nước đã rõ ràng thế nhưng từ lý thuyết đến thực tiễn vẫn còn một khỏang cách khá lớn.
Ông Phạm Hồng Bảo, người hiện tận dụng các phế thải từ cây dừa để sản xuất ra các mặt hàng mỹ nghệ xuất khẩu, nói về khỏang cách đó như sau:
Nhà Nước có những chủ trương đúng đắn, nhưng khi đưa xuống các địa phương thì thực hiện không đúng. Chủ trương đưa xuống các xã phường, ủy ban nhân dân tỉnh thì không thực hiện gì; nôm na là không ai được hổ trợ gì cả.
Họ khuyến khích các doanh nghiệp làm những sản phẩm bảo vệ môi trường, tận dụng những vật liệu bỏ đi không làm ô nhiễm môi trường, tận dụng lực lượng lao động
Họ nói rất tốt, nhưng khi doanh nghiệp cần vay vốn thì họ đòi thế chấp
Một doanh nghiệp khác từng sử dụng bã mía và mùn cưa để sản xuất ra các tấm gỗ cứng và nay đang tham gia sản xuất lọai phân bón sạch, phân bón vi sinh phục vụ nông nhiệp do ông Phạm Đức Sơn đứng đầu, cũng có những than phiền tương tự như của ông Phạm Hồng Sơn:
Người ta chỉ nói thôi, chứ thực chất cho việc làm thì không có, phải qua nhiều bộ ngành lắm. Như công nghệ của mình là công nghệ sạch, nguyên liệu sẵn có; nhưng đi qua nhiều ban ngành lắm. Khi được đồng tiền về đến mình chẳng còn được bao nhiêu. Làm dự án đưa lên mà chỉ cho 50 triệu thì làm được gì.
Theo tôi nếu việc này mà phát huy được thì mang lại lợi ích cho cộng đồng xã hội rất cao. Những lọai nguyên liệu này sẵn có, mình không phải phá phách gì cả. Ví dụ người ta làm xi măng phải phá đá, còn chúng tôi làm ra những tấm đó không phải cần xi măng.
Ông Trịnh Minh Tú, doanh nghiệp từng sử dụng mỡ cá ba sa để sản cuất nhiên liệu sinh học biodiesel cũng cho biết những khó khăn vấp phải đi theo ngành phát triển mang tính sạch hơn theo kêu gọi của Nhà Nước:
Chủ trương rất tốt nhưng thực hiện không phải đơn giản. Dầu sinh học mà công ty đang sản xuất giá thành cao hơn dầu khóang sản, cho nên nếu không có hổ trợ hoặc không có hổ trợ về giá, hổ trợ về tiêu thụ, không có qui định gì về tỷ lệ pha chế bắt buộc như ở Châu Âu buộc phải pha 5-10%... Như thế nhiên liệu sinh học của Việt Nam mới làm được, chứ như bây giờ cứ để cho doanh nghiệp tự làm ‘trôi nổi’, rồi cạnh tranh với giá nhiên liệu khóang sản biến động liên tục thì rất khó.
Các doanh nghiệp chủ yếu nghĩ về lợi nhuận, ít có ai nghĩ đến chuyện xử lý chất thải hoặc nước thải, hầu như họ đều che lấp chuyện đó. Họ rất kém về chuyện bảo vệ môi truờng, vì nếu thực thi những điều đó, lợi nhuận của họ thiệt hại.
Ông Phạm Hồng Bảo
Bế tắc
Có thể nói những cả ba doanh nghiệp vừa nói lâu nay theo cách sản xuất sạch hơn trong chiều hướng tăng trưởng xanh được đưa ra đều cho rằng tình hình khá bế tắc. Bế tắc vì nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp còn quá chạy theo lợi nhuận mà sẵn sàng phá hủy môi trường. Bế tắc vì cơ quan chức năng không
triệt để thực thi chủ trương, đường lối đề ra. Bế tắc nữa là rất nhiều thành phần trong xã hội còn thơ ơ với vấn đề môi trường.
Ông Phạm Hồng Bảo nói về tình trạng đó như sau:
Tôi bảo đảm trong năm năm nữa thôi là tràn ngập ô nhiễm. Chúng tôi làm trong ngành này tận dung xơ dừa, chuối, bèo…Bây giờ thấy cảnh nguời ta xả xơ dừa ra là thấy ô nhiễm. Chúng tôi làm trong ngành này giúp giảm thiểu ô nhiễm rất nhiều. Thế nhưng những ngành trong Nhà Nuớc như ngành ngân hàng họ nhận thức rất kém về những ngành nghề như của chúng tôi.
Theo cảm giác của tôi thì nhận thức chung của giới trẻ về xanh, sạch của tòan cầu rất kém. Còn các doanh nghiệp chủ yếu nghĩ về lợi nhuận, ít có ai nghĩ đến chuyện xử lý chất thải hoặc nước thải, hầu như họ đều che lấp chuyện đó. Họ rất kém về chuyện bảo vệ môi truờng, vì nếu thực thi những điều đó, lợi nhuận của họ thiệt hại. Hơn 80% các doanh nghiệp có để ý đến chuyện bảo vệ môi trường.
Một bế tắc khác nếu đuợc giải quyếr để có thể giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất sạch có thể phát triển ngành nghề của họ là được hổ trợ vốn như điều mà ông Phạm Hồng Bảo vừa đề cập do xuất phát từ nhận thức đối với tầm quan trọng của lĩnh vực này.
Ông Phạm Đức Sơn nói về tình trạng khó khăn đối với chính bản thân ông:
Nhiều người cũng muốn đầu tư vào nhưng thực chất không làm đến nơi đến chốn được, vì mình tìm ra được công nghệ nhưng để tìm đuợc tìm người tâm huyết như mình để thực hiện thì hầu như không có. Bây giờ tôi chuyển sang ngành phân bón, tốt hơn đạm nhiều, chỉ cần 20% thôi.Nhưng không có điều kiện đưa ra. Nay tôi phải tạo ra vườn, chăm bón theo qui trình của tôi. Tôi làm để người ta chấp nhận.
Ông này nói về nguyên nhân khiến những phát kiến sản xuất sạch của ông vẫn gặp trở ngại không thể mang ra ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam. Lý do vì vấn đề đăng ký bản quyền, tác quyền vẫn không đáng tin cậy như trình bày của ông Phạm Đức Sơn:
Đăng ký nói thật rất khó; nói thẳng ra khi đăng ký vào thì không có là ý tưởng, công nghệ của mình nữa mà trở thành của người khác. Tôi có nghiên cứu luật đăng ký bản quyền của Việt Nam. Muốn đăng ký trước hết phải công bố công thức. Ở nước ngòai tôi đăng ký ngay, nhưng ở Việt Nam tôi không đăng ký. Tôi đang có hai công nghệ vượt trội mà không dám đăng ký vì đăng ký ở Việt Nam là mất. Ớ nuớc ngoài nếu tôi không làm thì chuyển giao cho người khác làm. Tôi sẵn sàng chuyển giao cho một công ty khác làm để phục vụ cộng đồng, xã hội; nhưng ở Việt Nam khó khó lắm, không như ở nước ngòai.Truớc đây tôi ở Nga, nhưng nay không có điều kiện sang lại nữa. Chứ nếu ở nước ngòai thì tôi đăng ký quyền sở hữu trí tuệ ngay.
Ông Trịnh Minh Tú cũng cho biết trở ngại đối với họat động sản xuất lọai nhiên liệu sinh học theo chủ trương sản xuất xanh sạch:
Phát triển phải có tính lâu dài nên nguồn nguyên liệu, như công ty tôi là công nghệ, còn nguồn nguyên liệu là mỡ cá tra nhưng nguồn này bị cạnh tranh bởi những nguồn khác như thức ăn gia súc, thực phẩm… Từ đó bị cạnh tranh về giá gay gắt lắm. Nói chung cần phải có Nhà Nước hổ trợ, chứ không như mấy năm nay công ty cũng chỉ sản xuất cầm chừng thôi.
Việt Nam còn dậm chân tại chỗ, hướng đi chưa rõ ràng. Có nhiều dự án kêu gọi trồng cây Jatropha, trồng cây lấy dầu nhưng thực tế không triển khai được. Trong thời gian này còn do tình hình kinh tế nên những dự án này ngưng lại hết. Có vẻ bế tắc.
Ông Phạm Hồng Bảo còn chỉ ra một tệ trạng trong việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam như sau:
Có luật chứ, nhưng bắt được thì phạt còn không bắt được thì thôi như các xe bồn mang chất thải đi đổ. Nói chung ý thức bảo vệ môi trường rất kém. Có thùng rác trước mặt không bỏ rác, mà vứt ra ngòai đường chơi.
Nhận thức kém rồi quản lý của nhà nước cũng kém. Chuyện ô nhiễm nay mai thôi. Mọi nhà máy xả thải rồi, mọi nguời đều ý thức kém thì sẽ nhanh thôi.
Cơ quan quản lý có chế tài, qui định; nhưng chủ doanh nghiệp đi đêm với giám sát môi trường thì làm sao xử lý. Ông làm hư hai môi truờng quan hệ tốt với ông kiểm tra môi trường nên làm sao được.
Sản xuất sạch theo hướng tăng trưởng xanh tận dụng các lọai nguyên vật liệu sẵn có, không tàn phá tự nhiên, không gây hại môi trường sẽ giúp có được mức tăng trưởng bền vững. Đó là hướng đi ai cũng thấy đều cần thiết và buộc phải theo; thế nhưng trong thực tế như các doanh nghiệp trong ngành vừa trình bày, thì nếu không có chuyển biến ngay từ bây giờ thì không biết đến lúc nào mới thực hiện được.
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại qúi thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.
Theo dòng thời sự:
- Triển khai chương trình quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường
- Tình trạng ô nhiễm ở Vịnh Hạ Long
- Đà Nẵng - 'Thành phố Môi trường'
- Cảnh báo về biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đại
- Thực trạng rừng ngập mặn tại Việt Nam
- Việt Nam mất 31 ngàn héc ta đất rừng mỗi năm
- Phát hiện mức độ thạch tín không an toàn trong nước uống
- Bao giờ người Việt Nam mới có đủ nước sạch?
- Vấn Đề Nước Sạch ở Việt Nam
- Cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước
- Nguồn nước ở Việt Nam đang kêu cứu