Phiên tòa xử hai thanh niên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha vào ngày 16 tháng 5 vừa qua tiếp tục thu hút chú ý của nhiều người quan tâm.
Nhiều ý kiến cho rằng bản án mà Tòa án Nhân dân tỉnh Long An đã tuyên như thế là bất công và những người đó đã có hành động.Vậy những hoạt động đó là gì?
Kiến nghị trả tự do
Một ngày sau khi phiên xử hai thanh niên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, nhóm có tên Chúng ta- Công dân Tự do khởi xướng cuộc vận động ký tên vào Tuyên Bố- Sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha không có tội.
Tính đến cuối ngày 20 tháng 5, danh sách các chữ ký vào tuyên bố vừa nói lên đến hơn 1 ngàn chữ ký. Những người ký tên gồm nhiều thành phần, độ tuổi, ở cả trong và ngoài nước.
Vào tối ngày 20 tháng 5, một trong những người ký tên đầu tiên và Tuyên bố là blogger Nguyễn Hoàng Vi cho biết việc tham gia ký tên vào tuyên bố hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha vô tội:
Việc phản đối hành động bành trướng, xâm phạm chủ quyền của đất nước không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền của người công dân được qui định trong Hiến pháp VN. Lập luận thứ ba là quyền bày tỏ ý kiến về một đảng phái chính trị là quyền tự do ngôn luận mà Hiến pháp VN và Tuyên ngôn NQ Quốc Tế đều qui định
“Theo tôi thì những việc làm của Uyên và Kha được nêu ra trong Bản cáo Trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Long An cho thấy không thể chứng minh Uyên và Kha có tội. Điểm thứ hai nữa như Phương Uyên đã phát biểu trong phiên tòa rằng ‘nếu tòa kết án Phương Uyên sẽ làm cho lớp trẻ như Uyên sẽ sợ hãi và không còn dám dấn thân bảo vệ cho tổ quốc nữa. Chính vì lẽ đó mà chúng tôi ký tên vào Tuyên bố sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha vô tội.”
Lập luận bênh vực
‘Tuyên Bố- Sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha không có tội’ nêu ra ba lập luận. Thứ nhất bản án được tuyên dựa vào tội danh tuyên truyền chống Nhà nước Cộng Hòa XHVN Việt Nam, nhưng mọi đối tượng và hành vi nhắm đến không phải là nước CHXHCN Việt Nam như cáo trạng đưa ra. Thứ hai việc phản đối hành động bành trướng, xâm phạm chủ quyền của đất nước không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền của người công dân được qui định trong Hiến pháp Việt Nam. Lập luận thứ ba là quyền bày tỏ ý kiến về một đảng phái chính trị là quyền tự do ngôn luận mà hiến pháp Việt Nam và Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế đều qui định.
Căn cứ trên ba lập luận vừa nêu, Tuyên bố kêu gọi mọi người cùng tham gia ký tên vì Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha là người yêu nước vô tội; vận động các chính phủ, tổ chức quốc tế, Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc nhằm đấu tranh cho tự do của hai người yêu nước đó. Điểm cuối là tuyên bố kêu gọi công khai vinh danh và thể hiện tinh thần yêu nước, chống tham nhũng, và chống Trung Quốc bá quyền…
Cũng như ý kiến của một số người khác ông Nguyễn Khắc Mai cho rằng lẽ ra thay vì xử án mà phải tuyên dương họ. Theo ông này thì một nhà nước mà đem hành vi yêu nước của công dân ra xử tội và thêm nữa là đánh tráo tội đanh, như thế không phải có chính nghĩa
Nên gương yêu nước Ngoài bản Tuyên Bố- Sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha không có tội đang kêu gọi ký tên để bày tỏ chính kiến về vụ việc vừa nói, trong những ngày qua nhiều người quan tâm cũng viết ra những suy nghĩ cho rằng Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha là những thanh niên yêu nước, và hành động của cả hai là một tấm gương vì đất nước cho nhiều người noi theo.
Ông Nguyễn Khắc Mai, một trí thức cao niên đang nghiên cứu Minh Triết Việt và trước đây từng là Trưởng ban Dân Vận của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 20 tháng 5 có thư được công khai trên các trang mạng tại Việt Nam gửi cho bốn vị quan chức trong Quốc hội Việt Nam là Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng, bà Tòng Thị Phóng, bà Nguyễn thị Kim Ngân, và ông Uông Chu Lưu.
Bức thư đưa ra nhân ngày khai mạc Quốc Hội và điểm đầu tiên được ông Nguyễn Khắc mai đưa ra là kêu gọi quan tâm đến phiên xử hai thanh niên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha mà ông Nguyễn Khắc Mai gọi là ‘sinh viên ưu tú, dũng cảm, tuổi trẻ nhưng có ý chí lớn, cao đẹp’. Cũng như ý kiến của một số người khác ông Nguyễn Khắc Mai cho rằng lẽ ra thay vì xử án mà phải tuyên dương họ. Theo ông này thì một nhà nước mà đem hành vi yêu nước của công dân ra xử tội và thêm nữa là đánh tráo tội đanh, như thế không phải có chính nghĩa.
Nếu số đấu tranh càng tăng thì họa may những bản án mới càng giảm đi, nhẹ đi. Hai bạn đó còn trong số nhỏ so với số lớn nên bản án dành cho hai bạn quá nặng. Qua đó tôi suy nghĩ cần có nhiều người tham gia hơn để những bản án như thế không còn có trong tương lai
Cô Nguyễn Hoàng Vi
Giáo sư Tương Lai, nguyên viện trưởng Viện Khoa học- Xã Hội Việt Nam, sau phiên xử án cũng có bài phân tích với tựa bài là câu hỏi ‘Phạm tội gì đây? Ta thử hỏi: Tội “Trung với nước với dân” à? Ông đưa ra so sánh hai trường hợp: một là của Nguyễn Ái Quốc từ Hồ Chí Minh 88 năm về trước và hai sinh viên ngày nay. Theo giáo sư Tương Lai những phát biểu được dõng dạc đưa ra trước vành móng ngựa tài tòa án Long An hồi ngày 16 tháng 5 vừa qua cho thấy ý chí, trí tuệ và khí phách của thế hệ trẻ trước cường quyền và tội ác.
Cô Nguyễn Hoàng Vi cho biết tâm tư sau khi nghe được những lời cuối cùng của sinh viên Nguyễn Phương Uyên nói với tòa:
“Khi nghe được những lời của Phương Uyên bộc lộ hết tâm tình, và khi nghe bản án cho Uyên và Kha nặng đến như vậy, tôi thấy lớp trẻ của chúng tôi cần phải dấn thân hơn nữa cho con đường đấu tranh cho nhân quyền và cho bảo bệ tổ quốc. Nếu số đấu tranh càng tăng thì họa may những bản án mới càng giảm đi, nhẹ đi. Hai bạn đó còn trong số nhỏ so với số lớn nên bản án dành cho hai bạn quá nặng. Qua đó tôi suy nghĩ cần có nhiều người tham gia hơn để những bản án như thế không còn có trong tương lai.”
Ông Hồ Ngọc Nhuận, phó chủ tịch Ủy ban Mặt Trận Thành phố Hồ Chí Minh, cũng lên tiếng đặt vấn đề chính bản thân Nguyễn Phương Uyên từng là một đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh mà trước một loạt đối xử mà ông này cho rằng không đàng hoàng, tổ chức này vẫn không lên tiếng. Thế rồi Chủ tịch nước vẫn không trả lời gì cho Kiến nghị hồi ngày 30 tháng 10 năm ngoái với 150 người cùng ký tên gửi đến cho chủ tịch nước yêu cầu can thiệp trả tự do cho Nguyễn Phương Uyên. Trong 150 chữ ký đó có những trí thức của Việt Nam như giáo sư Ngô Bảo Châu.
Dù không nhận được ý kiến hay tiếng nói như thế; nhưng ông Hồ Ngọc Nhuận cho rằng đã được tưởng thưởng bởi những câu nói khẳng khái của hai thanh niên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha trước tòa. Họ khẳng định họ hành động vì lòng yêu nước, chống tham nhũng để đất nước tiến lên, và chống Trung Quốc xâm lấn Việt Nam để giữ gìn bờ cõi của đất nước.