Dự báo trở thành trái chiều
Điều gì khiến các dự báo trở thành trái chiều, nhất là với việc Hiệp hội Lương thực (VFA) hủy kế hoạch mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo hai tuần trước khi khởi sự. Nam Nguyên trình bày thông tin này.
Nông dân đồng bằng sông Cửu Long vào ngày đầu tháng 8 nói với chúng tôi là lúa đang rất dễ bán, thu hoạch đến đâu là có thể bán ngay lúa ướt tại ruộng với giá cao;
“Giá lúa ướt 50404 thương lái mua 5.100-5.200đ/kg nếu lúa khô thì từ 6.100đ-6.300đ/kg. Lúa hạt dài lúa khô khoảng 6.500đ/kg. Nhà nước mua tạm trữ hay không tạm trữ thì năm nay có hơi khác. Thí dụ lúa đông xuân đầu ra bất ổn thì chính phủ cho mua tạm trữ, giá lúa sẽ sụt. Còn hè thu này không biết lý do gì ngưng tạm trữ, giá lúa vẫn không xuống, giá này là sản xuất được dù phân bón vật tư có tăng.”
<i>Nhà nước mua tạm trữ hay không tạm trữ thì năm nay có hơi khác. Thí dụ lúa đông xuân đầu ra bất ổn thì chính phủ cho mua tạm trữ, giá lúa sẽ sụt. Còn hè thu này không biết lý do gì ngưng tạm trữ, giá lúa vẫn không xuống, giá này là sản xuất được dù phân bón vật tư có tăng.</i> <br/>
Thu hoạch lúa hè thu rơi vào mùa mưa, cả lượng lẫn phẩm đều kém hơn đông xuân. Thông thường giá thấp, khó bán và chính phủ phải can thiệp bằng nguồn vốn ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp mua tạm trữ một phần sản lượng. Năm nay Hiệp hội Lương thực Việt Nam loan báo rất sớm là sẽ mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo hè thu với giá lúa tối thiểu 5.000đ/kg
để tránh tình trạng ứ đọng, sau đó nếu cần sẽ mua tạm trữ đợt 2.
Tuy nhiên, VFA bất ngờ ngừng chủ trương này trước thời điểm thực hiện với lý do giá thị trường đang cao, không cần mua tạm trữ. Nhiều Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long và các chuyên gia lúa gạo đã bày tỏ sự quan ngại về quyết định của VFA. Được biết 2 Tổng Công ty Lương thực Nhà nước cùng 60 doanh nghiệp thành viên khác của VFA đã chi phối đến 70% thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam, nên việc VFA loan báo không mua tạm trữ đã gây ra nhiều phản ứng.
2 Tổng Công ty Lương thực Nhà nước cùng 60 doanh nghiệp thành viên khác của VFA đã chi phối đến 70% thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam, nên việc VFA loan báo không mua tạm trữ đã gây ra nhiều phản ứng.<br/>
Nhiều dự đoán cho rằng giá lúa sẽ xuống và có thể ứ đọng vì thực chất nông dân bán lúa cho doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp không mua thì bán cho ai. Từng có thông tin là nhiều doanh nghiệp ký hợp đồng giá thấp nay mua gạo giá cao sẽ bị lỗ, nếu doanh nghiệp không mua vào thì giá lúa sẽ phải xuống.
Tính chất chính trị trong mặt hàng lúa gạo
Tối 1/8, trả lời chúng tôi TS Lê Văn Bảnh nói là, vụ hè thu mọi năm nếu Hiệp hội Lương thực không thu mua thì nông dân rất khó bán vì lúa hè thu gặt trong mùa mưa để lâu sẽ ảnh hưởng chất lượng. Nhưng năm nay hoàn toàn khác, VFA nói không mua tạm trữ nhưng vẫn có nhiều thành phần doanh nghiệp khác thu mua. TS Bảnh thêm rằng khó phân biệt thương lái mua lúa cung cấp xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc hay là bán cho doanh nghiệp xuất khẩu chính ngạch.
“Giá lúa gạo đang ở mức cao, tới giờ này đã thu hoạch xong 700.000 ha trên tổng số 1.600.000 ha, từ đây tới cuối
tháng 8 là thu hoạch hết, do vậy các doanh nghiệp của Hiệp hội Lương thực nếu không mua thì không hiểu là sau này họ lấy đâu ra lúa gạo để xuất khẩu bởi vì hiện nay bà con nông dân cũng vẫn bán và vẫn có người mua, thành ra giá lúa đứng ở mức cao.”
các doanh nghiệp của Hiệp hội Lương thực nếu không mua thì không hiểu là sau này họ lấy đâu ra lúa gạo để xuất khẩu bởi vì hiện nay bà con nông dân cũng vẫn bán và vẫn có người mua, thành ra giá lúa đứng ở mức cao.
TS Lê Văn Bảnh
Ngày 30/7 trang báo điện tử của Bộ Công thương đưa tin giá lúa gạo tăng mạnh và còn triển vọng tăng cao hơn nữa, giá lúa tăng trung bình từ 300đ-400đ/kg trong vòng một tuần, lúa khô loại hạt tròn và hạt dài đều tăng và chênh lệch thu hẹp chỉ cách nhau 50đ-100đ/kg đạt mức 6.500đ-6. 600đ/kg. Đầu vụ ngành nông nghiệp khuyến cáo bà con nông dân hạn chế làm lúa thường hạt tròn 50404 vì sẽ khó bán dù năng suất cao.
Theo TS Lê Văn Bảnh người nông dân làm lúa khó giàu vì diện tích nông hộ nhỏ, nông dân không thể trông đợi giá lúa lên thật cao vì những lý do như sau:
Sản xuất lúa gạo vừa là an ninh lương thực trong nước cũng như thế giới. Mặt hàng lúa gạo có tính chính trị hơn là kinh tế, với nông dân khi giá lúa tăng hơn 6.000đ/kg thì người thấy có hiệu quả nhưng nếu giá tăng hơn nữa vì lý do nào đấy thí dụ như bão lụt, thì Nhà nước sẵn sàng ngưng xuất khẩu hoặc tung ra gạo dự trữ quốc gia để ổn định
TS Lê Văn Bảnh
“Sản xuất lúa gạo vừa là an ninh lương thực trong nước cũng như thế giới. Mặt hàng lúa gạo có tính chính trị hơn là kinh tế, với nông dân khi giá lúa tăng hơn 6.000đ/kg thì người thấy có hiệu quả nhưng nếu giá tăng hơn nữa vì lý do nào đấy thí dụ như bão lụt, thì Nhà nước sẵn sàng ngưng xuất khẩu hoặc tung ra gạo dự trữ quốc gia để ổn định bởi vì vấn đề an sinh xã hội là chủ chốt, nếu người nông dân trông đợi giá lúa lên tới 8.000đ hay 10.000đ/kg thì sẽ không bao giờ có.”
Ngành lúa gạo Việt Nam nhiều năm nay chưa cải thiện được khâu dự báo thị trường, những dự báo sai lạc thường gây bất lợi cho nông dân nhưng lại có thể mang về nhiều lợi nhuận cho một nhóm quyền lợi nào đó. Giá lúa hè thu cao bất thường hiện nay có thể là một bất ngờ lớn, dù Việt Nam loan báo mất thị trường quan trọng là Philippines và Ấn Độ mở kho gạo trắng loại thường để xuất khẩu với giá cạnh tranh. Theo VFA đến hết tháng 7, xuất khẩu gạo đã đạt mức 4,6 triệu tấn trên tổng lượng hợp đồng đã ký là 6,2 triệu tấn. Việt Nam đặt kế hoạch xuất khẩu kỷ lục từ 7 triệu tới 7,4 triệu tấn gạo trong năm 2011.
Theo dòng thời sự:
- Ngân hàng nhà nước VN chỉ đạo cho vay mua tạm trữ lúa
- Giá gạo xuất khẩu Việt Nam ngang bằng Thái Lan
- Tình hình xuất khẩu thuận lợi, giá lúa gạo tăng
- Tăng sản lượng để xuất khẩu 7 triệu tấn gạo
- Giá sàn gạo xuất khẩu liên tiếp tăng cao
- Giá lúa gạo nhảy vọt, tiền vào túi ai?
- Giá gạo xuất khẩu tăng hai lần trong tháng 8
- Kiểm tra, theo dõi sát tình hình thị trường gạo ĐBSCL
- Quên đi chuyện bảo đảm giá lúa lãi 30%