Tập hợp nông dân: Bài toán cho nông nghiệp VN?

Hiệu suất lao động ở nông thôn được mô tả là quá thấp, nông dân vẫn nghèo trong khi chỉ riêng về mặt hàng gạo mỗi năm Việt Nam xuất khẩu trên dưới 5 triệu tấn gạo, xếp thứ nhì thế giới.

0:00 / 0:00
Vietnam-Farmer-RiceField-200.jpg
Làm ăn manh múm, nhỏ lẻ cũng là một hạn chế của nền nông nghiệp Việt Nam trong thời đại cạnh tranh toàn cầu. AFP PHOTO (AFP PHOTO)

Một trong những nhược điểm hiện nay là nông dân làm ăn nhỏ lẻ sản xuất không tập trung.

Để giải quyết mắt xích này, các chuyên gia đã nhiều năm kêu gọi tập họp nông dân lại thành tổ chức, tuy nhiên cho đến nay tình hình vẫn không có nhiều chuyển động.

Nhỏ lẻ, phân tán

Ruộng đất nông thôn Việt Nam quá nhỏ lẻ phân tán là một quá trình dài. Chúng tôi xin tóm lược và chú trọng tới vùng đồng bằng sông Cửu Long vì nơi đây là vựa lúa xuất khẩu chủ yếu của cả nước.

Sự kiện nông thôn Việt Nam bị vắt kiệt đất đai lẫn sức lao động nhưng lại không đem lại lợi nhuận thích đáng cho nông dân có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Nhưng diện tích canh tác quá nhỏ bé của mỗi hộ nông dân là một trong những chuyện phải giải quyết cấp bách.

Nông dân Việt Nam với qui mô sản xuất nhỏ lẻ như hiện nay không có tài gì có thể tập hợp lại có thể đưa ra khối lượng sản phẩm hàng hóa với chất lượng cao và ổn định.

TS Đặng Kim Sơn

Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn mô tả tình trạng này:

"Nông dân Vi ệt Nam v ới qui mô 0,6 ha mà l ại chia thành 5 t ới 15 m ảnh ru ộng nh ỏ và l ại chia nh ỏ thành h ơn 10 tri ệu h ộ riêng l ẻ nh ư hi ện nay, thì không có tài gì có th ể t ập h ợp l ại có th ể đ ưa ra kh ối l ượng s ản ph ẩm hàng hóa v ới ch ất l ượng cao và ổn đ ịnh, đ ưa t ới tay khách hàng đúng h ạn đ ảm b ảo các tiêu chu ẩn v ệ sinh an tòan.

Cũng nh ư không có tài gì mà các ngân hàng, các t ổ ch ức khuy ến nông có th ể bù đ ắp n ổi chi phí, đ ưa d ịch v ụ ph ục v ụ t ới t ận nh ững làng b ản xa xôi cho t ừng nông dân nh ỏ l ẻ nh ư th ế c ả. Đây không th ể là k ết c ấu c ủa m ột n ền s ản xu ất hàng hóa l ớn đ ược."

Nông thôn Việt Nam nhiều lần chuyển đổi qua các chế độ chính trị từ phong kiến, thuộc địa tới quốc gia và xã hội chủ nghĩa. Trong tất cả các giai đoạn, thực tế thể hiện nông dân lúc nào cũng khổ cũng nghèo.

Ở miền Nam dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa từ năm 1955 tới 1963 đã qua hai đợt cải cách ruộng đất, nhưng nói chung chế độ tá điền, địa tô vẫn được duy trì, số tá điền được mua ruộng trả góp chỉ khoảng hơn 120 ngàn ngừơi, trong khi vào thời gian đó riêng vùng châu thổ sông Cửu Long có tới 1 triệu hộ tá điền.

Qua Đệ Nhị Cộng Hòa từ cuối 1963 tới 1975, Luật Ngừơi Cày Có Ruộng được ban hành năm 1970, từng được phương tây mô tả là cuộc cải cách ruộng đất tiến bộ nhất.

Chế độ tá canh thực sự chấm dứt, theo đó tất cả ruộng đất không canh tác bị truất hữu và được bồi thường theo thời giá. Chủ điền nếu trực tiếp canh tác được giữ tối đa 15 hecta, ngoại trừ ruộng đất hương hỏa hoặc sở hữu của các tôn giáo thì không bị chi phối.

Theo nhiều nguồn tài liệu đáng tin cậy, dù chiến tranh lúc đó khốc liệt, nhưng trong vòng ba năm sau khi ban hành Luật Người Cày Có Ruộng, nông dân ở miền nam đặc biệt vùng đồng bằng sông Cửu Long, mỗi hộ nông dân không đất canh tác được cấp 3 ha ruộng đất, còn ở cao nguyên và miền Trung diện tích cấp phát là 1 ha.

Còn ở miền Bắc XHCN cải cách ruộng đất được nhiều tài liệu mô tả là tàn bạo kinh hoàng, địa chủ bị đấu tố và ruộng đất bị tịch thu.

Tuy nhiên theo các tài liệu chính thức của Đảng Cộng Sản Việt Nam thì từ 1953 tới 1957, khỏang 800 ngàn hécta ruộng đất ở đồng bằng và trung du miền Bắc đã được chia cho 2 triệu hộ nông dân, như vậy mỗi hộ nông dân được khoảng từ 0,3 tới 0,4 hécta đất,

Những số liệu mà chúng tôi trích dẫn về diện tích canh tác của nông dân ở miền Bắc và miền Nam chứng tỏ rằng, nói chung nông dân Việt Nam có quá ít đất để canh tác.

Hiện nay một số địa phương cũng phối hợp để làm cánh đồng chuyên canh, sẽ phối hợp nhiều nông hộ lại với nhau dứơi hình thức hợp tác tự nguyện.

TS Lê Văn Bảnh<br/>

Cơ chế nào?

Ngày nay, 20 năm sau đổi mới Việt Nam đang chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Các nhà kinh tế, các chuyên gia đều đề cập tới việc tập họp nông dân lại thành tổ chức.

Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long nhận định rằng, việc tăng diện tích canh tác cho nông dân hoặc tổ chức nông dân sản xuất tập thể đã được chính phủ nghĩ tới, có thể hạn điền 3 ha sẽ được mở rộng hơn, xem xét việc sở hữu ruộng đất, nông dân có khả năng có thể tích góp thêm ruộng đất qua nhượng bán để tạo thành những trang trại lớn.

Tuy nhiên Tiến sĩ Lê Văn Bảnh đề cao nỗ lực tập hợp nông dân cùng sản xuất. Ông nói:

"Hi ện nay m ột s ố đ ịa ph ương cũng ph ối h ợp đ ể làm cánh đ ồng chuyên canh, s ẽ ph ối h ợp nhi ều nông h ộ l ại v ới nhau d ứơi hình th ức h ợp tác t ự nguy ện. H ọ t ự nguy ện cùng nhau gieo s ạ đ ồng lo ạt, thu ho ạch đ ồng lo ạt có s ản ph ẩm r ồi d ự tr ữ, cu ối cùng ch ờ thu mua m ới bán.

Cánh đ ồng chuyên canh này không ch ỉ riêng cho lúa g ạo mà cây trái cũng v ậy. Đ ồng b ằng sông C ửu Long đang tri ển khai cái này m ặc dù h ơi ch ậm."

Qua thông tin báo chí, đã thấy những hợp tác xã kiểu mới được tổ chức nhưng còn lẻ tẻ, thí dụ như vùng lúa Nhật rộng 1.750 hécta ở Long Xuyên An Giang, nông dân trồng lúa Nhật theo hợp đồng với công ty Angimex Kitoku, họ được bao tiêu sản phẩm và trợ giúp kỹ thuật.

Không có lòng tin. Ở đây thì chỉ có thương buôn mua, làm mặt hàng gì cũng qua tay thương buôn. Bây giờ em ở trong này thì làm cái gì, nuôi con gì vật gì cũng coi thương buôn chấp nhận mua thì em mới làm.

Nông dân ĐBSCL<br/>

Tuy vậy trên diện tích trồng lúa 1 triệu 600 ngàn ha ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, cho đến nay có được bao nhiêu khu vực sản xuất tập thể như ở An Giang. Người nông dân đồng bằng sông Cửu Long mà chúng tôi hỏi chuyện đã tỏ ra dịứng với sản xuất tập thể:

"Không có lòng tin, b ởi vì d ưới em không nh ư trên An Giang mà bao tiêu s ản ph ẩm công ty chính th ức mua t ại đám t ại ru ộng. Ở đây thì ch ỉ có th ương buôn mua, qua tay th ương buôn h ết, làm m ặt hàng gì cũng qua tay th ương buôn.

Bây gi ờ em ở trong này thì làm cái gì thí d ụ h ạt gi ống ho ặc nuôi con gì v ật gì cũng coi th ương buôn ch ấp nh ận mua thì em m ới làm."

Câu chuyện sửa đổi luật đất đai, cho phép tích tụ ruộng đất, hay tập họp, tái tổ chức nông dân lại, lúc này thực sự là một nhu cầu cấp bách.

Bởi vì Việt Nam đã là thành viên Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO, nông sản Việt Nam phải đủ điều kiện cạnh tranh, trong đó vấn đề sản xuất sạch, an tòan thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế là những thứ người nông dân làm ăn nhỏ lẻ không thể nào vượt qua được.