Bí thư thành ủy Đà Nẵng gặp dân khu giải tỏa Hòa Liên

Một tuần lễ sau khi xảy ra vụ dân chúng tại một số thôn Quan Nam thuộc, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang kéo nhau đến đập phá văn phòng của đơn vị triển khai dự án tại địa phương họ, đích thân bí thư thành phố Đà Nẵng là ông Nguyễn Bá Thanh đã xuống gặp dân.

Động thái này cho thấy mức độ nghiêm trọng của tình hình người dân bất mãn do công tác giải tỏa, thu hồi đất thực hiện dự án đó.
Gia Minh trình bày thông tin liên quan.
Một số tờ báo trong nước như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Lao Động, Công an Nhân dân… đều đưa tin ngày 6 tháng 9 vừa qua ông bí thư thành ủy Đà Nẵng, Nguyễn Bá Thanh, đích thân xuống gặp dân chúng tại xã Hòa Liên nơi được cho là 'điểm nóng' mới nhất trong việc thu hồi đất để làm dự án phát triển của cơ quan chức năng.

Có thực sự nghĩ đến dân?

Đây cũng là lần thứ hai chính quyền thành phố Đà Nẵng phải gặp dân chúng địa phương sau khi xảy ra vụ việc một người dân tại thôn Quan Nam 5 là ông Nguyễn Tuấn bị một nhóm người đi xe biển số của công ty Trung Nam, đơn vị đang triển khai dự án Golden Hills tại địa phương, xông vào nhà chém vào buổi tối 29 tháng 8. Ông Nguyễn Tuấn này là một trong số những người dân từng tham gia việc chặn xe ben chở đất gây ô nhiễm mà dân chúng địa phương nói không thể nào chịu được nữa.

Vụ việc đó khiển cho nỗi bức xúc của người dân tại các thôn Quan Nam, xã Hòa Liên, huyện Hoa Vang lên đến cực điểm và vào ngày 30 tháng 8 vừa qua họ phải kéo nhau về bao vây và đập phá khu điều hành dự án khu đô thị Quan Nam-Thủy Tú hay còn gọi là Golden Hills của Công ty Cổ Phần và Xây dựng lắp máy Trung Nam, thuộc Tập Đòan Trung Nam.

Không đòi chi nhiều, chỉ đòi trượt giá vì nay đã trượt đến ba lần rồi mà thực hiện theo quyết định thì chưa phù hợp với dân. Vấn đề thứ hai vào mùa hè xe chạy đổ đất gần nhà dân gây bụi bặm nhiều; dân cũng đề nghị giải quyết bụi đất và tiếng ồn. Thứ ba, mùa lụt cận kề mà đất đổ cao hơn nhà nên sợ úng ngập.

Một người dân địa phương

Một người dân trong số chừng 2000 người địa phương tham gia cuộc gặp với người đứng đầu thành phố Đà Nẵng là ông Nguyễn bá Thanh cho biết kết quả của cuộc gặp:

Không đòi chi nhiều, chỉ đòi trượt giá vì nay đã trượt đến ba lần rồi mà thực hiện theo quyết định thì chưa phù hợp với dân. Vấn đề thứ hai vào mùa hè xe chạy đổ đất gần nhà dân gây bụi bặm nhiều; dân cũng đề nghị giải quyết bụi đất và tiếng ồn. Thứ ba, mùa lụt cận kề mà đất đổ cao hơn nhà nên sợ úng ngập.

5

Gần 2000 người địa phương tham gia cuộc gặp với người đứng đầu thành phố Đà Nẵng
Gần 2000 người địa phương tham gia cuộc gặp với người đứng đầu thành phố Đà Nẵng là Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh. Source cand.com

Source cand.com

Những vấn đề đưa ra với ông Nguyễn bá Thanh, dân cũng đồng tình với chính sách của Nhà Nước.
Phía ông Nguyễn Bá Thanh cũng gọi những cơ quan chức năng như thủy lợi phải gấp rút giải quyết cho dân.
Riêng vấn đề trượt giá đền bù thì ông Nguyễn Bá Thanh nói rằng đất miền núi không thể như dưới thành phố được, thành phố đã tính tóan rồi. Nay chỉ hổ trợ cho những hộ nhận chừng 100 triệu thì được hổ trợ chừng 5-10 triệu gì đó.
Một điều chưa yên trong dân là giá đền bù không phù hợp với giá thời điểm hiện nay.
Đến giờ thì giải tán thôi.

Theo các báo trong nước thì ông bí thư Nguyễn Bá Thanh đã lên tiếng phê bình các cơ quan liên quan thuộc chính quyền thành phố Đà Nẵng. Ông này cũng yêu cầu các cơ quan liên hệ phải thực hiện chức trách của họ như trong việc giải quyết ô nhiễm môi trường hay đền bù theo qui định…

Lợi vẫn về phần Nhà nước và Nhà thầu

Tuy nhiên một vấn đề mà nhiều người dân quan tâm là sau khi về khu tái định cư, mất đất sản xuất họ phải làm gì để sinh sống? Nhiều người lớn tuổi sau bao năm quen với cuộc sống ruộng vườn nay sống trong một khu đô thị mới không đất sản xuất lại phải tìm đường làm thuê làm mướn. Số thanh niên lớn lên phải đuợc đào tạo nghề gì và nơi nào sẽ thu dụng họ, trong khi hiện nay tình hình sản xuất ở địa phương không phải khả quan lắm.

Người dân tỏ ra lo lắng trước nạn thanh thiếu niên không có công ăn việc làm rơi vào tình trạng ‘nhàn cư vi bất thiện’:

<i>Nhà Nước mở lớp dạy học để các em, các cháu trong khu vực giải tỏa đền bù chứ không sau này thành 'giặc'.</i> <br/>

Nhà Nước mở lớp dạy học để các em, các cháu trong khu vực giải tỏa đền bù chứ không sau này thành ‘giặc’.

Cách đây đã năm năm, tại huyện Hòa Vang có Ban quản lý dự án phát triển khu vực chuyên lo cho cuộc sống người nghèo. Khi được hỏi về vấn đề của dân chúng bị di dời tại các thôn Quan Nam, xã Hòa Liên khi bị mất sinh kế do thu hồi đất đã được xem xét ra sao, thì ông Lê Ngọc Tùng, phụ trách Ban này cho biết:

Các hộ nghèo đã có trong danh sách lập hằng năm. Theo nhu cầu của họ hổ trợ theo nhu cầu đúng mục tiêu dự án: ví dụ tăng năng suất, chăn nuôi, trồng trọt, cải thiện dinh dưỡng cho các cháu.

Việc mất đất sản xuất mới xảy ra trong một hai năm nay thôi. Khi lập kế họach, chủ yếu chỉ theo xây dựng khung dự án năm năm rồi…

Vị phó chủ tịch huyện Hòa Vang, được giới thiệu là phụ trách mảng qui họach di dời dân cư, nhưng từ khước trách nhiệm này khi được chúng tôi nêu vấn đề:

Nhiều nơi cũng đang diễn ra tình trạng doanh nghiệp được chính quyền địa phương cấp phép tiến hành dự án trên đất canh tác của người dân mà không đền bù thỏa đáng, cũng như việc lo cho cuộc sống tương lai của họ.<br/>

Tôi xin lỗi đang bận. Ông gặp ai? Tôi không phải phụ trách các dự án ở Hòa Liên…

Qua cuộc gặp với lãnh đạo cao cấp nhất thành phố Đà Nẵng, nhiều người dân địa phương xã Hòa Liên còn cho biết lâu nay họ phải chịu đựng tình trạng ô nhiễm bụi và tiếng ồn từ hai nhà máy thép DaNa Ý và Thái Bình Dương tại khu công nghiệp Thanh Vinh. Thế rồi chuyện chính công ty Trung Nam đang lấy trộm đất thuộc khu rừng đặc dụng Nam Hải Vân để đem về san lấp thực hiện dự án Golden Hills của họ.

Hẳn nhiên những vụ việc đó không phải tiến hành một cách bí mật mà giữa thanh thiên bạch nhật trong nhiều ngày, đến nay mới được nói đến một cách công khai.

Giới chủ đầu tư 'xin' cấp phép và 'chia' phần cho cơ quan chính quyền; trong khi đó người dân mất đất trở nên thất nghiệp và là kẻ làm thuê, làm mướn trên mảnh đất mà bao đời qua nuôi sống cha ông và bản thân họ. <br/>

Vụ việc tại các thôn Quan Nam, xã Hòa Liên khiến cho bí thư và chính quyền Đà Nẵng phải vào cuộc không phải là một vụ việc mới mẻ gì ở Việt Nam. Nhiều nơi cũng đang diễn ra tình trạng doanh nghiệp được chính quyền địa phương cấp phép tiến hành dự án trên đất canh tác của người dân mà không đền bù thỏa đáng, cũng như việc lo cho cuộc sống tương lai của họ. Thế rồi người dân địa phương phải gánh chịu bao hậu quả ô nhiễm mà các doanh nghiệp gây ra cho họ, trong khi đó mọi lợi nhuận đều thuộc doanh nghiệp và chia phần cho các giới chức phụ trách.

Câu chuyện Quan Nam, Hòa Liên và nhiều vụ việc khác chưa kết thúc khi bí thư đến gặp họ. Thời gian đã và đang cho thấy bản chất của việc thu hồi đất của dân để thực hiện dự án tại khắp mọi nơi ở Việt Nam. Giới chủ đầu tư ‘xin’ cấp phép và ‘chia’ phần cho cơ quan chính quyền; trong khi đó người dân mất đất trở nên thất nghiệp và là kẻ làm thuê, làm mướn trên mảnh đất mà bao đời qua nuôi sống cha ông và bản thân họ. Nhiều người cho rằng họ trở nên kẻ ngụ cư trên mảnh đất của cha ông để lại.